Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ương Huế

Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ương Huế

Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ương Huế.Trong công tác quản lý bệnh viện và thực hành y khoa thì việc xác định tình hình bệnh tật tại bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết vì nó giúp cho bệnh viện và người thầy thuốc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách toàn diện. Đầu tư nguồn lực, đề ra các phác đồ cho việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh thường gặp nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị và dự phòng cho bệnh nhân [33], [57].
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên được xác định là người cao tuổi. Tuổi thọ ngày càng tăng, số người cao tuổi ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ XX, tuổi thọ con người đã nâng lên 65 tuổi, gần gấp đôi so với thời kỳ đầu thế kỷ này. Dân số thế giới đang già hóa, tỷ lệ người cao tuổi hiện nay xấp xỉ 10%, dự báo sau 20 năm nữa tỷ lệ người cao tuổi sẽ lên đến 14%. Hiện nay tỷ lệ nguời cao tuổi ở nuớc ta là 8,1%, dự báo khoảng 2014 – 2016, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa [24].

Do đặc điểm sinh lý, tuổi già làm gia tăng nhiều bệnh, bệnh của người cao tuổi không hoàn toàn giống người trẻ, cùng một lúc có thể có nhiều bệnh, nhất là các bệnh mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau. Đáng lưu ý là các bệnh về thoái hóa, tim mạch, nội tiết chuyển hóa, ung thư [24], [26].

Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để mọi người sống lâu nhưng mạnh khoẻ và hạnh phúc. Người cao tuổi Việt Nam là lớp người đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là trách nhiệm Đảng, Nhà nước, ngành Y tế, gia đình và của toàn xã hội [43], [63].
Trên thế giới, lão khoa với tư cách là một ngành khoa học thực sự, chỉ mới ra đời trong vài thập niên qua nhờ những thành tựu về y sinh vật học và nhu cầu thực tiễn của xã hội [68]. Ngành lão khoa của nước ta hiện nay còn non trẻ so với nhiều ngành y sinh học khác. Khoa lão khoa là khoa lâm sàng khám, điều trị cho người2 cao tuổi hiện nay ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh chưa được thành lập. Nhiều công trình nghiên cứu mới được tiến hành gần đây, các kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu lão khoa cơ sở, như xác định mô hình bệnh tật, tử vong của người cao tuổi, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và ưu tiên giải quyết những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Các tài liệu lão khoa cơ bản ít, xuất bản đã lâu hoặc mới xuất bản, nhưng các số liệu trong sách đều ghi nhận các kết quả nghiên cứu cách đây quá nhiều năm, chưa có tính cập nhật, gây khó khăn cho người tham khảo.
Ngày nay kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đổi, mô hình bệnh tật cũng thay đổi. Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang được quan tâm nhiều hơn, vì vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về bệnh tật của người cao tuổi. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại khoa Nội tổng hợp – Lão khoa, khoa Nội tim mạch, khoa Hồi sức cấp cứu (số mắc, phân bố bệnh tật theo phân loại bệnh tật quốc tế, số bệnh kèm theo, phân bố theo mùa).
2. Đánh giá hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân trên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………. 3
1.1. Dân số học người cao tuổi …………………………………………………………………..3
1.2. Mô hình bệnh tật và tử vong ………………………………………………………………..5
1.3. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi …………………………………………………11
1.4. Giới thiệu sơ bộ về nơi nghiên cứu …………………………………………………….29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….32
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 43
3.1. Tình hình mắc bệnh chính …………………………………………………………………43
3.2. Tình hình bệnh kèm ………………………………………………………………………….57
3.3. Phân bố bệnh tật theo mùa ………………………………………………………………..59
3.4. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………..62
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………….. 69
4.1. Một số đặc điểm tổng quan về mẫu đã chọn ………………………………………..69
4.2. Tình hình mắc bệnh chính …………………………………………………………………69
4.3. Số bệnh có ở bệnh nhân …………………………………………………………………….87
4.4. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………..91
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………. 97
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD – 10 (năm 2003) …………………………….. 22
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD – 10 (năm 2010) …………………………….. 23
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung ……………………. 43
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi …………………………………………………… 44
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi ……………………………………….. 44
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vùng địa dư và nhóm tuổi …………………………… 45
Bảng 3.5. Đối tượng chi trả viện phí …………………………………………………………………. 45
Bảng 3.6. Tình hình bệnh tật xếp theo chương bệnh …………………………………………. 46
Bảng 3.7. Mười chương bệnh thường gặp nhất …………………………………………………. 47
Bảng 3.8. Một số bệnh thường gặp trong mỗi chương bệnh thường gặp ……………. 48
Bảng 3.9. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi ……………………………………. 52
Bảng 3.10. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi …………………………. 53
Bảng 3.11. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính …………………………. 55
Bảng 3.12. Mười bệnh thường gặp theo vùng địa dư ………………………………………… 56
Bảng 3.13. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) phân theo nhóm tuổi ……… 57
Bảng 3.14. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân …………………………………………… 58
Bảng 3.15. Số bệnh nhân CBK và KCBK phân bố theo giới tính ……………………… 59
Bảng 3.18. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa ………………………… 59
Bảng 3.19. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa ………………………………………….. 61
Bảng 3.20. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi ………………………………………………………. 62
Bảng 3.21. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm …….. 63
Bảng 3.22. Kết quả điều trị của các khoa nghiên cứu ………………………………………… 64
Bảng 3.23. Số ngày điều trị trung bình cho các nhóm tuổi ………………………………… 65
Bảng 3.24. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK …………. 66
Bảng 3.25. Số ngày điều trị trung bình của các khoa nghiên cứu ………………………. 67
Bảng 3.26. Các bệnh thường gặp trong nhóm không khỏi + bệnh nặng cho về
+ tử vong ……………………………………………………………………………………….. 67DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung ………………….. 43
Biểu đồ 3.2. Mười chương bệnh thường gặp nhất …………………………………………. 48
Biểu đồ 3.3. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi …………………………….. 53
Biểu đồ 3.4. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi ………………………. 54
Biểu đồ 3.5. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính …………………….. 55
Biểu đồ 3.6. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) …………………………. 57
Biểu đồ 3.7. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân …………………………………….. 58
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa ……………………. 60
Biểu đồ 3.9. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa …………………………………….. 61
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi ………………………………………………. 62
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm .. 63
Biểu đồ 3.12. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK ……. 66
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa nghiên cứu …. 

Leave a Comment