NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TUỔI TỪ 18 ĐẾN 45
Luận văn NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TUỔI TỪ 18 ĐẾN 45 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HOÁ.Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới bao gồm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, cũng có thể do sự phát triển quá mức của các vi sinh vật sống cộng sinh trong âm đạo, cổ tử cung khi thay đổi môi trường tại chỗ (còn gọi là nhiễm trùng cơ hội) [6],[5],[8].
Viêm nhiễm đường sinh dục là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nặng nề như: Viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền HIV, HPV vv… Ở phụ nữ có thai viêm âm đạo, cổ tử cung có thể gây ra hậu quả như sảy thai, đẻ non, thai lưu, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh và thậm chí dị tật bẩm sinh [12],[37],[46].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy viêm nhiễm đường sinh dục là những bệnh thường gặp trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 330 – 390 triệu phụ nữ trên thế giới mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một dạng chủ yếu của nhiễm khuẩn đường sinh sản dưới [72]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo mỗi năm và viêm âm đạo được phát hiện ở 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa. Một số nghiên cứu khác ở nhiều nước cùng đưa ra tỷ lệ mắc bệnh khá cao, dao động từ 25 đến 65% [37].
Phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục vào loại cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Nghiên cứu của Viện Da liễu Trung ương tại 5 tỉnh (1999) cho biết tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15 – 49 mắc Ýt nhất một loại nhiễm khuẩn đường sinh dục là 70,56% [30]. Theo Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001) điều tra tại khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bé cho kết quả phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dao động từ 41,5% đến 64,1% [23].
Theo báo cáo năm 2004 của Nghiên cứu Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS), ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở Việt Nam, trong sè 8880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục là 60%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [8].
Do tính chất phổ biến và hậu quả nặng nề của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và việc chẩn đoán, điều trị ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chuyên khoa có kinh nghiệm và thiếu trang thiết bị, bệnh dễ tái phát. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phô nữ từ 18 đến 45 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010.
2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng chủ yÕu và kết quả điều trị đèi với những tác nhân gây bệnh thường gặp như nấm, Trichomonas Vaginalis, Chlamydia, Vi khuẩn thường gặp.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu âm hộ, âm đạo và cổ tử cung 3
1.1.1. Âm hộ 3
1.1.2. Âm đạo 3
1.1.3. Cổ tử cung 6
1.1.4. Tiết dịch sinh lý của âm đạo và cổ tử cung 7
1.2. Khái niệm và phân loại viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 8
1.3. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn sinh dục 9
1.3.1. Vật chủ 9
1.3.2. Vi khuẩn, virus 9
1.3.3. Yếu tố lan truyền 10
1.4. Chẩn đoán 11
1.5. Về điều trị 12
1.6. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ 13
1.6.1. Nhóm yếu tố về nơi ở 13
1.6.2. Nhóm yếu tố cá nhân 14
1.6.3. Nhóm yếu tố vệ sinh 14
1.6.4. Sinh đẻ, nạo hút thai. 15
1.6.5. Các biện pháp tránh thai. 15
1.7. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới thường gặp 15
1.7.1. Viêm âm hộ, âm đạo do nấm 15
1.7.2. Viêm âm đạo do Trichomonas 19
1.7.3. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis 21
1.7.4. Viêm cổ tử cung 27
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Thời điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 30
2.3.2. Các biến số nghiên cứu 30
2.4. Xử lý số liệu 35
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 37
3.1. Đặc điểm chung 37
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 37
3.1.2. Phân bố theo địa dư 38
3.1.3. Phân bố nghề nghiệp 38
3.1.4. Số lần sinh con 39
3.1.5. Tiền sử điều trị viêm nhiếm đường sinh dục dưới 39
3.1.6. Tiền sử nạo hút thai 40
3.1.7. Các biện pháp tránh thai 40
3.3. Đặc điểm lâm sàng 41
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng 42
3.3.1. Độ pH. 42
3.3.2. Test Snif. 43
3.3.3.Nguyên nhân gây nhiễm. 43
3.3.4. Các yếu tố liên quan. 44
3.5. Kết quả điều trị 48
Chương 4 Bàn luận 49
4.1. Đặc điểm chung 49
4.1.1 Tuổi 49
4.1.2. Về địa dư 49
4.1.3. Nghề nghiêp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50
4.2. Bàn luận về đặc điểm tiền sử 51
4.2.1. Sinh đẻ và nạo hút thai 51
4.2.2. Liên quan giữa các biện pháp tránh thai và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 52
4.3. Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 53
4.3.1. Triệu chứng ra khí hư 53
4.3.2. Triệu chứng ngứa 54
4.3.3. Liên quan giữa nhiễm Chlamydia và viêm cổ tử cung 54
4.4. Các hình thái nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 55
4.4.1. Viêm âm đạo do nấm Candida 55
4.4.2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis 56
4.4.3. Nhiễm Bacteria vaginosis 57
4.4.4. Nhiễm Chlamydia trachomatis 58
4.4.5. Nhiễm vi khuẩn lậu 59
4.4.6. Nhiễm các vi khuẩn khác 59
4.5. Kết quả điều trị 60
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TUỔI TỪ 18 ĐẾN 45 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HOÁ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh (1998), “Quản lý bệnh nhân bệnh LTQĐTD bằng tiếp cận hội chứng”, Nội san Da liễu, 2: tr.12-7.
2. Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng (1998), “Nhận xét về quản lý bệnh nhân LTQĐTD bằng tiếp cận hội chứng tại thành phố Đà nẵng năm 1997”, Nội san Da liễu, 2: tr.52-6.
3. Bé Y tế (1996), “ Các nhiễm khuẩn đường sinh dục và HVV/AIDS”, Nhiễm khuẩn đường sinh dục và HIV/AIDS– Modul 10 – Tài lệu huấn luyện toàn diện về sức khoẻ sinh sản, NXB Y học, tr.3-59.
4. Bé Y Tế, UNDP (2002), Báo cáo đánh giá chương trình Quốc gia phòng chống AIDS giai đoạn 1996-2001, Hà Nội, tr.7-16, 81-4.
5. Bé Y Tế (2002), Niên giám thống kê Y tế năm 2002, Hà Nội
6. Bé Y Tế (2003), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Hà Nội, tr.126-44.
7. Lê Hồng Cẩm (2001), “Khảo sát tần suất viêm âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia đình tại huyện Hoóc Môn”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tr.14-6.
8. Trần Thị Trung Chiến, Trần thị Phương Mai, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Mai Hương và cs (2004), “Khảo sát trực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vó, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam”, Nghiên cứu của Bộ Y tế và Ủy ban dân số gia đình và trẻ em.
9. Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật Y học, NXB Y học.
10. Dương Thị Cương (1978), Sản Phô Khoa, NXB Y học.
11. Dương Thị Cương và cs (1995), “Nhiễm trùng đường sinh dục dưới”, Công trình nghiên cứu khoa học, Viện BVBMTSS, tr.1-5.
12. Dương Thị Cương (1995), “Viêm đường sinh dục nữ”, Bách khoa thư bệnh học, 2, Hà Nội, tr.21-3.
13. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), Phô khoa dành cho thầy thuốc thực hành, NXB Y học, tr. 216-8.
14. Dương Thị Cương (2007), Bài giảng Sản Phụ Khoa, Tập I, NXB Yhọc tr.278-81.
15. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn văn Nguyên và Cs (2000), Kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, NXB Quân đội nhân dân, tr.88-93.
16. Hoàng Ngọc Hiển (1997), “Căn nguyên vi sinh vật gây các bệnh lây truyền qua đường tình dục”, Vi sinh vật y học, Hà Nội, tr.202-10.
17. Đinh Thị Hồng (2004), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phô trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện.
18. Ma Thị Huế (2000), “Lấy bệnh phẩm tìm nấm và Trichomonas”, Thủ thuật sản phụ khoa, NXB Y học, tr.159-60.
19. Lê Lam Hương, Cao Ngọc Thành (2004), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai tại thành phố Huế”, Nội san Sản Phụ khoa, tr.115-22.
20. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2004), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tại Hà Nội”, Nội san Sản Phụ khoa, tr.123-7.
21. Nguyễn Khắc Liêu (1997), “Viêm nhiễm đường sinh dục nữ”, Chiến lược dân số và sức khoẻ sinh sản, Hà Nội, tr.180-95.
22. Phạm Bá Nha (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí”, Luận án tiến sĩ y học, Đại hoc y Hà Nội.
23. Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), “Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinh đẻ”, Y học thực hành, 7, tr.32-4.
24. Đào Ngọc Phong (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khoẻ cộng đồng, NXB Y học.
25. Lê Đình Roanh (2002), “Các bệnh nhiễm khuẩn”, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr.183-205.
26. Vũ Nhật Thăng (2007), Bài Giảng Sản Phụ Khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.268-77.
27. Vi Huyền Trác (2002), “Bệnh của âm đạo – âm hộ”, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr.454-9.
28. Lê Thanh Sơn (2005), “Một số đặc điểm nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả mô hình can thiệp tại tỉnh Hà Tây 2001 – 2004”, Luận án tiến sĩ Y học, Học viên Quân Y
29. Nguyễn Vượng (2007), Giải phẫu bệnh học, NXB Y học.
30. Viện Da Liễu (1999), Dự án thử nghiệm mô hình ngăn ngừa nhiễm khuẩn đương sinh sản – báo cáo kết quả điều tra cơ bản, Hà Nội, tr.30-1.