NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ THỰC TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC CỦA BỘ ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM QUỐC PHÒNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ THỰC TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC CỦA BỘ ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM QUỐC PHÒNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ THỰC TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC CỦA BỘ ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM QUỐC PHÒNG
Vũ Thị Trúc Quỳnh1, Nguyễn Bá Vượng1, Lương Minh Tuấn2, Hồ Tú Thiên1, Nguyễn Phương Hiền3
1 Trung tâm Nội dã chiến – Bệnh viện Quân y 103
2 Viện y học dự phòng Quân đội
3 Viện y học cổ truyền Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình ô nhiễm tiếng ồn và tình trạng giảm thính lực của bộ đội thi công công trình ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 200 bộ đội công binh ở 2 lữ đoàn Công Binh đủ tiêu chuẩn chia làm 2 nhóm: 100 bộ đội làm việc trực tiếp trong công trình ngầm, 100 làm việc hành chính không trực tiếp làm trong công trình ngầm và 100 mẫu đo cường độ tiếng ồn tương ứng với vị trí làm việc của 100 bộ đội làm việc trực tiếp trong công trình ngầm. Kết quả: Trong 100 mẫu tiếng ồn có 61% mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ). Cường độ tiếng ồn vượt từ 1,5-30,4 dBA so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tỉ lệ giảm thính lực ở người lao động trong các khu vực sản xuất trực tiếp chiếm 39%, giảm thính lực ở bộ đội có đặc điểm là giảm tần số cao, thuộc dạng điếc tiếp âm đối xứng phù hợp với giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn. Tỷ lệ giảm thính lực tăng theo tuổi đời. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thấy sự khác biệt giữa giảm thính lực và tuổi nghề ở bộ đội thi công công trình ngầm. Kết luận: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong công trình ngầm khá cao, có tới 61% mẫu vượt quá TCVSLĐ và vượt quá 1,5-30,4 dBA so với tiêu chuẩn của BYT. Làm việc lâu dài trong môi trường này có thể dẫn tới tình trạng giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là 39% và có mối liên quan giữa tỉ lệ giảm thính lực với tuổi đời.

hơi khí độc và cường độ tiếng ồn trong môi trường lao động cũng ngày một tăng. Thực tế cho  thấy  người  lao  động  làm  việc  trong  các ngành  sản  xuất,  xây  dựng,khai  thác…  phải thường xuyên tiếp xúc nhiều nguồn tiếng ồn với cường độ tiếng ồn cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép[1], [2], [3]… Đặc biệt trong thi công công trình ngầm, môi trường làm việc kín và nằm dưới lòng  đất  nêncường  độtiếng  ồn  phát  sinh  ra được khuếch đại lên nhiều lần.Thi công công trình ngầm (CTN) là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm và  thường  xuyên  phải  tiếp  xúc  với  các  yếu  tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp như: bụi, đá, kim loại, phóng xạ, bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí độc… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bộ đội. Trong đó tiếng ồn là một trong các yếu tố gây khó chịu cho bộ đội. Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn bắt nguồn từ các máy khoan, máy đào, máy xúc hay thuốc  nổ…  Các  hoạt  động  như  khoan  đường hầm, đóng cọc, và đào đất đều gây ra tiếng ồn và độ rung nhất định vượt quá ngưỡng nghe của bộ đội. Thực tế đã có tình trạng bộ đội thi công CTN đã phàn nàn về sức khỏe với các biểu hiện như: Giảm sức nghe, ù tai, giao tiếp khó khăn, đau đầu, căng thẳng… làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc.Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu đã được công bố nào trên thế giới và tại Việt Nam về tình trạng giảm thính lực nghề nghiệp của nhóm đối tượng bộ đội thi công CTN. Vì vậy, chúng tôi triển khai nghiên  cứu  đề  tài: “Nghiên  cứu  tình  hình  ô nhiễm tiếng ồn và thực trạng giảm thính lực của bộ đội thi công công trình ngầm”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
giảm thính lực, tiếng ồn, công trình ngầm

Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Thị Hồng Giang (2018), “Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn, giảm thính lực ở người lao động tại công ty khai thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh An Giang”, Y học thực hành số 3/2019. 
2. Musiba Z. (2015), “The prevalence of noise-induced hearing loss among Tanzanian miners”, Occupational medicine (Oxford, England). 65(5): p.386-390. 
3. Hồ Xuân Vũ, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Ngọc Diễn và CS. (2009), “Nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động ở Công ty hữu hạn xi măng Luks Việt Nam – Hương Trà, Thừa Thiên Huế năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành. số 699-700/2010. 
4. Nguyễn Quang Khanh và cộng sự (2003), Thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công nhân sửa chữa máy bay và thiết bị chuyên dụng của tổng công ty hàng không Việt Nam, Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ V, NXB Y học, Hà Nội. 
5. Vũ Thị Ngọc Dung (2016), Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Đại học Thái Nguyên. 
6. Chadambuka A., Mususa F., Muteti S. (2013), “Prevalence of noise induced hearing loss among employees at a mining industry in Zimbabwe”, African Health Sciences. 13(4):p.899-906. 
7. Huỳnh Chung, Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2014), “Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. số 1/2014 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment