Nghiên cứu tình hình mắc các triệu chứng cấp tính thuộc hội chứng thuốc lá xanh ở người nông dân trồng và chế biến thuốc lá ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên và các yếu tố liên quan
Theo một số nghiên cứu nguy cơ đối với sức khỏe của những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng trọt thuốc lá, ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch [2, 4, 7]. Theo các nghiên cứu, thường xuyên hái và tiếp xúc với cây thuốc lá khiến người nông dân có thể mắc hội chứng thuốc lá xanh, là một dạng nhiễm độc do chất nicotine ngấm qua da trong quá trình từ khi trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Hội chứng này có các triệu chứng điển hình buồn nôn, nôn, mệt mỏi, choáng váng, thỉnh thoảng thay đổi đột ngột huyết áp và nhịp tim [4, 7]. Để góp phần tìm hiểu thực trạng mắc các triệu chứng này ở người nông dân trồng thuốc lá ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Mô tả tình hình mắc các triệu chứng
thuộc hội chứng thuốc lá xanh ở người nông dân trồng và chế biến thuốc lá.
2. Phân tích mối liên quan giữa tình hình mắc các triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh và một số yếu tố kinh tế, văn hóa, và thời gian tham gia trồng và chế biến thuốc lá.
W. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên những người nông dân từ 15 tuổi trở lên trong gia đình trồng và chế biến thuốc lá tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 02 đến tháng 06/2010.
2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: sử dụng công thức
tính cỡ mẫu của Tổ chức Y tế Thế giới cho nghiên cứu mô tả, với mức ý nghĩa = 0,05; tỷ lệ mắc ít nhất một triệu chứng p = 0,25 và độ chính xác tương đối e = 0,2. Với hệ số thiết kê là 2, cỡ mẫu cuối cùng là n = 578 người. Cỡ mẫu tương ứng với số người trên 15 tuổi trong 200 hộ gia đình. Các hộ gia đình được chọn theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn: chọn số hộ trong từng thôn tương ứng với tỷ lệ số dân của các thôn trong xã; trong từng thôn, chọn những hộ gia đình có diện tích trồng thuốc lá từ cao xuống thấp cho đến khi đủ cỡ mẫu của thôn đó. Tất cả thành viên của 200 hộ gia đình được chọn đã đồng ý tham gia nghiên cứu.
3. Chỉ số nghiên cứu chính: tỷ lệ mắc từng triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh; số triệu chứng trung bình đã mắc trong một tháng trước ngày phỏng vấn theo từng nhóm; tỷ suất chênh mắc ít nhất một triệu chứng từ phân tích hồi quy logistic theo các nhóm kinh tế, văn hóa và xã hội.
4. Xử lý và phân tích số liệu: số liệu được làm sạch và nhập sử dụng phân fmềm Epidata, phân tích bằng STATA 10. Thống kê mô tả gồm tính tần suất, tỷ lệ hiện mắc, trung bình và trung vị số triệu chứng hiện mắc. Thống kê phân tích gồm phân tích hồi quy logistic để tính toán tỷ suất chênh mắc ít nhất một triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh ở các nhóm kinh tế, dân số, văn hóa và thời gian tham gia vào trồng và chế biến thuốc lá. Thời gian này được tính thông qua hỏi số ngày làm việc cho từng hoạt động: làm đất, gieo hạt, trồng, chăm sóc, bón phân, chất tăng trưởng, thu hái, sấy và lưu trữ thuốc lá. Số giờ trung bình trong một ngày làm việc được thu thập. Tổng thời gian tham gia sau đó được cộng lại theo từng hoạt động và chia cho 8h làm việc để ra số ngày làm việc trong tháng (Tổng thời gian= S (số ngày x số giờ)).
5. Đạo đức nghiên cứu: đối tượng được giảithích rõ về mục tiêu và nội dung nghiên cứu.Chỉ đối tượng đồng ý mới được lựa chọn
Hội chứng thuốc lá xanh thường gặp ở người nông dân trồng thuốc lá. Hội chứng này bao gồm nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, choáng váng, thỉnh thoảng thay đổi đột ngột huyết áp và nhịp tim, v.v. Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm (1) mô tả tình hình mắc các triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh ở người nông dân trồng và chế biến thuốc lá; (2) phân tích mối liên quan giữa tình hình mắc các triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh và một số yếu tố kinh tế, văn hóa và thời gian tham gia ttrồng và chế biến thuốc lá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 597 đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở xã Lâu Thương, Võ Nhai, Thái Nguyên. Phỏng vấn cá nhân được thực hiện sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc. Thông tin cá nhân, thông tin về các triệu chứng thuộc hội chứng thuốc lá xanh đã mắc trong một tháng trước ngày phỏng vấn và thông tin về thời gian tham gia trồng chế biến thuốc lá được thu thập. Kết quả: tỷ lệ mắc ít nhất một triệu chứng thuộc hội chứng trong 1 tháng là 40,2% (33,9 % ở nam và 46,4% ở nữ); số triệu chứng mắc trung bình là 1,4 (1 ở nam và 1,8 ở nữ), số trung vị của số các triệu chứng mắc trong số người có ốm là 3. Nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam 1,7 lần; người trồng và chế biên thuốc lá từ 20 ngày/tháng trở lên có nguy cơ mắc cao gấp 6,1 lần so với người chỉ làm 10 ngày/tháng. Kết luận: có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian tham gia trồng và chế biến thuốc lá với mắc triệu chứng của hội chứng thuốc lá xanh. Phụ nữ, học vấn thấp và kinh tế kém là yếu tố dự báo của mắc các triệu chứng này cao hơn.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích