Nghiên cứu tình hình sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016-2017

Nghiên cứu tình hình sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016-2017

Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu tình hình sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016-2017.Việc sử dụng máu và các chế phẩm máu trong lâm sàng đã cứu sống được nhiều người bệnh, không chỉ trong các chuyên ngành ngoại khoa mà còn hỗ trợ rất lớn trong điều trị nội khoa như: hỗ trợ trong hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thư, trong thận nhân tạo, các bệnh lý máu lành tính, ác tính… Tuy vậy truyền máu cũng có thể gây ra tai biến nguy hiểm đến tính mạng như khi truyền nhầm nhóm máu, các phản ứng truyền máu, lây truyền các bệnh nhiễm trùng: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét… Trong những năm qua, tại Việt Nam công tác truyền máu tại bệnh viện từng bước được quan tâm và đạt được nhiều hiệu quả nhất định, đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình An toàn Truyền máu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2001) và mới đây nhất là Thông tư số 26/2013/TT-BYT đã được Bộ Y tế ban hành ngày 16/9/2013 hướng dẫn về hoạt động Truyền máu [1], đã tạo điều kiện cho ngành truyền máu ở Việt Nam phát triển ngày càng bền vững. Hiện nay, chuyên ngành Huyết học – Truyền máu chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá nhu cầu sử dụng các chế phẩm máu và điều tra về các tai biến truyền máu tại bệnh viện.


Bệnh viện 19-8 là bệnh viện tuyến cuối của ngành Công an với quy mô 600 giường bệnh, hàng năm điều trị gần 30.000 lượt bệnh nhân là cán bộ, chiến sỹ công an, bảo hiểm y tế và bệnh nhân tự nguyện trên địa bàn. Bệnh viện có nhiều chuyên ngành phát triển và đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó như: ghép thận, mổ tim hở, can thiệp mạch… Như vậy, nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho cấp cứu, điều trị là khá lớn. Ngày 25/11/2010, Trung tâm Huyết học – Truyền máu Bệnh viện 19-8 được thành lập, từ đó công tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể: tỷ lệ máu tiếp nhận được từ nguồn người hiến máu tình nguyện đã đạt được 100% (năm 2013). Nguồn người hiến máu chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên trong lực lượng Công an nhân dân. Vì vậy, Trung tâm Huyết học – Truyền máu đã chủ động được nguồn máu an toàn, chất lượng cao phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh, việc sản xuất các chế phẩm máu có bước phát triển, công tác truyền máu lâm sàng từng bước được củng cố và đạt hiệu quả cao.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Ban chỉ đạo Vận động Hiến máu tình nguyện Bộ Công an, Bệnh viện 19-8 đã chủ động kế hoạch tiếp nhận máu từ lực lượng cán bộ chiến sỹ công an, đồng thời chủ động sản xuất, bảo quản, cấp phát các chế phẩm máu với chất lượng cao và an toàn tuyệt đối.
Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu và các phản ứng truyền máu ở một bệnh viện ngành có nhiều chuyên khoa sẽ góp phần mô tả bức tranh về thực trạng sử dụng máu và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn truyền máu tại bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016-2017” với hai mục tiêu sau:
1.     Mô tả thực trạng sử dụng máu, chế phẩm máu tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016 – 2017.
2.     Khảo sát các tai biến truyền máu, chế phẩm máu sớm và đánh giá, phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 19-8.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Sơ lược về truyền máu trên thế giới và Việt Nam    3
1.1.1. Trên thế giới    3
1.1.2. Ở Việt Nam    6
1.2. An toàn truyền máu    8
1.2.1. Nhóm máu hệ hồng cầu    8
1.2.2. Máu và các chế phẩm máu    13
1.2.3. Sử dụng máu tại bệnh viện    18
1.3. Các phản ứng truyền máu    21
1.3.1. Phản ứng do miễn dịch    21
1.3.2. Những tai biến không do cơ chế miễn dịch    24
1.3.3. Các tai biến truyền máu do bị nhiễm trùng    25
1.4. Tình hình nghiên cứu về sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu ở Việt Nam    25
1.4.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng máu    25
1.4.2. Các nghiên cứu về tai biến truyến máu    27
1.4.3. Các biện pháp để hạn chế tai biến truyền máu:    27
1.4.4. Tại Bệnh viện 19-8    29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.1. Đối tượng nghiên cứu    30
2.2. Phương pháp nghiên cứu    30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    30
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    30
2.2.3. Nội dung nghiên cứu    30
2.3. Một số kỹ thuật xét nghiệm áp dụng trong nghiên cứu    33
2.3.1. Kỹ thuật xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu    33
2.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm đông máu    33
2.3.3. Kỹ thuật định nhóm máu trong ống nghiệm    34
2.3.4. Phản ứng hòa hợp trong phát máu    34
2.4. Xử lý số liệu    35
– Các số liệu được xử lý theo phần mềm Excel, SPSS 16.0.    35
2.5. Đạo đức nghiên cứu    35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn từ tháng 4/2016 – 3/2017    37
3.1.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu từ tháng 4/2016 – 3/2017    37
3.1.2. Khả năng đáp ứng các chế phẩm máu của Trung tâm Huyết học – Truyền máu và Viện Huyết học- truyền máu TW cho Bệnh viện 19-8 giai đoạn từ tháng 4/2016 – 3/2017    38
3.1.3. Sử dụng máu trong cấp cứu và có kế hoạch từ tháng 4/2016 – 3/2017    39
3.1.4. Sử dụng máu theo nhóm máu hệ ABO, Rh(D) từ tháng 4/2016 – tháng 3/2017    40
3.1.5. Sử dụng máu và các chế phẩm theo từng tháng trong năm    41
3.1.6. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh tại Bệnh viện 19-8    42
3.1.7. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh của các khoa lâm sàng    43
3.1.8. Sử dụng từng loại chế phẩm máu chế phẩm tại các khoa lâm sàng    45
3.1.9. Số đơn vị chế phẩm máu trung bình/1 người bệnh truyền máu    48
3.1.10. Số đơn vị chế phẩm máu sử dụng trong mỗi lần truyền máu    48
3.1.11. Sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh    50
3.1.12. Tình hình chỉ định truyền chế phẩm KHC và KTC tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn từ tháng 4/2016 – 3/2017    51
3.2. Tỷ lệ tai biến truyền máu, chế phẩm máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 19- 8    53
3.2.1. Tỷ lệ tai biến truyền máu, chế phẩm máu    53
3.2.2. Đặc điểm tuổi và giới tính ở bệnh nhân có tai biến truyền máu    53
3.2.3. Tỷ lệ các loại tai biến truyền máu gặp tại Bệnh viện 19-8    55
3.2.4. Tỷ lệ tai biến truyền máu với từng loại chế phẩm    55
3.2.5. Mối liên quan giữa tai biến truyền máu và số lần truyền máu    56
3.2.6. Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu    57
3.2.7. Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC    57
Chương 4: BÀN LUẬN    58
4.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an giai đoạn tháng 4/2016- tháng 3/2017    58
