Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh ở một số địa điểm thuộc tỉnh Thái Bình

Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh ở một số địa điểm thuộc tỉnh Thái Bình

Dị tật bẩm  sinh (DTBS) lμ một trong những bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh vμ trẻ nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ  lệ DTBS chiếm 3 –   4% trẻ đ-ợc sinh ra [6].  DTBS không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sống, hoà nhập  cộng đồng của trẻ dị tật mà còn là gánh nặng và nỗi đau của gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, tuy tỉ lệ tử vong của trẻ đã có xu hướng giảm gần một nửa so với trước đây nhưng  tỉ  lệ tử vong của trẻ do DTBS gây ra vẫn không thay đổi và luôn ở mức cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra DTBS, trong đó do các tác nhân có hại của môi trường sống chiếm 7%, do sự kết hợp của cả môi trường và di truyền chiếm 20- 25%, do đột biến NST chiếm 6 -10%, do đột biến đơn gen chiếm 8%, số còn lại khoảng  50% chưa rõ nguyên nhân [1].   ở Việt  Nam  đã  có  khá nhiều nghiên cứu về DTBS, nhưng chủ yếu tập trung ở các đối tượng đến khám  vμ điều trị ở bệnh viện và những đối tượng  có phơi nhiễm với chất  da cam (CDC)/ dioxin. Còn tình hình DTBS ở trong cộng đồng dân cư chưa   được  nghiên cứu nhiều. Ví  dụ như  nghiên cứu của P.T. Hoan ở nhóm dân c- thuộc 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy  tần suất  DTBS là 1,96% dân số điều tra [4]. Thái Bình là một tỉnh lớn, thuần nông ở đồng bằng Bắc bộ, sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đồng thời cũng có các đối tượng là cựu chiến binh bị  phơi nhiễm với chất  da cam –   dioxin. Tuy nhiên tình hình DTBS trong cộng đồng dân cư  của Thái Bình vμ các yếu tố nguy cơ của DTBS  vẫn ch-a  đ-ợc nghiên cứu nhiều.

Với hy vọng đóng góp những số liệu dịch tễ học cơ bản về tình hình DTBS tại một số vùng dân c- của Thái Bình, mô tả các yếu tố nguy cơ để từ đó có thể đề ra các biện pháp cụ thể vμ thích  hợp góp phần giảm thiểu vμ ngăn ngừa sự ra đời của trẻ dị tật, chúng tôi  thực hiện đề  tài  “Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh ở một số địa điểm tỉnh Thái Bình” 

II. Đối tượng vỡ phương pháp  nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hμnh trong hai năm 2003 vμ 2004 trên 40026 thμnh viên của 10612 hộ gia đình (HGĐ) có vợ trong lứa tuổi sinh sản (tuổi từ 18 –  49) tại 18 xã, phường thuộc 3 địa điểm: huyện Đông Hưng, huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình.

2. Phương   pháp   nghiên   cứu:  áp   dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả. Sau khi đã điều tra theo HGĐ để phát hiện các DTBS, thành lập đoàn đi thăm   khám   tại các  địa điểm để xác  định loại DTBS vμ lμm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

Xử lý số liệu: bằng chương trình Epi –  info 6.04. Các số liệu được thể hiện d-ới dạng  %, ‰, so sánh các yếu tố nguy cơ dùng OR và ữ2.

Nghiên cứu nhằm đóng góp những số liệu về tình hình dị tật bẩm sinh (DTBS) ở một số vùng dân cư của tỉnh Thái Bình. Mục tiêu: (1) Xác định tần suất DTBS ở thế hệ con của các hộ gia đình có vợ trong lứa tuổi sinh sản tại một số địa điểm thuộc tỉnh Thái Bình. (2) Mô tả một số yếu tố nguy cơ của DTBS ở địa điểm nghiên cứu. Đối tượng vỡ phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả, điều tra tại 18 xã, phường của các huyện Đông Hưng, Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Kết quả: 1. Tần suất DTBS ở thế hệ con: 1,86% tổng số lần sinh; 1,73% số con sinh ra sống; 12,44% số con sinh ra chết. 2. Một số yếu tố nguy cơ của DTBS: + Giới tính; + Thứ tự sinh; + Tuổi mẹ; + Tiếp xúc của bố mẹ với hoá chất độc hại; + Bệnh tật vỡ sử dụng thuốc của mẹ khi có thai. Kết luận: 1. Tần suất DTBS chiếm tỉ lệ cao nhất trong số con sinh ra chết: 12,44%. 2. Một số yếu tố nguy cơ của DTBS: + Giới nam + Con sinh từ thứ ba trở lên; + Tuổi mẹ > 40; + Bố mẹ tiếp xúc với hoá chất độc hại; + Mẹ ốm sốt hoặc dùng thuốc khi có thai; + Mẹ có tiền sử thai chết lưu ≥ 2 lần.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment