Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009
Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009.Chảy máu sau đẻ (CMSĐ) là tai biến hàng đầu trong 5 tai biến sản khoa, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong mẹ (31%).
Trên thế giới ước tính mỗi năm có ít nhất 100.000 trường hợp tử vong mẹ do chảy máu sau đẻ và những con số này chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi, theo WHO[29] thì có tới 20 triệu phụ nữ mắc các bệnh về thể chất và tinh thần gây ra do CMSĐ.
Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong mẹ do CMSĐ chiếm 10,5%. Theo Nguyễn Đức Vy[24] năm 1998 ở Việt Nam tỷ lệ CMSĐ là cao nhất trong năm tai biến sản khoa chiếm tới 67,4%, tỷ lệ tử vong mẹ là 66,8% trong 5 tai biến sản khoa. Tỷ lệ tử vong do CMSĐ 1997 và năm 1998 so với tổng số sản phụ đẻ là 0,011%.
Ở Viện bảo vệ bà mẹ sơ sinh (BVBMTSS) 1986-1990, tỷ lệ tử vong do CMSĐ chiếm 27,5% trong số các trường hợp tử vong mẹ .
Tại Thanh Hóa tỷ lệ CMSĐ năm 1997 là 0,72% và năm 1998 là 0,71%[6].
Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ CMSĐ chiếm tỷ lệ 0,39% tổng số đẻ. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo từng nơi, từng thời kỳ phụ thuộc vào phương pháp đề phòng, phát hiện sớm và xử trí tích cực CMSĐ.
Nguyên nhân gây ra CMSĐ rất nhiều bao gồm: Đờ tử cung, vỡ tử cung, chấn thương đường sinh dục, rau bám chặt, rau cầm tù, rau cài răng lược, lộn tử cung, khối máu tụ đường sinh dục và rối loạn đụng máu…
Nếu phát hiện kịp thời nguyên nhân gây ra CMSĐ và có biện pháp xử trí nhanh chóng và thích hợp thì chúng ta sẽ hạ thấp được tỷ lệ tử vong mẹ do CMSĐ. Những năm 90 thế kỷ 20 các nhà sản khoa đã sử dụng phựơng pháp xử trí tích cực giai đoạn sổ rau bằng oxytocin, misoprotol để ngăn ngừa nguy cơ đờ tử cung gây CMSĐ.
Hơn nữa những tiến bộ về mặt phẫu thuật và hồi sức cũng đã cứu sống rất nhiều trường hợp CMSĐ nặng. Hiện nay việc phòng ngừa, chẩn đoán và xử trí tai biến CMSĐ đang được triển khai rộng rãi trong chương trình làm mẹ an toàn trong cả nước và trên thế giới, là trách nhiệm của các nhà sản khoa cũng như của cả cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ.
Với mục đích nghiên cứu và tìm ra các yếu tố liên quan đến CMSĐ để đề ra biện pháp cụ thể, dự phòng và nâng cao kết quả điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ chảy máu sớm sau đẻ tại Bệnh viện PSTW trong 2 giai đoạn 1998 – 1999 và 2008 – 2009.
2. Xác định các nguyên nhân gây chảy máu sớm sau đẻ và các phương pháp xử trí chảy máu sớm sau đẻ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Định nghĩa chảy máu sau đẻ: 3
1.2. Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý liên quan với chảy máu sau đẻ 4
1.2.1. Giải phẫu sinh lý cơ tử cung: 4
1.2.2. Giải phẫu, sinh lý bánh rau: 4
1.2.3. Sinh lý sổ rau: 5
1.2.4. Những bất thường trong thời kỳ sổ rau: 5
1.2.5. Cấu tạo âm đạo và mạch máu âm đạo 6
1.3. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ CMSĐ 6
1.3.1. Đờ tử cung 6
1.3.2. Rách đường sinh dục: 8
1.3.3. Nguyên nhân CMSĐ do rau: 8
1.3.4. Do rối loạn đụng máu: 10
1.3.5. Các nguyên nhân khác: 11
1.4. Chẩn đoán CMSĐ 11
1.4.1. Lâm sàng: 11
1.4.2. Phân loại CMSĐ: 12
1.4.3. Các xét nghiệm cần thực hiện trong chẩn đoán và xử trí CMSĐ: 13
1.5. Xử trí CMSĐ 13
1.5.1. Xử trí ban đầu 14
1.5.2. Những xử trí tiếp theo 14
1.5.3. Các phương pháp kiểm soát CMSĐ do đờ tử cung 15
1.5.4. Hồi sức 21
1.6 Các hậu quả của CMSĐ 21
1.6.1. Tử vong mẹ 21
1.6.2. Hội chứng Sheehan 21
1.6.3. Các hậu quả khác 21
1.7. Dự phòng CMSĐ 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 24
2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu: 27
2.5. Đạo đức nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Tỷ lệ CMSĐ tại BVPSTW 1998 – 1999 và 2008 – 2009 28
3.2 Phân bố về tuổi của các trường hợp CMSĐ 28
3.3 Phân bố về tuổi thai các trường hợp CMSĐ 29
3.4. Liên quan giữa CMSĐ và số lần đẻ 30
3.5. Phương pháp đẻ trong số CMSĐ 31
3.6. Liên quan CMSĐ và phương pháp đẻ 32
3.7. Liên quan ngôi thai với CMSĐ trong số CMSĐ đẻ đường ÂĐ 33
3.8. Phân bố về trọng lượng thai trong số CMSĐ 34
3.9. Nguyên nhân gây CMSĐ 35
3.10. Mối liên quan giữa đờ tử cung và số lần đẻ trong số CMSĐ 36
3.11. Liên quan giữa đờ TC và trọng lượng thai 37
3.12. Liên quan giữa đờ tử cung và phương pháp đẻ 37
3.13. Liên quan số lần đẻ và rau tiền đạo 38
3.14. Liên quan giữa chấn thương đường sinh dục và phương pháp đẻ 38
3.15. Liên quan giữa chấn thương đường sinh dục và ngôi thai trong đẻ đường ÂĐ 39
3.16. Phương pháp xử trí đờ tử cung 40
3.17. Phương pháp xử trí CMSĐ do chấn thương đường sinh dục 41
3.18. Phương pháp xử trí CMSĐ do RTĐ 42
3.19. Phương pháp xử trí CMSĐ nguyên nhân do rau khác 43
3.20. Phương pháp xử trí CMSĐ do tai biến mổ lấy thai 44
3.21. Phương pháp xử trí CMSĐ do RLĐM 45
3.22. Tỷ lệ truyền máu điều trị CMSĐ 45
3.23. Số đơn vị máu phải truyền 46
3.24. Mối liên quan giữa phương pháp đẻ và truyền máu 46
3.25. Các thông số XN thời điểm phát hiện CMSĐ 46
3.26. Thời điểm phát hiện CMSĐ 47
3.27. Mối liên quan giữa thời điểm phát hiện CMSĐ và tỷ lệ truyền máu. 47
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1 Phân tích tỷ lệ CMSĐ tại BVPSTW qua 2 giai đoạn 49
4.2. Phân tích về tuổi trong các trường hợp CMSĐ 50
4.3. Phân tích về tuổi thai các trường hợp CMSĐ 51
4.4. Phân tích về mối liên quan giữa số lần đẻ và CMSĐ 51
4.5. Phân tích về thời điểm phát hiện CMSĐ 51
4.6. Phân tích về các nguyên nhân gây CMSĐ 52
4.6.1. Nguyên nhân CMSĐ do đờ tử cung. 53
4.6.2. Nguyên nhân CMSĐ do chấn thương đường sinh dục. 55
4.6.3. Nguyên nhân CMSĐ do rau 57
4.6.4. Nguyên nhân CMSĐ tai biến mổ lấy thai. 59
4.6.5. Nguyên nhân CMSĐ rối loạn đụng máu. 61
4.7. Phân tích về các biện pháp xử trí CMSĐ 62
4.7.1. Xử trí CMSĐ do đờ tử cung. 63
4.7.2. Xử trí CMSĐ do chấn thương đường sinh dục 65
4.7.3. Xử trí CMSĐ nguyên nhân do rau. 66
4.7.4. Xử trí CMSĐ do tai biến mổ lấy thai. 69
4.7.5. Xử trí CMSĐ do rối loạn đụng máu 71
4.8. Truyền máu trong điều trị CMSĐ 71
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ CMSĐ tại BVPSTW 1998 – 1999 và 2008 – 2009 28
Bảng 3.2. Phân bố về tuổi 28
Bảng 3.3. Phân bố về tuổi thai các trường hợp CMSĐ 29
Bảng 3.4. Liên quan giữa CMSĐ và số lần đẻ 30
Bảng 3.5. Phương pháp đẻ trong số CMSĐ 31
Bảng 3.6. Liên quan CMSĐ và phương pháp đẻ 33 33
Bảng 3.7. Liên quan ngôi thai với CMSĐ trong số CMSĐ đẻ đường ÂĐ 33
Bảng 3.8. Phân bố về trọng lượng thai trong số CMSĐ 34
Bảng 3.9. Nguyên nhân gây CMSĐ 35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đờ tử cung và số lần đẻ trong số CMSĐ 36
Bảng 3.11. Liên quan giữa đờ TC và trọng lượng thai 37
Bảng 3.12. Liên quan giữa đờ tử cung và phương pháp đẻ 38
Bảng 3.13. Liên quan số lần đẻ và rau tiền đạo 38
Bảng 3.14. Liên quan giữa chấn thương đường sinh dục và phương pháp đẻ 38
Bảng 3.15. Liên quan giữa chấn thương đường sinh dục và ngôi thai trong đẻ đường ÂĐ 39
Bảng 3.16. Phương pháp xử trí đờ tử cung 40
Bảng 3.17. Phương pháp xử trí CMSĐ do chấn thương đường sinh dục 41
Bảng 3.18. Phương pháp xử trí CMSĐ do RTĐ 42
Bảng 3.19. Phương pháp xử trí CMSĐ nguyên nhân do rau khác 43
Bảng 3.20. Phương pháp xử trí CMSĐ do tai biến mổ lấy thai 46
Bảng 3.21. Phương pháp xử trí CMSĐ do RLĐM 45
Bảng 3.22. Tỷ lệ truyền máu điều trị CMSĐ 45
Bảng 3.23. Số đơn vị máu phải truyền 46
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa phương pháp đẻ và truyền máu 46
Bảng 3.25. Cỏc thụng số XN thời điểm phát hiện CMSĐ 47
Bảng 3.26. Thời điểm phát hiện CMSĐ 47
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời điểm phát hiện CMSĐ và tỷ lệ truyền máu 50
Bảng 4.1. So sánh với các tác giả khác 49