Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019.Bệnh tiêu chảy cấp (TCC) trẻ em là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng đã và đang được đặc biệt quan tâm. Là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ, là một vấn đề y tế toàn cầu, gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển [22]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng trên 1,3 nghìn lượt tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo tình trạng này còn nặng nề hơn, mỗi trẻ trung bình mắc 3,3 lượt tiêu chảy và có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy trong mỗi năm. Tại khoa nhi các bệnh viện có khoảng 30% số giường bệnh dành cho điều trị tiêu chảy vì thế chi phí y tế cùng với thời gian công sức của gia đình bệnh nhân đối với bệnh tiêu chảy là rất tốn kém, vì vậy là gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia và đe doạ cuộc sống hàng ngày của các gia đình [14].

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên vẫn còn khá phổ biến, trung bình mắc 2,2 lượt/trẻ/năm  [14]. Theo báo cáo tình hình 27 bệnh truyền nhiễm năm 2014 và 2016 thì bệnh tiêu chảy luôn nằm trong nhóm 5 bệnh có số người mắc cao nhất [22]. Ngoài ra, tiêu chảy còn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng
đầu có tỷ lệ mắc và tử vong cao trong nhiều năm qua. Theo điều tra đánh giá các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ của Cục thống kê năm 2011, tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi cả nước trong 2 tuần là 7,4%. Hiện nay, nước ta đang chiếm 4,2% ca tiêu chảy trên thế giới, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đây là nơi có tỷ lệ mắc cao nhất nước [30].
Bên cạnh yếu tố môi trường thuận lợi: đặc điểm địa lý, khí hậu… thì con người đặc biệt là bà mẹ – người trực tiếp chăm sóc trẻ là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của bệnh. Việc điều trị bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi các bà mẹ nhận ra những gì cần làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra. Nên, việc bà mẹ có kiến thức, thực hành đúng cũng như cách phòng chống bệnh TCC là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. 
Xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ là một xã với hệ thống sông ngòi chằng chịt, tập quán sinh hoạt ven sông của người dân (cầu tiêu ao cá, sử dụng nước sông để sinh hoạt…) là những đặc điểm thuận lợi cho các bệnh tiêu hóa phát triển đặc biệt là tiêu chảy.Với mục đích đánh giá tình hình mắc bệnh cũng như kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh, nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin, bằng chứng nhằm cải thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng bệnh tiêu chảy cấp có hiệu quả hơn nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019”. Với mục tiêu:
– Mục tiêu chung:
Xác định tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019
– Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019
2. Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh
tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019
3. Mô tả một số yếu tố liên quan về bệnh tiêu chảy cấp với kiến thức, thực hành của bà mẹ tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………….. 3
1.1.Đại cương……………………………………………………………………………………….3
1.2. Phòng chống bệnh tiêu chảy…………………………………………………………….. 8
1.3. Tình hình bệnh tiêu chảy…………………………………………………………………11
1.4. Một số nghiên cứu về tiêu chảy cấp ở trẻ em……………………………………..13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………17
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………17
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu………………………………………………………..26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………. 28
3.1. Đặc điểm chung của mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ………………… 28
3.2. Tình hình TCC trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước phỏng vấn……………….31
3.3. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp……………………………………….31
3.4. Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp………………………………………34
3.5.Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ……………………………………………………….38
3.6.Các yếu tố thuộc về gia đình của trẻ…………………………………………………. 40
3.7.Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp về kiến thức và thực hành…………………42
3.8.Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung của bà mẹ………………..45
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………..46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng được khảo sát…………………………………… 46
4.2. Tình hình TCC trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước phỏng vấn……………….48
4.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp………………………. 49
4.4.Các yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp………………………………………………54
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………62
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………..63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỎNG VẤN
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi………………………7
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá chung về kiến thức………………………………21
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá thực hành chung………………………………….24
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhóm tuổi của mẹ……………………………………………………… 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ dân tộc của mẹ…………………………………………………………..28
Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của mẹ…………………………………………….. 29
Bảng 3.4. Tỷ lệ nghề nghiệp của mẹ……………………………………………………29
Bảng 3.5. Tỷ lệ kinh tế gia đình………………………………………………………….30
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhóm tuổi của trẻ……………………………………………………….30
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhóm tuổi của trẻ……………………………………………………….30
Bảng 3.8. Kiến thức về đặc điểm tiêu chảy cấp…………………………………….31
Bảng 3.9. Kiến thức của bà mẹ về đường lây của tiêu chảy cấp………………32
Bảng 3.10. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp………..32
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của tiêu chảy cấp……….32
Bảng 3.12. Kiến thức của bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy cấp………..33
Bảng 3.13. Nguồn thông tin của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp………………..33
Bảng 3.14. Thực hành về cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp………………….34
Bảng 3.15. Thực hành về cách cho trẻ bú/uống khi bị tiêu chảy cấp………..34
Bảng 3.16. Thực hành về cách cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp………………..34
Bảng 3.17. Loại nước cho trẻ uống khi bị tiêu chảy cấp…………………………35
Bảng 3.18. Tỷ lệ bà mẹ có sử dụng Oresol………………………………………….. 35
Bảng 3.20. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (n=251)………………………….. 36
Bảng 3.21. Thực hành cho trẻ ăn dặm (n=251)……………………………………. 36
Bảng 3.22. Thực hành rửa tay thường xuyên………………………………………..37
Bảng 3.23. Thực hành về cách xử lý phân của trẻ………………………………… 37
Bảng 3.24. Thực hành về tiêm chủng cho trẻ………………………………………. 37
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và giới tính trẻ…………………. 38
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi của trẻ…………………..39
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa TCC và các bệnh hiện mắc ở trẻ……………. 39
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi mẹ………………………..40
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và dân tộc của mẹ……………..40
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa TCC và trình độ học vấn của mẹ…………….41
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và nghề nghiệp mẹ……………41
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kinh tế gia đình…………….42
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kiến thức của bà mẹ………42
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và thực hành của bà mẹ về 
tiêm chủng, rửa tay, xử lý phân (n=262)………………………………………………43
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa tiêu chảy và thực hành nuôi con bằng sữa 
mẹ, thời điểm ăn dặm (n=251)……………………………………………………………44
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa tiêu chảy và thực hành chung của các bà mẹ
……………………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung của bà mẹ 
(n=262)……………………………………………………………………………………………45
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị TCC trong 2 tuần trước phỏng vấn….31
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh tiêu chảy cấp…………….. 33
Biểu đồ 3.3. Thực hành chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp…………….3

Leave a Comment