4.1.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu từ tháng 4/2016 – tháng 3/2017    59
4.1.2. Khả năng đáp ứng các chế phẩm máu của Trung tâm Huyết học – Truyền máu và Viện Huyết học – Truyền máu TW cho Bệnh viện 19-8 giai đoạn tháng 4/2016- tháng 3/2017    61
4.1.3. Sử dụng chế phẩm máu trong cấp cứu và có kế hoạch    61
4.1.4. Sử dụng máu theo nhóm máu hệ ABO, Rh(D) từ tháng 4/2016 – tháng 3/2017    62
4.1.5. Sử dụng máu và các chế phẩm theo từng tháng trong năm    63
4.1.6. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh tại bệnh viện    64
4.1.7. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh của các khoa lâm sàng từ tháng 4/2016 – tháng 3/2017    64
4.1.8. Sử dụng từng loại chế phẩm máu tại các khoa lâm sàng    66
4.1.9. Số lượng đơn vị các chế phẩm/1 người bệnh truyền máu    68
4.1.10. Số đơn vị chế phẩm máu sử dụng trong mỗi lần truyền máu    69
4.1.11. Sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh    70
4.1.12. Tình hình chỉ định truyền chế phẩm khối hồng cầu và khối tiểu cầu theo xét nghiệm tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn từ tháng 4/2016- tháng 3/2017    70
4.2. Tỷ lệ tai biến truyền máu và một số yếu tố liên quan đến tai biến truyền máu sớm tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn từ tháng 4/2016- tháng 3/2017    72
4.2.1. Tỷ lệ tai biến truyền máu    72
4.2.2. Đặc điểm tuổi và giới tính của bệnh nhân tai biến truyền máu    73
4.2.3. Tỷ lệ các loại tai biến truyền máu gặp tại Bệnh viện 19-8    74
4.2.4. Tỷ lệ tai biến truyền máu với từng loại chế phẩm    74
4.2.5. Mối liên quan giữa tai biến truyền máu và số lần truyền máu    75
4.2.6. Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu    75
4.2.7. Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC    76
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.     Tỷ lệ đáp ứng các chế phẩm máu    38
Bảng 3.2.     Tỷ lệ sử dụng máu trong cấp cứu và điều trị có kế hoạch    39
Bảng 3.3.     Sử dụng từng loại chế phẩm máu theo số giường bệnh và              lượt người bệnh điều trị tại Bệnh viện    42
Bảng 3.4.     Tỉ lệ sử dụng chế phẩm máu tại các khoa lâm sàng theo            giường bệnh và lượt người bệnh/năm    43
Bảng 3.5.     Tỉ lệ sử dụng chế phẩm máu giữa các khoa lâm sàng    44
Bảng 3.6.     Số lượng đơn vị KHC sử dụng tại các khoa lâm sàng    45
Bảng 3.7.     Số lượng đơn vị HTTĐL sử dụng tại các khoa lâm sàng.    46
Bảng 3.8.     Số lượng đơn vị KTC sử dụng tại các khoa lâm sàng    47
Bảng 3.9.     Số đơn vị chế phẩm máu trung bình /1 người bệnh truyền máu    48
Bảng 3.10.     Số đơn vị KHC dùng trong mỗi lần truyền máu    48
Bảng 3.11.     Số đơn vị HTTĐL dùng trong mỗi lần truyền máu    49
Bảng 3.12.     Số đơn vị KTC dùng trong mỗi lần truyền máu    49
Bảng 3.13.     Tình hình sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh    50
Bảng 3.14.     Tỷ lệ tai biến truyền máu, chế phẩm máu    53
Bảng 3.15.     Đặc điểm giới tính ở bệnh nhân tai biến truyền máu    54
Bảng 3.16.     Tỷ lệ các tai biến truyền máu hay gặp    55
Bảng 3.17.     Tỷ lệ chế phẩm máu đã sử dụng có tai biến truyền máu    55
Bảng 3.18.     Biểu hiện phản ứng theo loại chế phẩm máu    56
Bảng 3.19.     Tỷ lệ tai biến ở người bệnh truyền máu một lần và nhiều lần    56
Bảng 3.20.     Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu    57
Bảng 3.21.     Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC    57
Bảng 4.1.     Tỷ lệ sử dụng máu và chế phẩm theo một số tác giả    60
Bảng 4.2.     Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo một số tác giả    63
Bảng 4.3.     Tỷ lệ phản ứng truyền máu theo nghiên cứu của một số tác giả    72

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment