Nghiên cứu tình hình điều trị u hốc mắt tại bệnh viện mắt trung ương giai đoạn 2005- 2009

Nghiên cứu tình hình điều trị u hốc mắt tại bệnh viện mắt trung ương giai đoạn 2005- 2009

u hốc mắt xuất hiện ngày càng nhiều, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về căn bệnh này. Mục tiêu: Đây là nghiên cứu trong 5 năm (2005- 2009) nhằm mô tả đặc đểm dịch tễ học và lâm sàng của một số loại u hốc mắt thường gặp. Nghiên cứu hồi cứu trên 237 bệnh nhân có hồ sơ và kết quẩ giải phẫu bệnh, u hốc mắt xuất hiện với tỷ lệ ngày càng nhiều theo thời gian. Tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau theo vùng và đối tượng bệnh nhân. Tùy theo loại u hốc mắt lứa tuổi mắc bệnh và biểu hiện lâm sàng thay đổi khác nhau. Kết luận: u hốc mắt đang trở thành một loại bệnh mắt xuất hiện rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi có quan tâm đúng mức.

u hốc mắt ngày càng xuất hiện nhiều, phân loại bệnh học u hốc mắt đã có nhiều thay đổi do sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và các kỹ thuật hoá mô miễn dịch cũng như các kỹ thuật phân tích gen. Bên cạnh đó, hoá trị liệu, tia xạ và phẫu thuật cắt một phần hốc mắt (orbitectomy) chứ không phải chỉ đơn thuần mở hốc mắt (orbitotomy) đã cải thiện tiên lượng điều trị các khối u ác tính.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu đánh giá tình hình bệnh u hốc mắt tại Việt nam, phương pháp điều trị và các kết quả. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân bị u hốc mắt được điều trị tại bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2005 đến tháng 5 năm 2009 nhằm vào mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh lý u hốc mắt trong thời gian từ 01/2005 đến 05/2009.
2.    Đánh giá về chẩn đoán, điều trị và rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị u hốc mắt.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
Chúng tôi hồi cứu, mô tả các bệnh nhân đã điều trị u hốc mắt tại bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 5 năm 2009.
2.    Cách thức
Các bước nghiên cứu tiến hành như sau:
Bước 1: Hồi cứu các kết quả phân tích giải phẫu bệnh. Dựa theo kết quả giải phẫu bệnh (sinh thiết u hay lấy u toàn bộ), chúng tôi xếp loại bệnh nhân theo từng nhóm theo loại khối u.
Bước 2: Bệnh nhân trong từng nhóm sẽ được đánh giá:
1.    về tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở và các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện u ác tính.
2.    về các triệu chứng lâm sàng bao gồm thời gian diễn biến của bệnh, và các hình thái lâm sàng (như lồi mắt, song thị, rối loạn vận nhãn hay đau nhức, giảm thị lực).
3.    về các dấu hiệu toàn thân (đặc biệt là những khối u di căn đến hốc mắt hay từ hốc mắt di căn đến nơi khác).
4.    về các dấu hiệu chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hay siêu âm.
5.    về cách thức điều trị (ngoại khoa đơn thuần, nội khoa đơn thuần hay phối hợp).
6.    về kết quả điều trị như thị lực, vận nhãn và độ lồi.
Bước 3: Các bệnh nhân được mời đến khám hay liên lạc qua điện thoại để xác định:
1. Tái phát sau mổ
2/ Thời gian sống sót sau điều trị nếu là khối u ác tính
Các số liệu được tập hợp và ghi chép vào bệnh án nghiên cứu sau đó được nhập và xử lý bằng chương trình thống kê y học SPSS 17.0.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment