Nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương
Luận án Nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương.Tăng huyết áp là một trong những vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng, là bệnh lý tim mạch hay gặp nhất ở hầu hết các nước trên thế giới. Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, tăng dần, âm thầm và nguy hiểm. Trên thế giới có khoảng 7,1 triệu người chết hàng năm do tăng huyết áp gây ra, chiếm 13% tổng tỉ lệ tử vong toàn thế giới [1], [4] và 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (có tới 64 triệu người sống trong tình trạng cơ thể bị tàn phế) [7]. Tỉ lệ tăng huyết áp ở các nước Âu – Mỹ khá cao, chiếm từ 15 – 20% dân số [33]. Tại Hoa Kỳ, theo kết quả điều tra về sức khoẻ và dinh dưỡng (1988 – 1991) có 20,4% người trên 18 tuổi bị tăng huyết áp [28], ở giai đoạn 1999 – 2002 tỉ lệ này là 28,6% [80] và đã tăng lên 29,3% vào năm 2004 [4]. Còn ở Canada (1995) có 22% dân số bị tăng huyết áp [28], đã tăng lên 25% vào năm 2007 [4]; Hungary (1996): 26,2%; Ấn Độ (1997): 23,7% và ở Mexico (1998) là 19,4% [28]; Đức (2003): 55,3%; Thuỵ Điển (2003): 38,4%; Anh (2006): 40% [4]; Theo ước tính, tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn trên thế giới năm 2000 là 26,4% (khoảng »1 tỉ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 (khoảng 1,5 tỉ người) [4],[98],[109]. Tỉ lệ tăng huyết áp và mức độ tăng huyết áp còn cao hơn nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tác động. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, tình trạng bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng trong cộng đồng, nhất là các nước đang phát triển [28].
ớ Việt Nam, tăng huyết áp cũng đang có xu hướng tăng cao và nhanh. Theo kết quả điều tra của Đặng Văn Chung năm 1960, tỉ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam lúc đó là 2 – 3% [29]. Nhưng tới năm 1992 tỉ lệ tăng huyết áp đã tăng lên
11, 79% [1], [7]; năm 1999 kết quả điều tra tỉ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 16,05% [1],[29] và tới tháng 7/2002 tỉ lệ tăng huyết áp chung của một số tỉnh phía Bắc Việt Nam là 16,7% [31]; năm 2002: tỉ lệ tăng huyết áp ở thành phố Hà Nội là 23,2% [37]; năm 2004, tỉ lệ tăng huyết áp ở thành phố Hồ Chí Minh là 20,5% [4].
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, huỷ hoại cơ thể từ từ và liên tục, bệnh thường gây những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tàn phế và tử vong, như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…và rút ngắn tuổi thọ từ 10 – 20 năm nếu không được điều trị đúng [1],[6],[16].
Tình trạng tăng huyết áp trong cộng đồng đang gia tăng nhưng nhận thức của người dân về bệnh này còn thấp, công tác điều trị và hiệu quả điều trị bệnh này còn chưa cao, các biện pháp tuyên truyền giáo dục về bệnh tăng huyết áp và các biện pháp dự phòng còn chưa mạnh và triệt để [1], [7].
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam có nhiều thay đoi. Đời sống, điều kiện làm việc, tình trạng lao động và hoạt động tinh thần cũng có nhiều thay đổi và khác nhau ở từng vùng, do đó các yếu tố nguy cơ và tỉ lệ tăng huyết áp cũng không giống nhau ở các vùng trong nước.
Hải Dương là một tỉnh đồng bằng với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đa số dân sống ở nông thôn với nghề làm ruộng (chiếm 80%), sự khác biệt về đời sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ. Toàn tỉnh có 12 huyện và thành phố, nền kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp và cây hoa màu, đời sống nhân dân nói chung chưa cao do đó điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế còn hạn chế. Theo thống kê trong 9 năm của bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương (1998 – 2006) có 9.082 người bị tăng huyết áp phải vào viện và có 4.602 người bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp. Điều đáng chú ý là số bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp tăng dần sau mỗi năm. Nếu năm 2002 chỉ có 536 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp thì năm 2006 đã có tới 679 người. Có những thời điểm 50 – 60% số bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu là tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.
Mặc dù tình hình bệnh tăng huyết áp và những tai biến của nó đang có xu hướng ngày càng gia tăng như vậy, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về tình trạng tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp của nhân dân tỉnh Hải Dương nói chung và từng huyện, thành phố nói riêng.
Để tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đóng góp những dữ liệu cần thiết cho chiến lược phòng chống bệnh tăng huyết áp trong phát hiện, dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ở những người từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Hải Dương.
2. Xác định những yếu tố nguy cơ chính và mối liên quan với bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đổ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tăng huyết áp 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bênh tăng huyết áp 3
1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp 5
1.1.3. Phân đô tăng huyết áp 7
1.1.4. Dịch tễ học tăng huyết áp 11
1.1.5. Phân loại tăng huyết áp 13
1.1.6. Cơ chế bênh sinh tăng huyết áp 14
1.1.7. Triệu chứng tăng huyết áp 16
1.1.8. Biến chứng tăng huyết áp 17
1.1.9. Điều trị tăng huyết áp 21
1.2. Môt số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp 23
1.2.1. Các yếu tố nguy cơ cố định 23
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi 26
1.3. Môt số công trình nghiên cứu gần đây 34
Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Cỡ mẫu 41
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 42
2.2.3. Kế hoạch thu thập số liệu nghiên cứu 43
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 52
Chương 4. BÀN LUẬN 89
KẾT LUẬN 145
KIẾN NGHỊ 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC