Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp GĐ-103 trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin
Luận án Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp GĐ-103 trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã phun rải khoảng gần 80 triệu lít chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam thông qua chiến dịch mang tên “Ranch Hand”. Các loại chất độc này là chất “diệt cỏ và làm trụi lá cây” gồm chất da cam, chất hồng, chất xanh, chất trắng,…trong số đó 61% là chất da cam, chứa khoảng 366 kg dioxin (Stellman – 2003, Nguyễn Hùng Minh – 2014) [1],[2], thậm chí có thể lên tới 1000kg (Tran Xuan Thu-2003) [3], mật độ phun rải trung bình vượt gấp khoảng 17 lần cho phép sử dụng trong nông nghiệp của Hoa Kỳ, trong đó hầu hết diện tích bị phun rải 2 lần, 11% bị phun rải 10 lần [4]. Đặc trưng nhất của chất da cam/dioxin là 2,3,7,8-TCDD, độc nhất trong các chất độc [5], chỉ với nồng độ vài phần tỷ gam nó đã gây tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều cho thấy chất da cam/dioxin có khả năng làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ra rất nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là ung thư và dị tật bẩm sinh [6],[7],[8],[9].
Dioxin có tính bền vững về mặt vật lý và hóa học, nên chúng tồn tại rất lâu trong môi trường và cơ thể sinh vật. Đây chính là lý do giải thích vì sao chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng đến nay lượng dioxin vẫn tồn lưu trong môi trường đất, nước tại các vùng ô nhiễm nặng như: khu vực sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát tỉnh Bình Định, sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai… hiện nay vẫn còn rất cao [10],[11],[12]. Do vậy, người dân sống lân cận tại các “điểm nóng” này hàng ngày vẫn phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Sự có mặt của 2,3,7,8-TCDD được xem là đồng phân đặc trưng nhất của những người phơi nhiễm thực sự với chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng ở Việt Nam, họ có thể mắc nhiều bệnh tật hiểm nghèo [13], bao gồm cả tổn thương tâm lý, suy giảm nhận thức [14],[15],[16] có liên quan đến dioxin.
Việc điều trị các bệnh lý do chất da cam/dioxin còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thuốc chống độc đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện pháp tổng hợp: nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn giàu đạm, giàu vitamin, kích thích miễn dịch, thuốc thải độc bảo vệ tế bào gan, thuốc chống oxy hóa [17],[18],[19], kết hợp với xông hơi toàn thân [20]. Nhưng hiệu quả của các phương pháp này còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp giải độc cho những người phơi nhiễm chất da cam/dioxin vẫn luôn là việc làm rất quan trọng và cấp bách.
Y học cổ truyền đã nghiên cứu về “độc” từ rất sớm, được ghi lại trong cuốn “Nội kinh”, các thế hệ y gia sau này đã không ngừng bổ sung và hoàn thiện. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng dùng thuốc Y học cổ truyền (uống, xông hơi toàn thân, rửa dạ dày…) điều trị giải độc do nhiễm độc hóa chất, thuốc, thức ăn…thu được kết quả rất đáng khích lệ. Do dioxin có tính ái mỡ, nên trong cơ thể chúng phân bố chủ yếu ở mô mỡ và liên kết với tổ chức giàu mỡ như: tổ chức mỡ dưới da và gan, mỡ bao quanh tạng và các tổ chức khác. Theo lý luận của Y học cổ truyền, dioxin phân bố cả trong tạng phủ và cơ biểu, tức là ở cả phần biểu và phần lý, do vậy khi điều trị cần phải biểu lý song giải, mới đạt được hiệu quả cao [21],[22].
Hiện nay, ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu khoa học cơ bản sử dụng thuốc Y học cổ truyền để giải độc cho những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “GĐ-103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin”, với các mục tiêu sau:
1- Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của bài thuốc uống “GĐU-103” và phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc xông “GĐX-103” trên động vật thực nghiệm.
2- Đánh giá tác dụng giải độc không đặc hiệu của bài thuốc “GĐU-103”, “GĐX-103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin, thông qua một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng.
MỤC LỤC Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp GĐ-103 trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin
ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA DIOXIN……………………………………..
3
1.1.1 Một số hiểu biết cơ bản về dioxin…………………………. 3
1.1.1.1 Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin ……. ………………. 3
1.1.1.2 Tổng đương lượng độc (TEQ), Hệ số đương lượng độc (TEF) 4
1.1.1.3 Nguồn gốc của dioxin……………………………………………………. 4
1.1.1.4 Tính chất vật lý, tính chất hóa – sinh………………………………… 5
1.1.1.5 Độc động học của dioxin…………………………………… 6
1.1.2 Khả năng gây bệnh của dioxin…………………………… 9
1.1.2.1 Cơ chế tác động thông qua thụ thể AHR ……………………… 10
1.1.2.2 Những cơ chế không qua thụ thể AHR…………………….. 11
1.1.2.3 Danh mục bệnh liên quan phơi nhiễm dioxin của Hoa Kỳ…. 11
1.1.2.4 Nghiên cứu về hậu quả chất da cam/dioxin trên đối tượng là người Việt Nam…………………………………………………………….
14
1.1.2.5 Danh mục bệnh liên quan theo Quyết định số 09/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam.- …………………………………….
20
1.2 QUAN NIỆM VỀ ĐỘC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỘC CỦA YHCT………………………………………….
22
1.2.1 Quan niệm về độc……………..…………………………… 22
1.2.1.1 Khái niệm…………………………………………………… 22
1.2.1.2 Phân loại độc……………………………………………… 23
1.2.1.3 Đặc điểm gây độc…………………………………………… 25
1.2.1.4 Nguyên tắc trị độc …………………………………………. 25
1.2.2 Phương pháp giải độc của y học cổ truyền ……………… 26
1.2.2.1 Giải độc trong nhiễm độc cấp……………………………… 26
1.2.2.2 Giải độc trong nhiễm độc mạn……………………………… 28
1.3 NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI ĐỘC CỦA THUỐC YHCT 30
1.3.1 Trong nước ………………………………………………… 30
1.3.2 Nước ngoài ……………………………………………….. 34
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BÀI BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG…………………………………………………….
38
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………. 40
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………… 42
2.2.1 Động vật thí nghiệm………………………………………. 42
2.2.2 Người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin……………… 42
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………… 43
2.3.1 Nghiên cứu trên thực nghiệm …………………………….. 43
2.3.1.1 Xác định độc tính cấp (LD50) của bài thuốc GĐU-103…….. 43
2.3.1.2 Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103 44
2.3.1.3 Nghiên cứu phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc GĐX-103 …………………………………………………
45
2.3.2 Nghiên cứu trên lâm sàng…………………………………. 49
2.3.2.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………… 49
2.3.2.2 Quy trình nghiên cứu trên lâm sàng………………………… 49
2.3.2.3 Kỹ thuật xét nghiệm dùng trong nghiên cứu 51
2.3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi……………………………………….. 63
2.3.2.5 Phương pháp đánh giá kết quả ……………………………. 65
2.4 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………….. 66
2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………….. 66
2.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………….. 66
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM……………. 69
3.1.1 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103 … 69
3.1.2 Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103…………………………………………
69
3.1.2.1 Tình trạng chung của thỏ ………………………………….. 69
3.1.2.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 lên cân nặng thỏ….. 70
3.1.2.3 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU -103 đối với chỉ số huyết học.. 71
3.1.2.4 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU -103 đối với chỉ tiêu sinh hóa máu 74
3.1.2.5 kết quả nghiên cứu mô bệnh học (đại thể và vi thể) gan, thận thỏ 81
3.1.3 Đánh giá phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc GĐX 103 85
3.1.3.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 trên da thỏ ………….. 85
3.1.3.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 lên niêm mạc của chuột nhắt trắng…………………………………………………………..
88
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG……….. 89
3.2.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu….. 89
3.2.1.1 Tình hình phơi nhiễm chất da cam/dioxin của NPN……. 89
3.2.1.2 Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 90
3.2.1.3 Đặc điểm về bệnh lý kèm theo……………………………… 92
3.2.2 Kết quả nghiên cứu về tác dụng của pháp GĐ-103……. 93
3.2.2.1 Kết quả nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng …………… 93
3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu mét sè chỉ tiêu cận lâm sàng………… 95
3.2.3 Tác dụng không mong muốn của pháp GĐ-103 107
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP GĐ-103………………. 108
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM……………. 110
4.2.1 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103 111
4.2.2 Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103…………………………………………..
111
4.2.2.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến tình trạng chung và cân nặng thỏ…………………………………………….
111
4.2.2.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 nên chức năng cơ quan tạo máu…………………………………………………….
112
4.2.2.3 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đối với một số chỉ tiêu sinh hóa máu, mô bệnh học đánh giá chức năng gan, thận thỏ
113
4.2.4 Đánh giá phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc GĐX-103 117
4.2.4.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐX-103 trên da thỏ……………. 118
4.2.4.2 Ảnh hưởng của thuốc GĐX-103 trên niêm mạc của chuột nhắt trắng …………………………………………………………
119
4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG……….. 120
4.3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng trong nghiên cứu 120
4.3.1.1 Đặc điểm về tình trạng phơi nhiễm, tuổi, giới và thành phần 120
4.3.1.2 Đặc điểm về bệnh lý kèm theo……………………………. 122
4.3.2 Kết quả nghiên cứu tác dụng giải độc của pháp GĐ-103 123
4.3.2.1 Cải thiện các triệu chứng lâm sàng…………………………………. 123
4.3.2.2 Thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng………………………………….. 126
4.4 TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁP GĐ-103 139
4.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI………………………………….. 140
KẾT LUẬN………………………………………………… 141
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………….. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng số Tên bảng Trang
Bảng 1.1 LD50 của 2,3,7,8-TCDD đối với một số loài động vật 6
Bảng 2.1 Đánh giá tính điểm cho 2 triệu chứng ban đỏ và phù nề… 46
Bảng 2.2 Cách xếp loại và tính điểm kích ứng da……………….. 47
Bảng 2.3 Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học……………. 51
Bảng 2.4 Phương pháp định lượng, giá trị tham chiếu một số chỉ số hóa sinh máu………………………………………………….
52
Bảng 2.5 Các đồng phân độc của nhóm PCDD và PCDF…..…… 60
Bảng 2.6 Điểm các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị… 64
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến cân nặng thỏ 70
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng HC 71
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ huyết sắc tố 71
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hematocrit… 72
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến thể tích trung bình hồng cầu…………………………………………
72
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng tiểu cầu 73
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng BC 73
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến số lượng bạch cầu trung tính……………………………………
74
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến bạch cầu lympho 74
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ AST 75
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ ALT 75
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến hoạt độ GGT 76
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ protein 76
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ glucose 77
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ cholesterol 77
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ triglycerit 78
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ bilirubin toàn phần ……………………………………
78
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ ure 79
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến nồng độ creatinin 79
Bảng 3.20 Mức độ kích ứng da thỏ ở các nhóm NC tại các thời điểm sau bôi thuốc GĐX-103…………………………
87
Bảng 3.21 Sự thay đổi số lần gãi mặt, mũi trên chuột nhắt trắng.. 88
Bảng 3.22 Sự thay đổi tần số hô hấp trên chuột nhắt trắng……… 88
Bảng 3.23 đánh giá tác dụng gây nhiễm độc của thuốc GĐX-103.. 88
Bảng 3.24 Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8-TCDD trong máu của NPN trước điều trị (n=35)………………………………
89
Bảng 3.25 Sự thay đổi về mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng trung bình trước và sau khi xông (n=35)……………………
93
Bảng 3.26 Sự thay đổi một số chỉ số của huyết học (n=35) 95
Bảng 3.27 Sự thay đổi nồng độ ure, creatinin máu (n=35)……… 96
Bảng 3.28 Sự thay một số chỉ số sinh hóa máu (n=35)………….. 96
Bảng 3.29 Sự thay đổi hoạt độ enzym AST, ALT, GGT, Bilirubin toàn phần (n=35)…………………………………..
97
Bảng 3.30 Sự thay đổi hoạt độ enzym chống oxy SOD, GPx và nồng độ MDA (n=35)………………………………
98
Bảng 3.31 Sự thay đổi hoạt độ enzym chống oxy hóa SOD, GPx và nồng độ MDA theo giới (n=35) …………………..
99
Bảng 3.32 Sự thay đổi một số chỉ số về miễn dịch dịch thể (n=35) 100
Bảng 3.33 Sự thay đổi về số lượng các loại tế bào miễn dịch (n=35) 102
Bảng 3.34 Sự thay đổi về tỷ lệ các loại tế bào miễn dịch (n=35)…. 102
Bảng 3.35 Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8-TCDD trong máu của NPN trước và sau điều (n=35)…………………..
103
Bảng 3.36 Sự thay đổi về nồng độ, tỷ lệ % của 2,3,7,8-TCDD và tổng đương lượng độc giữa trước và sau điều trị (n=35)
Bảng 3.37 Sự thay đổi nồng độ 7 chất đồng phân độc của PCDD giữa trước và sau điều trị (n=35)……………………..
105
Bảng 3.38 Sự thay đổi lượng tồn 7 chất đồng phân độc trong nhóm PCDD giữa trước và sau điều trị (n=35)………………….
Bảng 3.39 Sự thay đổi về nồng độ 10 chất đồng phân độc trong nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35) (n=35)….
106
Bảng 3.40 Sự thay đổi lượng tồn 10 chất đồng phân độc trong nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35)…………..
107