Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu chăm sóc , hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa Năm 2006
Tên bài báo:Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hoá năm 2006
Tác giả:Phạm Đăng Quyền
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:2007Số:3Tập:566+567Trang:105-106
Tóm tắt:
Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa và tìm hiểu nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của 586 người nhiễm HIV/AIDS trong năm 2006. Kết quả: Về chăm sóc hỗ trợ: nơi đối tượng đến tư vấn đông nhất là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh (41,5%), các bệnh viện (39,7%). Khó khăn gặp phải khi đến tư vấn là mặc cảm xấu hổ (51%), nơi tư vấn quá xa (35,6%), phiền hà khi đến tư vấn (11,5%). Nơi đối tượng đến khám khi ốm đau: trạm y tế xã/phường (69,6%), y tế quận/huyện (54,3%), phòng khám tư nhân (6,3%). Sự quan tâm chăm sóc của gia đình: chấp nhận (74,5%), chăm sóc hỗ trợ (20,2%), ruồng bỏ xa lánh 5,3(%). Sự quan tâm chăm sóc của cộng đồng: chấp nhận (59,5%), hỗ trợ giúp đỡ (34,5%) và ruồng bỏ xa lánh (6%). Nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS: được đối xử công bằng (89,1%), điều trị đặc hiệu (67,6%), hỗ trợ việc làm (49,9%), hỗ trợ tiền và vật chất (52,9%), được sinh hoạt nhóm (46,1%).
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất