Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai

Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai đồng thời tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian chạy TNT với tỷ lệ nhiễm HCV trên nhóm đối tượng này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 469 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 2 năm (2006 – 2008). Phương pháp nghiên cứu: điều tra ngang, xác định tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HCV với thời gian lọc máu và truyền máu. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: KT ELISA thế hệ 3 để phát hiện anti-HCV trong huyết thanh, kỹ thuật Real time RT PCR định lượng HCV-RNA bằng bộ sinh phẩm COBAS® AmpliPrep/ COBAS® TaqMan® HCV Test (Roche) để xác định HCV-RNA. Két quả và kết luận: Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 31,77%, trong đó 91,3% bệnh nhân có HCV-RNA (+), Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tăng tỷ lệ thuận theo thời gian lọc máu. Truyền máu có nguy cơ nhiễm HCV cao.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế Giới, trên thế giới có khoảng 180 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C và mỗi năm lại có thêm 3 đến 4 triệu người mới nhiễm [1]. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo và truyền máu nhiều lần là đối tượng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan C (HCV) rất cao. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C trong nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ tăng theo thời gian chạy thận nhân tạo. Tùy theo khu vực địa lý, bệnh nhân chạy thận nhân tạo kéo dài có tỷ lệ lưu hành HCV khoảng 5-94% [2,3]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh và cộng sự tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo sau 6 tháng là 22,77% và sau 12 tháng là 42,57% [1]. Người ta nhận thấy bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiễm HCV có nguy cơ cao bị bệnh viêm gan mạn tính, các biến chứng nặng nề trong ghép thận và có tỷ lệ tử vong cao [3,4]. Để xác định rõ hơn tình hình nhiễm HCV trong nhóm này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai. 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian chạy TNT với tỷ lệ nhiễm HCV trên nhóm đối tượng này.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng nghiên cứu
469 bệnh nhân chạy thận nhân tạo 3 lần 1 tuần tại Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 2 năm từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008, trong đó có 70 bệnh nhân được làm xét nghiệm HCV-RNA, bệnh nhân được lấy máu trước khi chạy thận nhân tạo tại thời điểm nghiên cứu, trong đó có 277 bệnh nhân nam và 192 bệnh nhân nữ, các bệnh nhân này có độ tuổi trung bình 45,56 + 13,71. Các mẫu máu được để đông tự nhiên và ly tâm lấy huyết thanh. Các mẫu huyết thanh của bệnh nhân được lưu giữ trong tủ âm sâu ở nhiệt độ -700C cho đến khi thực hiện xét nghiệm anti-HCV, HCV-RNA.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Điều tra ngang: xác định tỷ lệ nhiễm HCV, khai thác một số thông tin liên quan: giới, tuổi, thời gian chạy thận nhân tạo, tiền sử truyền máu. Loại trừ yếu tố nguy cơ như tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn. Xác định tỷ lệ HCV-RNA (+), bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các bệnh nhân có anti-HCV(+).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment