Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị của cao UP1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IlIb – IV
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị của cao UP1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IlIb – IV.Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới, trong đó chiếm 85% là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) [1],[2]. Khoảng 80% bệnh nhân UTPKTBN được chẩn đoán ở giai đoạn tiến xa (IIIB-IV), điều trị chủ yếu dùng các phương pháp toàn thân như hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch. Phương pháp hóa trị gây độc tế bào ngoài tác động lên khối u còn ảnh hưởng đến các tế bào lành, gây ra nhiều tác dụng không mong muốn (TDKMM) như giảm hemglobin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận…, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và thời gian sống thêm của người bệnh [3],[4],[5],[6],[7].
Liệu pháp điều trị đích tác động đặc hiệu lên các thụ thể tế bào ung thư, ức chế sự phát triển khối u, cải thiện triệu chứng, giảm các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, chỉ định dùng thuốc còn phụ thuộc vào chẩn đoán mô bệnh học và tình trạng đột biến gen của người bệnh. Với những bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến không có đột biến gen EGFR (yếu tố phát triển biểu mô) hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy… thì hóa trị là phương pháp điều trị tối ưu [6],[7],[8]. Bên cạnh đó, giá thành thuốc điều trị đích rất cao, phần lớn bệnh nhân không có đủ điều kiện áp dụng.
Với mong muốn tìm ra được các thuốc vừa có tác dụng hạn chế sự phát triển khối u, giảm được độc tính, vừa có giá thành hợp lý, đã định hướng các nhà khoa học tìm đến các thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Bài thuốc Tiên ngư thang do Trần Nhuệ Thâm xây dựng dựa trên nguyên nhân và bệnh sinh của UTPKTBN theo Y học cổ truyền (YHCT), với thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ đàm, tán kết. Qua nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tại Trung Quốc, bài thuốc Tiên ngư thang đã chứng tỏ hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh UTPKTBN: kích thước khối u giảm, thời gian sống kéo dài hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện…[9],[10],[11],[12],[13],[14]. Tuy nhiên, khi áp dụng rộng rãi trên lâm sàng, ở mỗi giai đoạn bệnh cần phải có sự gia giảm phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bệnh nhân UTPKTBN ngày càng nhiều, chủ yếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến xa, nên nhu cầu sử dụng các chế phẩm YHCT để hỗ trợ điều trị là rất lớn. Vì vậy, với thành phần chính là bài Tiên ngư thang, dựa trên các triệu chứng bệnh chủ yếu ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn cuối, nhóm nghiên cứu đã gia giảm một số vị thuốc, và xây dựng lên bài thuốc UP1, chế thành dạng cao lỏng, gọi là cao UP1 và tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị của cao UP1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IlIb – IV” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn, tác dụng ức chế khối u và tăng cường miễn dịch của cao UP1 trên thực nghiệm.
Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của cao UP1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ . 3
1.1.1. Nguyên nhân 3
1.1.2. Chẩn đoán 3
1.1.3. Phân loại, xếp giai đoạn ung thu phổi không tế bào nhỏ 10
1.1.4. Điều trị ung thu phổi không tế bào nhỏ 14
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRONG UNG THƯ VÀ
TẾ BÀO GÂY UNG THƯ THỰC NGHIỆM 21
1.2.1. Đáp ứng miễn dịch trong ung thu 21
1.2.2. Tế bào gây ung thu thực nghiệm 22
1.3. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.. 23
1.3.1. Quan niệm về ung thu phổi trong Y học cổ truyền 23
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ung thu phổi theo Y học cổ truyền… 24
1.3.3. Các thể lâm sàng và phuơng pháp điều trị 27
1.3.4. Một số thuốc YHCT có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thu đã đuợc
nghiên cứu 30
1.4. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU 32
1.4.1. Cơ sở khoa học của sự hình thành bài thuốc UP1 32
1.4.2. Tổng quan về các vị thuốc trong cao UP1 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 40
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 43
2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 44
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.3.1. Phuơng pháp nghiên cứu trên thực nghiệm 45
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng 50
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 58
2.5. ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 58
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN,
TÁC DỤNG ỨC CHẾ KHỐI U VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
CỦA CAO UP1 TRÊN THỰC NGHIỆM 60
3.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn 60
3.1.2. Tác dụng của ức chế khối u và tăng cường miễn dịch 66
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦACAO UP1 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO
NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB-IV 70
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 70
3.2.2. Đáp ứng cơ năng 73
3.2.3. Đáp ứng thực thể 81
3.2.4. Ảnh hưởng của cao UP1 lên các tác dụng không mong muốn của
hóa trị 83
3.2.5. Ảnh hưởng của cao UP1 lên thời gian sống thêm 85
3.2.6. Tác dụng hỗ trợ điều trị trên các triệu chứng của Y học cổ truyền 86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
4.1. VỀ TÍNH ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN, TÁC DỤNG ỨC
CHẾ KHỐI U VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CỦA CAO UP1 TRÊN THỰC NGHIỆM 87
4.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn 87
4.1.2. Tác dụng ức chế khối u và tăng cường miễn dịch 91
4.2. VỀ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦA CAO UP1 TRÊN BỆNH
NHÂN UNG THƯ PHỐI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB-IV . 97
4.2.1. Về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 97
4.2.2. về đáp ứng cơ năng 100
4.2.3. về đáp ứng thực thể 106
4.2.4. về các tác dụng không mong muốn của hóa trị 109
4.2.5. Về thời gian sống thêm toàn bộ 113
4.2.6. Về các triệu chứng theo YHCT 116
KẾT LUẬN 117
KIẾN NGHỊ 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 2.1. Triệu chứng cơ năng 51
Bảng 2.2. Triệu chứng toàn thân theo Kanofsky 53
Bảng 2.3. Phân độ TDKMM của hóa trị trên lâm sàng 55
Bảng 2.4. Phân độ TDKMM của hóa trị trên cận lâm sàng 56
Bảng 3.1. Mối liên quan liều luợng và độc tính cấp của UP1 60
Bảng 3.2. Ảnh huởng của cao UP1 lên trọng luợng cơ thể thỏ 61
Bảng 3.3. Ảnh huởng của cao UP 1 lên số luợng các tế bào máu ngoại vi thỏ .. 62
Bảng 3.4 Ảnh huởng của cao UP1 lên một số chỉ số huyết học 62
Bảng 3.5. Ảnh huởng của cao UP 1 đến công thức bạch cầu trong máu thỏ … 63
Bảng 3.6. Ảnh huởng của cao UP1 đến hàm luợng albumin, cholesterol
toàn phần và bilirubin trong máu thỏ 64
Bảng 3.7. Ảnh huởng của cao UP1 đến nồng độ AST, ALT trong máu thỏ . 65
Bảng 3.8. Ảnh huởng của cao UP1 đến nồng độ creatinin trong máu thỏ . 65
Bảng 3.9 So sánh thể tích khối u trung bình của các lô chuột sau khi kết
thúc thử nghiệm 67
Bảng 3.10. So sánh hiệu lực kháng u giữa các lô chuột 69
Bảng 3.11. So sánh tỉ lệ tế bào TCD4 giữa các lô chuột 69
Bảng 3.12. So sánh tỉ lệ tế bào TCD8 giữa các lô chuột 70
Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân theo giới 71
Bảng 3.14. Thay đổi triệu chứng đau ngực, khó thở, đờm máu, sốt truớc và
sau điều trị 76
Bảng 3.15. Thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS 78
Bảng 3.16. Thay đổi điểm KPS theo mức độ truớc sau điều trị 79
Bảng 3.17. Thay đổi kích thuớc u nguyên phát sau điều trị 81
Bảng 3.18. Đáp ứng thực thể theo tiêu chuẩn RECIST sau điều trị 81
Bảng 3.19. Sự thay đổi nồng độ CEA sau điều trị 82
Bảng 3.20. Sự thay đổi nồng độ Cyfra 21-1 sau điều trị 82
Bảng 3.21. Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng sau điều trị 83
Bảng 3.22. Các tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng sau điều trị.. 84
Bảng 3.23. Thời gian sống thêm trung bình 85
Bảng 3.24. Sự thay đổi các triệu chứng của Y học cổ truyền sau điều trị …. 86
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi thể tích trung bình khối u qua các lần đo 67
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 70
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện 71
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian kể từ khi có triệu chứng đầu
tiên đến khi nhập viện 72
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 73
Biểu đồ 3.6: Thay đổi triệu chứng cơ năng sau các chu kỳ điều trị 73
Biểu đồ 3.7: Thay đổi điểm trung bình triệu chứng ho theo thời gian 74
Biểu đồ 3.8: Thay đổi triệu chứng khạc đờm theo thời gian 75
Biểu đồ 3.9: Thay đổi điểm trung bình triệu chứng mệt mỏi theo thời gian … 77
Biểu đồ 3.10: Thay đổi điểm trung bình triệu chứng ăn kém theo thời gian điều trị 77
Biểu đồ 3.11: Thay đổi điểm VAS trung bình theo thời gian 79
Biểu đồ 3.12: Thay đổi điểm KPS trung bình theo thời gian điều trị 80
Biểu đồ 3.13: Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân hai nhóm 85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. U thùy giữa phổi phải 6
Hình 1.2. Công thức hóa học của paclitaxel 19
Hình 1.3. Công thức hóa học của carboplatin 20
Hình 2.1. Tế bào UTPKTBN LLC sau 24h (A), sau 48h (B), sau 72h (C) hoạt hóa 42
Hình 2.2. Các cá thể chuột được gây u ở ngày thứ 09 sau cấy ghép 47
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1: Hình ảnh khối u ở các lô chuột sau khi kết thúc thí nghiệm 66
Nguồn: https://luanvanyhoc.com