Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 2015-2016

Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 2015-2016

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 2015-2016.Truyền máu là một liệu pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng trong điều trị ngoại khoa, hầu hết bệnh nhân chấn thương đều có chảy máu và mất máu, do vậy truyền máu đã góp phần điều trị hiệu quả và cứu sống được nhiều bệnh nhân chấn thương. 
Một trong những cấp cứu hay gặp trong ngoại khoa là chấn thương, chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong. Tại Mỹ, chấn thương đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân thuộc lứa tuổi từ 1 đến 44. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 10.000 ca tử vong do chấn thương và chiếm vào khoảng 10,9% trong số các trường hợp bệnh nhân tử vong. Các ca tử vong do chấn thương xếp thứ ba trong tổng số các ca tử vong, chỉ đứng sau bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%).
Tử vong do chấn thương có thể xảy ra ở 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là trong vòng vài giây đến vài phút sau chấn thương: có khoảng 50% bệnh nhân tử vong ở giai đoạn này, thường là tử vong do chấn thương não nặng, tổn thương tủy nặng, vỡ tim, vỡ động mạch chủ hoặc mạch máu lớn, những bệnh nhân gặp ở giai đoạn này thường rất khó phòng ngừa và được cứu sống. Giai đoạn thứ 2 là trong vòng vài phút đến vài giờ sau chấn thương: khoảng 30% tử vong ở giai đoạn này, thường do mất máu. Một số trường hợp tử vong ở giai đoạn này có thể tránh khỏi gặp ở các trường hợp bệnh nhân chấn thương là những người trẻ và khỏe mạnh trước đó. Do vậy chỉ định truyền máu hợp lý: truyền đúng, đủ, cần gì truyền nấy, truyền đúng thời điểm cho bệnh nhân, kết hợp với giải quyết nguyên nhân có thể cứu sống nhiều bệnh nhân ở giai đoạn này. 


Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa tuyến trung ương, hàng năm thực hiện tới 38.000 ca mổ lớn và trung bình, đã sử dụng tới trên 31.000 đơn vị máu và chế phẩm cho cấp cứu và điều trị, nhu cầu về máu rất lớn và ngày càng tăng, trong đó bệnh nhân chấn thương chiếm tỷ lệ lớn trong việc sử dụng máu và chế phẩm.
Đã có một số tác giả nghiên cứu về tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, bệnh viện Bạch Mai… Tại bệnh viện Việt Đức, rất cần có bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng máu, làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu máu và các chế phẩm máu được sử dụng hàng năm tại bệnh viện Việt Đức, đặc biệt là việc sử dụng máu và chế phẩm cho bệnh nhân chấn thương, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 2015-2016” với 2 mục tiêu:
1.        Mô tả tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2015 đến 6/2016.
 2.        Đánh giá việc chỉ định sử dụng máu và chế phẩm máu ở bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2016 – 6/2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.        Đỗ Trung Phấn (2012), Lịch sử phát triển truyền máu, thành tựu của truyền máu thế giới, những bước tiến của truyền máu Việt Nam, Truyền máu hiện đại: cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 15-21.
2.        Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2014), những phát minh và tiến bộ trong lĩnh vực bảo đảm an toàn truyền máu trên thế giới và tại Việt Nam, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, tập V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 38-50.
3.        Đỗ Trung Phấn (2006), Thành tựu truyền máu thế kỷ XX và những tiến bộ về truyền máu tại Việt Nam, Một số chuyên đề Huyết học -Truyền máu tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 65-74.
4.        Phạm Quang Vinh (2006), Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 280-297.
5.        Nguyễn Hà Thanh (2006), truyền máu lâm sàng: Nguyên tắc và các bước thực hiện, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 347-355.
6.      Phạm Quang Vinh (2013), Hệ thống nhóm máu và ứng dụng trong truyền máu, Huyết học – Truyền máu cơ bản, Nhà xuất bản Y học, 36-50.
7.        Bùi Thị Mai An (2010), Đặc điểm một số nhóm máu hệ hồng cầu và mối liên quan với bệnh lý, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 3, 102-119.
8.        Đỗ Trung Phấn (2012), Kháng nguyên nhóm máu, Truyền máu hiện đại: cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 125-138.
9.        Smart, Amstrong (2008), Blood group systems, ISBT Science Series, 68-92.
10.         Daniels G, Bromilow I. (2010), Essential Guide to Blood Groups, Blackwel Publishing Ltd, 2nd, 1-21.
11.         AABB (2011), Highlight of Transfusion Medicine History, http://www.aabb.org/resources/bct/pages/highlights.aspx.
12.         Koh M. B. C, Lee Y.S. Chay J, Appropriate blood component usage, ISBT Science Series, Wiley – Blackwell 6 (2), 249-256.
13.         Nguyễn Anh Trí (2010), Chuyên khoa huyết học – Truyền máu trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, Tập 3, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 7-20.
14.         Đỗ Trung phấn(2000), An toàn truyền máu, NXB y học, Hà Nội,trang 7-8,21,88-150,259-260 (14).
15.         Đỗ Trung Phấn(2004), Sinh lý- sinh hóa máu, Bài giảng huyết học-Truyền máu, NXB y học, Hà Nội, trang 68-74.
16.         Trần Văn Bảo, Vũ Thùy An, Phan Thành Lộc và cộng sự (2012), Tình hình thu nhận và sử dụng máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy trong 3 năm 2009-2011, Tạp chí y học Việt Nam tháng 8, tập 396, 532-534.
17.         Bùi Thị Mai An, Vũ Đức Bình, Nguyễn Anh Trí (2014), Đặc điểm và vai trò của một số nhóm máu hồng cầu mới được phát hiện, Một số chuyên đề Huyết học- Truyền máu, Tập V, nhà xuất bản Y học Hà Nội, 62-72.
18.         Phạm Quang Vinh, An toàn truyền máu, Đại học Y Hà Nội.
19.         Bộ y tế (2013), Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013, Hướng dẫn hoạt động truyền máu.
20.         Đỗ Trung Phấn (2012), Truyền máu lâm sàng, Truyền máu hiện đại: cập nhật, ứng dụng trong điều trị bệnh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 477-510.
21.         Sổ tay sử dụng máu lâm sàng (2008), Bộ Y tế- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Hà Nội.
22.         Phạm Quang Vinh (2012), Thiếu máu: Phân loại và điều trị thiếu máu, Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 389-397.
23.         Nguyễn Ngọc Minh (2007), Sinh lý cầm máu, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, 457-472.
24.         MD Jeffrey L Carson, Steve Kleinman, MD (2014), Indications and hemoglobin thresholds for red blood cell transfusion in the adult.
25.          Liumbruno GM, et al (2009), Recommendations for the transfusion of red blood cells, Blood Transfus. 7(1), 49-64.
26.         A. Cortes Buelvas (2013), Anemia and transfusion of red blood cells, Colomb Med (Cali). 44(4), p.236-42.
27.         Aryeh Shander, Irwin Gross, Steven Hill, et al (2013), A new perspective on best transfusion practicé, Bloo Transfus. 11, p.193-202.
28.         American Society of Anestesiologists Task Force on Blood Component Therapy (1996), Practice guidelines for blood component therapy Anesthesiology. 84, 732- 747.
29.         Holder Y et al eds (2001). Injury surveillance guidelines. Geneva, World Health Organization, (WHO/NMH/VIP/01.02).
30.        Nguyễn Thụ (2006), Sốc chấn thương, Bài giảng gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Y học, 273-298. 
31.        Chấn thương và cấp cứu ngoại khoa (2011), Sử dụng máu lâm sàng, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, Bộ Y tế, 285-302.
32.         Counts RB, Simon TL, Maxwell NG, Heimbach DM (1989), “Hemotasis massively Transfused trauma patients”. Annal of surgery, 190: 91-99.
33.         Harvey MP, Greenfield TP, Surgue ME, Rosenfeld P (1995), “Massive Blood Transfusion in tertiary referral hospital”, The Medical J Australia; Vol 1632 October 1995: 356-359.
34.         Massive transfusion trauma guidelines (2012), American college of surgeons.
35.        Salwa Hindawi (2008), Blood Transfusion guidelines in clinical practice.
36.         Thủ tướng chính phủ, 2001, Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình an toàn truyền máu Hà Nội.
37.         The European Community (1998), Quality management for blood collection, Prossessing and ditribution, Brusell.
38.          The Rules governing Medicinal prodúct in the EC (1999), Blood safety in the European community an innitiave for optimal use: Conlusion and the recommendation, Wildbad Kreuth, Germany.
39.         Đỗ Trung Phấn, David W. Delacy và cộng sự (2001), Kết quả đánh giá kiến thức thực hành truyền máu lâm sàng của các bác sỹ tạ 6 bệnh viện ở Việt Nam, Y học Việt Nam, 267 (12), 29-33.
40.         Nguyễn Thị Huê và cộng sự, Sử dụng khối tiểu cầu trong điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Việt Đức, y học Việt Nam tháng 8- số đặc biệt/2012, 314-319.
41.         Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Nga, Tình hình sử dụng máu và các thành phần máu trong điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm (1998-2002), tạp chí y học thực hành số 1/2004, 22-24.
42.         Nguyễn Hà Thanh (2013), Các chế phẩm máu- đặc điểm, bảo quản và chỉ định điều trị, Huyết học – Truyền máu cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 139-144.
43.         Nguyễn Thị Huê và cộng sự. Đánh giá về thực trạng nhu cầu sử dụng máu trong ngoại khoa tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm gần đây (2005-2009), tạp chí y học Việt Nam số2/2010, trang 464-469.
44.         Nguyễn Thị Hồng (2006), “Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và các sản phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nội.
45.         Trần Ngọc Quế (2013), Nghiên cứu xây dựng ngân hàng máu hiếm tại Viện Huyết học- Truyền máu trung ương, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
46.          Bùi Thị Mai An, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Kim Dung và cộng sự (2006), Nghiên cứu một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người cho máu tại Viện Huyết học- Truyền máu trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 545, Nhà xuất bản Y học Thực hành, Hà Nội, 365-367.
47.         Đỗ Trung Phấn (2006), Một số chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường giai đọan 1995-2000, Bài giảng Huyết học- Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, 380-381.
48.         Nguyễn Thị Hương Thủy (2014), Nghiên cứu chỉ định và hiệu quả truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu tại bệnh viện Hữu nghị, Luận văn thạc sỹ Y học trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
49.         Nguyễn Thị Hương Liên (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Hà Đông giai đoạn 2011-2014, Luận án Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Viện huyết học truyền máu trung ương, Hà Nội.
50.         Tổ chức y tế thế giới, Geneva, ( 2002), Máu và các sản phẩm máu an toàn, tài liệu dịch, Viện huyết học-Truyền máu, Hà Nội, Quyển 3, trang10 -13,58 – 60,66 – 67.
51.         Nguyễn Đức Hy và cộng sự (2005). Tình hình chấn thương giao thông được cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới từ ngày 1/1/2004-30/6/2005.Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất tr78-80, Hà Nội 14-15/11/2005.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới và tại Việt Nam    3
1.1.1.    Lịch sử phát triển truyền máu trên thế giới    3
1.1.2.    Lịch sử phát triển truyền máu tại Việt Nam    6
1.2. Thành phần và chức năng của máu    8
1.2.1. Thành phần tế bào    8
1.2.2. Thành phần huyết tương    8
1.3. Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ nhóm máu khác    9
1.3.1. Hệ nhóm máu ABO    9
1.3.2. Hệ nhóm máu Rh    10
1.3.3. Các hệ nhóm máu khác    10
1.4. Các chế phẩm máu    11
1.4.1. Máu toàn phần    11
1.4.2. Khối hồng cầu đậm đặc    12
1.4.3. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản    12
1.4.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu    12
1.4.5. Khối hồng cầu lọc bạch cầu    12
1.4.6. Khối hồng cầu rửa    12
1.4.7. Khối hồng cầu chiếu xạ gamma    12
1.4.8. Huyết tương giàu tiểu cầu    12
1.4.9. Huyết tương tươi đông lạnh    13
1.4.10. Huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa    13
1.4.11. Khối tiểu cầu (KTC)    13
1.4.12. Tủa lạnh yếu tố VIII    13
1.4.13. Khối bạch cầu hạt    13
1.4.14. Albumin người (5% hoặc 20%) và Immunoglobulin    14
1.5. Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu    14
1.5.1. Thiếu máu    15
1.5.2. Quy định của Thông tư 26/2013TT-BYT    16
1.5.3. Bảng kiểm 10 điều dành cho bác sỹ điều trị khi chỉ định truyền máu của tổ chức Y tế thế giới    16
1.5.4. Chỉ định truyền máu trên bệnh nhân chấn thương    17
1.6. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm    22
1.6.1. Tình hình sử dụng máu trên thế giới    22
1.6.2. Tại Việt Nam    23
1.6.3. Tại bệnh viện Việt Đức    24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1. Đối tượng nghiên cứu    25
2.2. Phương pháp nghiên cứu    25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    26
2.2.3. Nội dung nghiên cứu    26
2.3. Một số kỹ thuật xét nghiệm áp dụng trong nghiên cứu    30
2.3.1. Kỹ thuật xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu    30
2.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm đông máu    30
2.3.3. Kỹ thuật ngưng kết cột gel    31
2.4. Xử lý số liệu    33
2.5. Đạo đức nghiên cứu    34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1.     Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 7/2015-6/2016    35
3.1.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu từ 7/2015-6/2016    35
3.1.2. Sử dụng máu và chế phẩm theo khoa điều trị từ 7/2015-6/2016    36
3.1.3. Sử dụng máu, chế phẩm trong cấp cứu và có kế hoạch từ 7/2015-6/2016    39
3.1.4. Sử dụng máu, chế phẩm theo nhóm máu hệ ABO, Rh từ 7/2015-6/2016    39
3.1.5. Sử dụng máu và các chế phẩm máu theo số giường bệnh và lượt người bệnh tại các khoa điều trị từ 7/2015-6/2016    40
3.1.6. Sử dụng máu và các chế phẩm máu theo từng tháng trong năm (Từ 7/2015 đến 6/2016)    43
3.1.7. Tình hình thực hiện các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu    44
3.2. Chỉ định truyền máu và chế phẩm trên bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2016-6/2016    45
3.2.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức    45
3.2.2. Chỉ định truyền máu và chế phẩm cho bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2016-6/2016    47
Chương 4: BÀN LUẬN    55
4.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 7/2015 – 6/2016.    55
4.1.1. Lượng máu và chế phẩm sử dụng.    55
4.1.2. Sử dụng máu và chế phẩm theo khoa điều trị từ 7/2015-6/2016    57
4.1.3. Tình hình sử dụng máu trong cấp cứu và điều trị.    58
4.1.4. Sử dụng máu, chế phẩm theo nhóm máu hệ ABO, Rh từ 7/2015-6/2016    59
4.1.5. Tỉ lệ sử dụng chế phẩm máu theo số giường bệnh và số lượt bệnh nhân của mỗi khoa điều trị.    60
4.1.6. Sử dụng máu và chế phẩm theo từng tháng trong năm    62
