Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012

Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012

Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 1,1 – 1,7 tỷ người thừa cân và khoảng 312 triệu người béo phì [63]. Béo phì đang là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng ở các nước đã và đang phát triển. Tỷ lệ béo phì đã tăng gấp ba lần ở các nước đang phát triển trong 20 năm qua [65].

Ở trẻ em, tỷ lệ béo phì đã tăng lên trên toàn thế giới trong những thập kỷ qua và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng được ưu tiên giải quyết ở nhiều quốc gia [73], [92]. Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, tại châu Âu năm 2007 trung bình có khoảng 24% trẻ em 6-9 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Tại Mỹ, theo số liệu dựa theo cân nặng và chiều cao từ National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) năm 2007-2008 cho thấy khoảng 16,9% trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 đến 19 tuổi béo phì [54]. Tổ chức phòng chống béo phì quốc tế (IOTF) cũng đã công bố ở lứa tuổi học đường hiện nay có khoảng 155 triệu trẻ em (khoảng 10%) bị thừa cân và béo phì. Trong đó có khoảng 30-45 triệu, chiếm 2-3% tổng số trẻ em bị béo phì [71].

Tại Việt Nam, trong vòng hai thập kỷ qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đặc biệt là suy dinh dưỡng nhẹ cân đã giảm nhanh và giảm một cách bền vững [15]. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đến cuối năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm còn 18,9%. Cũng như ở các nước đang phát triển khác, nước ta vẫn còn tồn tại vấn đề “gánh nặng kép” về dinh dưỡng, bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì đã trở thành gánh nặng tăng thêm [92]. Béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi và các vùng miền, đặc biệt là ở khu vực thành thị, trong đó thể béo bụng là thường gặp nhất. Một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp,… cũng ngày càng gia tăng [10]. Các cuộc điều tra dịch tễ học trước những năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có, nhưng từ năm 2005 tỷ lệ thừa cân đã lên tới 9,7% và béo phì độ 1 là 6,2% ở lứa tuổi 25 đến 64 tuổi [20]. Thừa cân, béo phì đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trước hết ở các đô thị như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Béo phì gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe lúc trẻ nhỏ cũng như khi trưởng thành [83]. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu; rối loạn dung nạp glucose, tăng insulin máu và tăng đề kháng với insulin [58] [55] [91]. Hội chứng chuyển hóa được xem như là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở người lớn cũng đã xuất hiện ở trẻ em và có liên quan với tình trạng béo phì [93] [67] [82].

Do sự gia tăng của thừa cân – béo phì trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, các nghiên cứu và can thiệp phòng chống các hậu quả của béo phì ngày càng được đầu tư và quan tâm từ góc độ y tế công cộng [64]. Nghiên cứu của Lê Thị Hải và cs năm 2002 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ thừa cân – béo phì tăng từ 16,6% lên 22,8% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 [13]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng học sinh 8 – 10 tuổi tại một trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy có 52,2% trẻ 8-10 tuổi bị rối loạn lipid máu, có tới 57,6% trẻ em 8-9 tuổi có nguy cơ mắc HCCH và 84,6% trẻ em 10 tuổi bị mắc HCCH [6]. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là bước đầu tìm hiểu tình hình rối loạn chuyển hóa ở một nhóm nhỏ trẻ thừa cân-béo phì nên không mang tính đại diện. Do vậy, để có thêm các số liệu cập nhật về tình hình rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở trẻ em tiểu học – đối tượng cần được ưu tiên trong các chương trình can thiệp về sức khỏe và dinh dưỡng – đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ béo phì từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học của thành phố Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu cụ thể như sau:

1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở trẻ béo phì 6-10 tuổi tại Hà Nội năm 2012

2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ đến rối loạn lipid máu ở trẻ em béo phì 6-10 tuổi tại Hà Nội năm 2012.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1. LIPID MÁU VÀ LIPOPROTEIN 4

1.1.1. Lipid máu và các loại lipoprotein 4

1.1.2. Chuyển hóa của lipid và lipoprotein 5

1.2. RỐI LOẠN LIPID MÁU 6

1.2.1. Nguyên nhân rối loạn lipid máu 7

1.2.2. Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu ở trẻ em 9

1.2.3. Tầm soát rối loạn lipid máu ở trẻ em và thanh thiếu niên 10

1.2.4. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu 11

1.3. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ BÉO PHÌ 13

1.3.1. Định nghĩa béo phì 13

1.3.2. Phân loại béo phì 13

1.3.3. Chẩn đoán độ nặng của béo phì 15

1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG GẶP CỦA BÉO PHÌ VÀ RỐI

LOẠN LIPID MÁU 16

1.4.1. Thói quen ăn uống 17

1.4.2. Yếu tố môi trường 18

1.4.3. Yếu tố kinh tế 19

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÉO PHÌ, RỐI LOẠN LIPID MÁU  20

1.5.1. Thế giới và khu vực 20

1.5.2. Việt Nam 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu 27

2.3.3. Thu thập thông tin 30

2.3.4. Sai số và khống chế sai số 34

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35

2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37

3.2. ĐẶC ĐIỂM LIPID MÁU VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở HỌC SINH

BÉO PHÌ 6-10 TUỔI 40

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN

LIPID MÁU Ở HỌC SINH 6-10 TUỔI 48

3.3.1. Yếu tố gia đình 51

3.3.2. Về tiền sử (đặc điểm) bản thân của trẻ 54

3.4. NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH VỀ TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ 58

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60

1. Tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ rối loạn lipid máu ở trẻ béo phì 6-10 tuổi

tại một số trường tiểu học tại Hà Nội năm 2012 60

2. Hội chứng chuyển hóa ở trẻ béo phì 66

3. Một số yếu tố nguy cơ đến rối loạn lipid máu ở trẻ em béo phì 6-10 tuổi

tại Hà Nội năm 2012 67

4. Nhận thức của phụ huynh học sinh về tình trạng béo phì của trẻ 71

KẾT LUẬN 72

KHUYẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment