Nghiên cứu tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Nghệ An và một số yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Nghệ An và một số yếu tố ảnh hưởng.Từ xa xưa do thành kiến và quan niệm hoàn toàn sai lầm nên người ta coi bệnh phong là một trong “tứ chứng nan y”. Nhưng từ khi nhà bác học người Nauy G.H.A.Hansen tìm ra căn nguyên gây bệnh (Trực khuẩn phong: Mycobacterium leprae) và đặc biệt là từ năm 1941 khi Guy Faget sử dụng Dapson điều trị cho các bệnh nhân phong 5,34,57, thì bệnh phong được coi là một bệnh nhiễm trùng và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng, bệnh có thể để lại các di chứng trầm trọng đó là tàn tật. Đây chính là nguồn gốc của những thành kiến về bệnh và cũng là nỗi sợ hãi đối với người bệnh.
Trực khuẩn phong có ái tính với các dây thần kinh ngoại biên 526, vì vậy nó có thể gây viêm, tổn hại các tế bào Schwann dẫn đến rối loạn, mất cảm giác, liệt vận động, rối loạn dinh dưỡng… Chính vì vậy, song song với đa hóa trị liệu (MDT), phòng, chống tàn tật cũng là một nhiệm vụ vô cùng quantrọng của chương trình phòng, chống bệnh phong. Theo thông báo của WHO, cho tới nay trên thế giới hơn mười triệu bệnh nhân phong đã được điều trị khỏibằng MDT, nhưng trong số họ còn rất nhiều bệnh nhân bị tàn tật nặng. Vì vậy tàn tật trong bệnh phong vẫn còn là vấn đề phải được quan tâm của y tế công cộng
Ở Việt Nam chương trình chống phong được trở thành chương trình y tế Quốc gia từ năm 1995 và đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ 19. Tỷ lệ lưu hành đã giảm một cách đáng kể, hơn 30.000 bệnh nhân phong đã được điều trị khỏi. Mặc dù vậy hiện nay vẫn còn có gần 20.000 bệnh nhân bị tàn tật cần được chăm sóc 13. Đây là một gánh nặng không những về kinh tế mà còn về tinh thần cho bản thân, gia đình bệnh nhân phong và xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ tàn tật trong số bệnh nhân phong mới phát hiện hàng năm vẫn còn rất cao. Thực tế này làm cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống bệnh phong2 cần phải đổi mới, cải tiến công tác giáo dục y tế và phát hiện bệnh nhân mới.
Tại Nghệ An, công tác phòng, chống phong trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối tốt, đặc biệt là trong các hoạt động phát hiện bệnh nhân phong mới, áp dụng đa hóa trị liệu và giáo dục y tế. Tuy nhiên, số bệnh nhân tàn tật vẫn còn cao, hiện nay toàn tỉnh có trên 125 bệnh nhân cần phải được chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng.
Công tác chăm sóc tàn tật tuy đã được chú ý từ lâu, song chưa có một định hướng và phương pháp cụ thể cho từng đối tượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có một nghiên cứu đầy đủ về tình hình tàn tật và các yếu tố liên quan tới tàn tật ở bệnh nhân phong. Vậy làm thế nào để có thể giảm tỷ lệ tàn tật trong cả bệnh nhân phong mới và cũ, đó là một nhiệm vụ và thách thức đối với những người làm công tác phòng, chống phong ở Nghệ An.
Để góp phần vào nhiệm vụ ngăn ngừa tàn tật cho bệnh nhân phong chúng tôi lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Nghệ An và một số yếu tố ảnh hưởng.
VỚI CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1. Xác định tỷ lệ tàn tật, độ tàn tật trên bệnh nhân phong đang quản lý tại Nghệ An.
2. Tìm hiểu các yếu tố có liên quan tới tàn tật ở bệnh nhân phong
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Nghệ An và một số yếu tố ảnh hưởng
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Quốc Ân (1977) Một số nhận xét về tình hình tàn phế của bệnh nhân phong ở những tỉnh phía Bắc Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.
2. Bệnh viện Da liễu T.P Hồ Chí minh.(1992 ), Bệnh phong, Bệnh da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Bộ môn Da liễu- Học viện Quân y(2001),Giáo trình bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr 174, 187.
4. Dương Đình Châu. (1991), Bệnh Hansen, Tr 3-5
5. Lê Kinh Duệ (2000), Bệnh phong, Bách khoa thư bệnh học tập 1, Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, tr 58-64.
6. Lê Kinh Duệ (1998), Đường lối chiến lược chống phong ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
7. Lê Kinh Duệ (1982), Một số kiến thức hiện đại về bệnh phong, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
8. Lê Kinh Duệ (1985), Chỉ đạo công tác chống phong, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y- Dược, số 20, Viện thông tin- Thư viện y học Trung ương Hà Nội.
9. Vũ Thái Hà (2002), Tình hình loét lỗ đáo và kết quả điều trị bằng phẫu thuật làm sạch trên bệnh nhân phong ở Viện Da liễu và một số khu điều trị phong, Luận văn bác sỹ nội trú bệnh viện.
10. Phạm Văn Hiển (1999), “Báo cáo tham luận về tăng nhanh tốc độ loại trừ bệnh phong”, Viện Da liễu, tr 1-12.11. Phạm Văn Hiển (2001), “Báo cáo đánh giá hoạt động phòng chống phong 1996- 2000”, Hội nghị đánh giá hoạt động phòng chống phong1996- 2000.
12. Phạm Văn Hiển (2001), Điều tra dịch tễ tàn tật trong bệnh phong ở Việt Nam đề xuất các biện pháp phòng và điều trị phục hồi, Viện Da Liễu Quốc gia.
13. Phạm Văn Hiển (2004), “Đánh giá tình hình hoạt động chống phong và công tác công nhận loại trừ bệnh phong trong 3 năm 2001- 2003”, Hội nghị loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn Việt Nam.
14. Kim Văn Hùng (2000), “Tình hình tàn tật của bệnh nhân phong mới tỉnh Quảng Nam từ 1997 – 1999”, Nội san Da liễu số 2/2000, tr 14.
15. ILEP (2002), “Báo cáo của diễn đàn chuyên môn Hiệp hội chống phong Quốc tế (ILA)”.
16. ILEP (2001), “Chẩn đoán và điều trị bệnh phong phong”, Tài liệu hướng dẫn học tập về bệnh phong.
17. ILEP (2001), “Nhận biết và quản lý các cơn phản ứng phong”, Tài liệu hướng dẫn học tập về bệnh phong.
18. Trần Hậu Khang (2001), “Chiến lược chống phong toàn cầu”, Hội nghị đánh giá hoạt động chống phong 1996-2000.
19. Trần Hậu Khang(2001), Bệnh phong, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
20. Trần Hậu Khang (2003), “Hệ thống giám sát bệnh phong trong giai đoạn mới”, Tài liệu tập huấn giám sát bệnh phong.
21. Trần Hậu Khang, Nguyễn thị Hải Vân (2003), Dịch tễ bệnh phong ở Việt Nam, Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, số 11, p 43-45.22. Trần Quang Khóa (2004), “Đánh giá chiến dịch loại trừ lỗ đáo của bệnh nhân phong tỉnh Cà Mau năm 2002”, Hội nghị loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam, Phú Thọ 3/2004.
23. Nguyễn thị Như Lan (2000), tình hình loét lỗ đáo trên bệnh nhân phong ở một số khu điều trị phong, đặc điểm lâm sàng liệu pháp xử trí, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.
24. Viện Da liễu (2000), Hướng dẫn phòng chống tàn tật trong bệnh phong, Nhà xuất bản Y học, tr 14.
25. Viện Da liễu (1991), Một số nhận xét về phản ứng đảo ngược trong bệnh phong, Nội san Da liễu, tr 3-5.
26. Trần Hữu Ngoạn (2001), Bệnh phong lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản y học, tr: 14, 19, 209.
27. Lương Trường Sơn, Võ Quốc Khánh (2003), “Tìm hiểu tàn tật thêm ở 300 bệnh nhân phong trong hai năm đầu giám sát1999-2000”, Hội nghị khoa học chuyên đề da liễu các tỉnh miền Trung – Tây nguyên, Khánh Hòa 7/2003.
28. Đỗ Văn Thành (1999), “Sơ bộ nhận xét công tác thanh sát chương trình loại trừ bệnh phong 1996 – 1998”, Hội nghị giao ban công tác chống phong các tỉnh miền Bắc, Thanh Hóa 7/1999.
29. Đỗ Văn Thành (2001), “Một số nhận xét công tác kiểm tra giám sát phòng chống bệnh phong năm 1996-2000”, Hội nghị đánh giá hoạt động phòng chống phong 1996-2000.
30. Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Quốc Minh(2005), “Các yếu tố tác động đến khả năng tái hoà nhập của bệnh nhân phong trong cộng đồng tỉnh Lâm Đồng 2004-2005”, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Quốc gia phòng chống bệnh phong 1995- 2005, Hà Nội 7/2005.31. Nguyễn thị Thọ (2001), “Khảo sát tình hình tàn tật của bệnh nhân phong tại TP Đà Nẵng 1999-2000”, Hội nghị đánh giá hoạt động phòng chống phong 1996 – 2000, Hà Nội 3/2001.
32. Đoàn Quốc Tuấn (2005) “Xác định các yếu tố dịch tễ chỉ điểm cho công tác chủ động phát hiện bệnh nhân phong mới tại tỉnh Đồng Tháp” Hội nghị sinh hoạt quản lý khu vực các tỉnh phía Nam, TP Hồ Chí Minh 6/2006.
33. Nguyễn Phúc Vĩnh Phương (2001), “Tình hình tàn tật bệnh nhân phong tỉnh Khánh Hòa1999-2000”, Hội nghị đánh giá hoạt động phòng chống phong 1996 – 2000, Hà Nội 3/2001.
34. Nguyễn Văn Út (2002), DDS, Cập nhật Da liễu, Nhà xuất bản y học, tập 1, số 3, tr 4.
35. Nguyễn thị Hải Vân (2006) “Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng của cơn phản ứng đảo ngược ở bệnh nhân phong tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 tr 59-62.
36. Đỗ Văn Việt (2003), “Kết quả công tác phòng chống tàn tật cho bệnh nhân phong tỉnh Yên Bái”, Hội nghị loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam 3/2004.
37. Nguyễn thị Xuân (2001), Nghiên cứu biện pháp cải thiện tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong mới phát hiện ở tỉnh Gia Lai trong 3 năm 1997- 1999, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com