Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới có khoảng 20% trẻ em tử vong dưới 5 tuổi có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, trong đó 90% là viêm phổi [23]. Do đó, phòng chống viêm phổi cộng đồng cho trẻ đã và đang là một chiến dịch toàn cầu với mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015 [24].
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề quan tâm của gia đình và toàn xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ và tạo nên sự lo lắng cho cha mẹ của trẻ [40]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự đã công bố mô hình bệnh tật trẻ em năm 2001, bệnh hô hấp chiếm 28,8% và viêm phổi là một trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao chiếm 24,3% [2]. Những năm gần đây qua một số báo cáo vẫn thấy rằng bệnh lý hô hấp tăng rất nhiều và luôn chiếm hàng đầu như nghiên cứu của Lê Huy Thạch (2006) bệnh cơ quan hô hấp chiếm 37,4% trong đó viêm phổi chiếm 79,4%; nghiên cứu của Võ Phương Khanh (2007) bệnh hô hấp chiếm 39,9%; nghiên cứu của Trần Đình Thoại (2006) bệnh lý hô hấp và viêm phổi tương đương chiếm 27,1% [1], [6], [7].


Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp hiện nay là các loại vi khuẩn   Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng rất phổ biến, nhưng khả năng bội nhiễm vi khuẩn thì rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, kháng sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phổi [15].
Tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay của các loại vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng ở nước ta ngày càng gia tăng. Trên thực tế hầu hết các nhóm kháng sinh mới đều đã được sử dụng. Do vậy, việc điều trị viêm phổi nặng ngày càng khó khăn, chi phí điều trị ngày càng cao. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc sử dụng kháng sinh hợp lý [11], [22], [47].
Tại khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế hằng ngày có nhiều bệnh nhân nhi được chẩn đoán bị viêm phổi và được điều trị nội trú với nhiều loại kháng sinh. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải lựa chọn thuốc kháng sinh đáp ứng được hiệu quả điều trị, an toàn, kinh tế và giảm thiểu được sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” với các mục tiêu sau:
1.Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
2.Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em.
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Tổng quan về bệnh viêm phổi ở trẻ em    3
1.2.    Tổng quan về điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em    8
1.3.    Tổng quan về các thuốc kháng sinh chủ yếu điều trị viêm phổi ở trẻ em    12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    23
3.1.    Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu    23
3.2.    Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu    27
3.3.    Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em    39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    41
4.1.    Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu    41
4.2.    Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu    43
4.3.    Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em    49
KẾT LUẬN    51
KIẾN NGHỊ    53
     TÀI LIỆU THAM KHẢO
      PHỤ LỤC
      Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
      Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân


DANH MỤC TÊN CÁC BẢNG 
Trang
Bảng 1.1. Phân loại viêm phổi trẻ em ở các nước phát triển    5
Bảng 1.2. Cơ chế tác dụng của amoxicillin và cơ chế đề kháng của vi khuẩn gây bệnh    13
Bảng 1.4. Cơ chế tác dụng của clarithromycin và cơ chế đề kháng của vi khuẩn gây bệnh    15
Bảng 1.5. Cơ chế tác dụng của gentamycin và cơ chế đề kháng của vi khuẩn gây bệnh    17
Bảng 1.6. Cơ chế tác dụng của levofloxacin và cơ chế đề kháng của vi khuẩn gây bệnh    18
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo theo giới tính    23
Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới    23
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng chính    24
Bảng 3.4. Mức độ viêm phổi    25
Bảng 3.5. Số lượng bệnh mắc kèm trên bệnh nhân    25
Bảng 3.6. Bệnh nhân được thực hiện kháng sinh đồ    26
Bảng 3.7. Các nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi ở trẻ em.    27
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng của các nhóm kháng sinh    28
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm Beta – lactam    29
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid    30
Bảng 3.11. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm Aminoglycosid    30
Bảng 3.12. Các phác đồ điều trị ban đầu    31
Bảng 3.13. Các phác đồ điều trị thay đổi    32
Bảng 3.14. Sự phù hợp khuyến cáo của phác đồ kháng sinh được sử dụng điều trị viêm phổi trẻ em    33
Bảng 3.15. Tỷ lệ dùng các loại phác đồ kháng sinh trong phác đồ ban đầu và thay đổi trong điều trị viêm phổi    34
Bảng 3.16. Liều thực dùng kháng sinh cho trẻ tại khoa Nhi Bệnh viện    34
Bảng 3.17. Tỷ lệ trẻ được dùng liều phù hợp, không phù hợp khuyến cáo    35
Bảng 3.18. Tỷ lệ loại kháng sinh theo đường dùng    36
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh theo đường dùng    37
Bảng 3.20. Đánh giá tương tác thuốc    38
Bảng 3.21. Thời gian điều trị tại bệnh viện    39
Bảng 3.22. Sự cải thiện triệu chứng viêm phổi trước và sau điều trị    40
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi, giảm đỡ hay không thay đổi    40


 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment