nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực mới cho xã hội. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Sức khỏe trẻ con hay có những diễn biến bất thường gây ảnh hưởng cả về mặt thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ nên trẻ luôn là tâm điểm của mọi người trong gia đình. Việc quan tâm theo dõi sức khỏe cho trẻ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng không ngừng trang bị cho mình những kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có những phòng ngừa và xử lí thích hợp.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Các thông báo chính tại Hội nghị quốc tế về nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong đó chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý là trên 90% số tử vong này tập trung ở các nước đang phát triển (số liệu đưa ra từ hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp lần thứ 1 tổ chức tại Washington năm 1991)[10][21]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỉ lệ mắc cao mà còn mắc nhiều lần trong năm, theo ước tính trung bình mỗi năm một đứa trẻ mắc 4-9 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (theo WHO) gây ảnh hưởng đến ngày công lao động của bố mẹ và là gánh nặng của xã hội. Do nhiễm khuẩn hô hấp cấp có tầm quan trọng như vậy nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF đã đưa ra chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu cụ thể là giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhập viện và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp là rất cao, xếp hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở2 trẻ em. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở thành thị phổ biến hơn ở khu vực nông thôn, tỉ lệ mắc tăng lên vào thời điểm giao mùa. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể phân loại theo các cách khác nhau cùng với các biểu hiện đi kèm ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung và viêm phổi nói riêng là do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. Bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như: Môi trường sống (ô nhiễm, chật chội, đông đúc), ô nhiễm không khí (khói bụi, khí thải nhà máy, khói thuốc…), dinh dưỡng, yếu tố tuổi tác, hiểu biết của các bà mẹ, tiêm chủng,… đểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh ở trẻ. Tích cực thực hiện chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em chính là góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe trẻ em”.
Phúc Thắng là một phường thuộc thị xã Phúc Yên – nơi có trình độ dân trí khá phát triển, mật độ dân số đông. Điều kiện kinh tế – xã hội đang từng bước đi lên, là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp nhất khu vực, kèm theo
sự phát triển đó là sự ô nhiễm không khí: khói bụi, khí thải từ các nhà máy.
Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân đặc biệt là trẻ nhỏ, gây khó khăn trong công tác phòng chống và điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .
2. Mục đích nghiên cứu:
– Tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên.3
– Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yê

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài:……………………………………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu:………………………………………………………………………… 2
3. Đối tượng nghiên cứu: ………………………………………………………………………. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………………………….. 3
5. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………………………… 3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………….. 4
1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới và Việt Nam ………. 4
1.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới……………………….. 4
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam………………………… 6
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?………………………………………………….. 8
1.2.1. Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ…………………………………………………………… 8
1.2.2. Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ………………………………………… 9
1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi …………………………………………………………………………………………… 9
1.2.4. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi ………………… 14
1.2.5. Điều trị một số nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi………… 16
1.2.6. Các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5
tuổi……………………………………………………………………………………………………. 18
1.3. Khái quát về phường Phúc Thắng…………………………………………………… 20
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU………………….. 23
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ………………………………………. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 23
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………. 23
2.2.2. Phương pháp điều tra …………………………………………………………………. 23
2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu ……………………………………………… 23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ………………………………………….. 243.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 24
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường
Phúc Thắng………………………………………………………………………………………… 29
3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi. ………………………………………………………………………………………… 32
3.4. Bàn luận………………………………………………………………………………………. 36
3.4.1. Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội tại địa điểm nghiên cứu…………….. 36
3.4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi………………. 36
3.3.3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến NKHHCT ở trẻ…………………………………. 37
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 40
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….. 4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu tử vong ở trẻ em do NKHHCT tại một số nước trên thế giới
Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tình hình kinh tế hộ gia đình
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo tình trạng bếp đun bằng than, củi
Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo tình trạng hút thuốc của người thân trong gia đình
Bảng 3.6. Khoảng cách từ nhà của trẻ đến chuồng gia súc
Bảng 3.7. Tình trạng tiêm chủng của trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
Bảng 3.10. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.11. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.12. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo tình trạng hút thuốc của người thân
trong gia đình
Bảng 3.13. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo cân nặng khi sinh của trẻ
Bảng 3.14. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo tình trạng tiêm chủng
của trẻ
Bảng 3.15. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo tình trạng nhà ở
Bảng 3.16. Thái độ của các bà mẹ với NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.17. Hiểu biết của các bà mẹ về cách phòng bệnh NKHHCT cho trẻ
Bảng 3.18. Hiểu biết của bà mẹ về biện pháp xử trí NKHHCT cho tr

Leave a Comment