4.1.7. Tình hình thực hiện các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu    62
4.2. Chỉ định truyền máu và chế phẩm trên bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức 1-6/2016.    63
4.2.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân chấn thương.    63
4.2.2. Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu dựa vào lâm sàng    64
4.2.3. Chỉ định truyền máu, chế phẩm máu dựa theo xét nghiệm    69
KẾT LUẬN    71
KIẾN NGHỊ    73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO     9
Bảng 1.2. Phân loại giảm dung lượng máu    19
Bảng 3.1. Tỷ lệ sử dụng máu, chế phẩm máu tại bệnh viện Việt Đức 7/2015-6/2016     35
Bảng 3.2. Số dơn vị và tỷ lệ chế phẩm KHC được sử dụng theo từng khoa điều trị     36
Bảng 3.3. Số đơn vị và tỷ lệ KTC được sử dụng theo khoa điều trị     37
Bảng 3.4. Số đơn vị và tỷ lệ HTTĐL được sử dụng theo khoa điều trị     38
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm KHC, HTTĐL, KTC theo kế hoạch và   cấp cứu     39
Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng máu, chế phẩm theo nhóm máu hệ ABO     39
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu Rh (D)     40
Bảng 3.8. Số lượng đơn vị KHC sử dụng theo số giường bệnh, theo số lượt bệnh nhân tại các khoa điều trị     40
Bảng 3.9. Số lượng đơn vị HTTĐL sử dụng theo số giường bệnh,  số lượt bệnh nhân tại các khoa điều trị     41
Bảng 3.10. Số lượng đơn vị KTC sử dụng theo số giường bệnh,  số lượt người bệnh tại các khoa điều trị     42
Bảng 3.11. Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch tại khoa truyền máu khi phát đơn vị chế phẩm máu cho bệnh nhân     44
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân chấn thương theo tuổi     45
Bảng 3.13. Vị trí bị chấn thương gặp ở bệnh nhân     46
Bảng 3.14. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân chấn thương     47
Bảng 3.15. Sử dụng chế phẩm máu theo phân loại tổn thương     47
Bảng 3.16. Tình hình sử dụng chế phẩm ở nhóm bệnh nhân có một loại chấn thương phải phẫu thuật và không phẫu thuật     48
Bảng 3.17. Sử dụng chế phẩm máu ở bệnh nhân đa chấn thương theo số cơ quan bị tổn thương     49
Bảng 3.18. Tình hình sử dụng chế phẩm máu ở bệnh nhân chấn thương theo thang điểm ABC     50
Bảng 3.19. Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn     50
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa điểm ABC và bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn     51
Bảng 3.21. Tỷ lệ truyền KHC và HTTĐL ở bệnh nhân TMKLL     51
Bảng 3.22. Đặc điểm các chỉ số huyết học của BN chấn thương     52
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền KHC theo xét nghiệm Hb     52
Bảng 3.24.Tỷ lệ bệnh nhân được truyền HTTĐL theo kết quả xét nghiệm PT    53
Bảng 3.25. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền HTTĐL theo kết quả xét nghiệm rAPTT     53
Bảng 3.26. Tỷ lệ bệnh nhân chấn thương được truyền KTC     54
Bảng 3.27. Khảo sát các biểu hiện lâm sàng và số đếm TC trước khi chỉ định truyền KTC     54
Bảng 4.1. Tỷ lệ sử dụng máu và chế phẩm theo một số tác giả     57
Bảng 4.2 . Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo một số tác giả     60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng KHC và HTTĐL theo tháng    43
Biểu đồ 3.2. Tình hình sử dụng KTC theo tháng    43
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân chấn thương theo giới    45
Biểu đồ 3.4. Nguyên nhân gây ra chấn thương ở bệnh nhân    46

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Truyền máu phù hợp hệ nhóm máu ABO của Otenberg    4
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu    29
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Máu và chế phẩm máu    11
Hình 1.2.Truyền máu lâm sàng    15
Hình 2.1. Máy XT 4000i    30
Hình 2.2. Máy Cs2000i    31
Hình 2.3. Hệ thống máy Matrix    31
Hình 2.4. Nguyên lý của kỹ thuật ngưng kết cột gel    32
Hình 2.5. Các mức độ ngưng kết của kỹ thuật ngưng kết cột gel    33

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment