Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng điều trị nghiện thuốc lá của trà nhúng BTL

Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng điều trị nghiện thuốc lá của trà nhúng BTL

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng điều trị nghiện thuốc lá của trà nhúng BTL.Trên thế giới hiện có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỉ qua, ngược lại, tại các nước đang phát triển, việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng. Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo kết quả điều tra GATS (2015) (điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành), Việt Nam hiện có 22,5% dân số trên 15 tuổi đang hút thuốc lá, tương đương với 15,6 triệu người [3]. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá, nếu không có biện pháp phòng chống tích cực con số này sẽ là 70.000 vào năm 2030 [1].


Thuốc lá gây ra những tổn thất về kinh tế và sức khỏe đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Trên thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ. Tại Việt Nam, năm 2012 người dân Việt Nam đã chi 22 nghìn tỷ đồng cho mua thuốc lá, chưa kể các chi phí do bệnh lý mà hút thuốc lá gây ra là hơn 23 tỷ đồng mỗi năm [1].
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm, thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 7 triệu người. Khói thuốc lá có hơn 7000 hóa chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Chính vì vậy thuốc lá là nguyên nhân của nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay ung thư…[1][4]
Nhằm khắc phục những tác hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe do thuốc lá gây ra tại các quốc gia cũng như trên toàn thế giới đã có những nỗ lực đầu tư cho các chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá với mục tiêu kiểm soát và giảm tỷ lệ hút thuốc. Đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như sử dụng viên dán nicotine, laser,
2
tâm lý liệu pháp … nhưng kết quả còn thấp và tỷ lệ tái nghiện thuốc lá vẫn còn cao. Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng các biện pháp như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng chế phẩm YHCT kết hợp với tư vấn để điều trị nghiện thuốc lá với bước đầu được đánh giá tích cực.
Năm 2018, Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương triển khai đề tài viên ngậm CTL kết hợp tư vấn trong điều trị nghiện thuốc lá cho thấy tỷ lệ cai thuốc lá thành công sau 35 ngày đạt 35% [5]. Tuy nhiên, qua sử dụng nhiều bệnh nhân vẫn chưa thích nghi được với mùi hắc của vị thuốc đồng thời người nghiện thuốc lá có cảm giác phải uống thuốc từ đó gây ra tâm lý mặc cảm cho người sử dụng. Bệnh nhân khi cai nghiện thuốc lá thường có biểu hiện nhạt miệng, họng khô, rát, ho dai dẳng, tiết nhiều đờm, giả cúm… Chính vì vậy trà nhúng BTL được xây dựng trên cở sở thành phần viên ngậm CTL gia thêm 2 vị Trần bì và Kim ngân hoa (Trần bì có tác dụng lý khí hóa đờm, táo thấp hành trệ dùng để trị ho, tiêu đờm, nôn và buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng dùng để trị ho do phế nhiệt, hạ sốt). Mặt khác, sản phẩm được làm dưới dạng trà nhúng rất dễ sử dụng, dễ mang theo và đặc biệt phù hợp với tâm lý sử dụng của người nghiện thuốc lá. Đề tài “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng điều trị nghiện thuốc lá của trà nhúng BTL” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của trà nhúng BTL trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của trà nhúng BTL cải thiện hội chứng cai nghiện thuốc lá trên lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả độc tính cấp của trà nhúng BTL………………………………………….. 43
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của trà nhúng BTL lên trọng lượng chuột ……………………….. 44
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của trà nhúng BTL đến số lượng hồng cầu ……………………… 44
Bảng 3.4. Ảnh hưởng củaTrà BTL đến số lượng huyết sắc tố …………………………… 45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Trà BTL đến hematocrit …………………………………………. 46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng củaTrà BTL đến thể tích trung bình hồng cầu …………………. 47
Bảng 3.7. Ảnh hưởng củaTrà BTL đến số lượng tiểu cầu …………………………………. 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của BTL đến số lượng bạch cầu …………………………………….. 49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Trà BTL đến công thức bạch cầu……………………………… 50
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Trà BTL đến hoạt độ AST …………………………………….. 51
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Trà BTL đến hoạt độ ALT…………………………………….. 52
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của Trà BTL đến nồng độ bilirubin toàn phần ……………….. 52
Bảng 3.13. Ảnh hưởng củaTrà BTL đến nồng độ albumin ……………………………….. 53
Bảng 3.14. Ảnh hưởng củaTrà BTL đến nồng độ cholesterol toàn phần …………….. 54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Trà BTL đến nồng độ creatinin………………………………. 55
Bảng 3.16. Phân bố theo nhóm tuổi ……………………………………………………………….. 62
Bảng 3.17. Các phương pháp cai nghiện đã sử dụng………………………………………… 66
Bảng 3.18. Tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu …………………………………………. 69
Bảng 3.19. Các triệu chứng của hội chứng cai ………………………………………………… 69
Bảng 3.20. Nồng độ khí CO…………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.21. Thang điểm MPSS………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.22 Kết quả điều trị dựa trên nồng độ CO ……………………………………………. 71
Bảng 3.23. Theo dõi kết quả điều trị sau 1 tháng ………………………………… .71
Bảng 3.24. Thay đổi nhịp tim và huyết áp ………………………………………………………. 72
Bảng 3.25. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ……………………………………. 72
Bảng 3.26. Thay đổi công thức máu, hóa sinh máu trước và sau điều trị…………….. 72
Bảng 3.27. Thay đổi các chỉ số nước tiểu ……………………………………………………….. 73DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới……………………………………………………………….62
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp……………………………………………………63
Biểu đồ 3.3. Tuổi bắt đầu hút thuốc………………………………………………………..64
Biểu đồ 3.4. Số điếu thuốc hút mỗi ngày…………………………………………………64
Biểu đồ 3.5. Lý do hút thuốc…………………………………………………65
Biểu đồ 3.6. Tiền sử cai thuốc lá…………………………………………………………….65
Biểu đồ 3.7 . Thời gian cai được thuốc lá lâu nhất ……………………………………66
Biểu đồ 3.8. Lý do cai thuốc lá ………………………………………………………………67
Biểu đồ 3.9. Mức độ nghiện thực thể trước nghiên cứu …………………………….68
Biểu đồ 3.10. Quyết tâm cai thuốc lá………………………………………………………68DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 . Hình thái vi thể gan ở chuột lô chứng ( chuột số 4) ………………..56
Hình 3.2. Hình thái vi thể gan ở chuột lô chứng (chuột số 7) …………………57
Hình 3.3. Hình thái vi thể gan ở chuột lô chứng (chuột số 10) ………………..57
Hình 3.4. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử…….57
Hình 3.5. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử…….58
Hình 3.6. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử…….58
Hình 3.7. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử…….59
Hình 3.8. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử…….59
Hình 3.9. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử…….60
Hình 3.10: Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột số 4) ………………….60
Hình 3.11: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 sau 4 tuần uống thuốc thử….61
Hình 3.12: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 sau 4 tuần uống thuốc thử….61MỤC LỤC
ĐĂT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………….1
Chương 1.. ………………………………………………………………………………3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………………………………………3
1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên Thế giới và Việt Nam ………………………………………………3
1.1.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Hút thuốc lá ở Việt Nam………………………………………………………… 3
1.2. Tác hại của thuốc lá lên sức khỏe ………………………………………………………………………………..4
1.2.1. Thành phần hóa học của khói thuốc lá ……………………………………… 4
1.2.2. Tác hại của thuốc lá lên sức khỏe………………………………………….. 6
1.3. Định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán nghiện thuốc lá …………………………………………………….8
1.3.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 8
1.3.2. Chẩn đoán nghiện thuốc lá ……………………………………………………… 9
1.4. Điều trị nghiện thuốc lá…………………………………………………………………………………………….13
1.4.1. Tư vấn cai nghiện ………………………………………………………………… 14
1.4.2. Thuốc điều trị nghiện thuốc lá……………………………………………….. 17
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về điều trị nghiện thuốc lá…………………………………………………..20
1.5.1. Tại Viêt Nam ………………………………………………………………………. 20
1.5.2. Trên thế giới………………………………………………………………………… 21
1.6. Tổng quan về trà nhúng BTL…………………………………………………………………………………….22
1.6.1. Cơ sở xây dựng bài thuốc ……………………………………………………… 22
1.6.2. Công thức bài thuốc……………………………………………………………. 23
1.6.3. Các vị thuốc trong nghiên cứu……………………………………………….. 23
1.7. Tổng quan phương pháp thực nghiệm ………………………………………………………………………..27
1.7.1. Thử nghiệm độc tính cấp[47] ………………………………………………… 27
Chƣơng 2.. …………………………………………………………………………….31
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………31
2.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………..31
2.1.1. Thuốc nghiên cứu: ……………………………………………………………….. 312.1.2. Thuốc và hóa chất phục vụ nghiên cứu thực nghiệm………………… 31
2.1.3. Dụng cụ và máy móc phục vụ nghiên cứu thực nghiệm ……………. 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………32
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm………………………………….. 32
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng……………………………………….. 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………………..33
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm ………………………………………………… 33
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng ……………………………………………………… 35
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………………………….36
2.4.1. Các chỉ tiêu chung ……………………………………………………………….. 36
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị……………………………………… 37
2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tác dụng không mong muốn …………………… 37
2.5. Các phương pháp đánh giá………………………………………………………………………………………..37
2.6. Sai số và cách khống chế sai số …………………………………………………………………………………40
2.7. Quản lý và phân tích số liệu………………………………………………………………………………………40
2.8. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………..41
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………………………………42
CHƢƠNG 3……………………………………………………………………………43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….43
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm ……………………………………………………………………….43
3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng……………………… 43
3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng…… 43
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng………………………………………………………………………………62
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………….. 62
3.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị……………………………………………………… 69
3.2.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai ………………….. 69
3.2.2.2 Thay đổi nồng độ khí CO trước và sau điều trị…………………….. 70
3.2.3. Tác dụng không mong muốn …………………………………………………. 71
CHƢƠNG 4……………………………………………………………………………74
BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………744.1. TÍNH AN TOÀN CỦA TRÀ NHÚNG BTL TRÊN THỰC NGHIỆM……………………………74
4.1.1. Độc tính cấp của trà BTL trên chuột nhắt trắng ……………………….. 74
4.1.2. Độc tính bán trường diễn của trà BTL trên chuột cống……………… 75
4.2. TÁC DỤNG CỦA TRÀ NHÚNG BTL TRÊN LÂM SÀNG…………………………………………76
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 76
4.2.2. Kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu …………………………….. 81
4.2.2.2. Thay đổi nồng độ khí CO trước và sau điều trị……………………. 83
4.2.2.3. Đánh giá kết quả dựa trên thang điểm MPSS……………………… 84
4.2.2.4. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên nồng độ CO…………………… 84
4.2.3. Tác dụng không mong muốn …………………………………………………. 86
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………87
1. TRÊN THỰC NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………..87
1.1. Độc tính cấp …………………………………………………………………………… 87
1.2. Độc tính bán trường diễn …………………………………………………………. 87
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………….88
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment