Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014

Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014

 Luận văn Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%) là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch (48%) [40]. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [36]. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [39]. Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ người lớn (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi 36,8% [40]. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [37].
Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến… Theo tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp.
Thị trấn Phong Điền là thị trấn trung tâm của huyện Phong Điền, có dân số khá đông, trong thời gian gần đây theo nhiều báo cáo cho thấy tình hình tăng huyết áp đang diễn biến phức tạp. Song lại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương. Với mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014”. Với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về tăng huyết áp 3
1.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước 12
1.3 Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại Việt Nam 14
1.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu 18
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 Cỡ mẫu 18
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 19
2.2.4 Nội dung nghiên cứu 20
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 26
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29
2.2.7 Sai số và cách khắc phục 30
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 37
3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi 40
Chương 4 BÀN LUẬN 46
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 51
4.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan 53
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) 4
Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay 4
Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO 9
Bảng 1.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO 10
Bảng 3.1 Đặc điểm  về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng 31
Bảng 3.2 Đặc điểm  về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng 32
Bảng 3.3 Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia 33
Bảng 3.4 Đặc điểm về chế độ ăn 34
Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng 35
Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông 36
Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình tăng huyết áp và tiền sử đái tháo đường 36
Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu 37
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng với tăng huyết áp 40
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp 41
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp 42
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ với tăng huyết áp 43
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA 44
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA 44
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình tăng huyết áp với tăng huyết áp 45
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng với THA 45 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu 35
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên 37
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát 38
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính 38
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc 39
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đào Duy An (2012), “Tăng huyết áp: Sát thủ thầm lặng”, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Quang Bảy (2008), “Tăng huyết áp thứ phát và cách chữa”, Truy cập ngày 20/9/2014, có sẳn trên wed:  http://suckhoedoisong.vn/benh-chuyen-khoa/tang-huyet-ap-thu-phat-va-cach-chua-200892217657578.htm
3. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”, Quyết định số 3192/QĐ-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế, trang 1.
4. Chương trình phòng chống tác hại hút thuốc lá quốc gia (2013), “Tác hại của thuốc lá và thuốc lá thụ động”. Truy cập ngày 20/1/2014, có sẳn trên wed: http://www.vinacosh.gov.vn/vi/tac-hai-thuoc-la/thong-tin-ve-tac-hai-cua-thuoc-la/2013/08/81E2108B/tac-hai-cua-thuoc-la-va-hut-thuoc-thu-dong/
5. Huỳnh Văn Cỏn (2010), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan độ tuổi từ 30- 75 tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Tấn Đạt (2014), “Thuốc lá và sức khỏe”, Giáo trình Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, Khoa Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Hồng Mùng Hai (2013), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau năm 2013”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã An Thạnh III, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”, Luận Văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược cần Thơ.
9. Nguyễn Võ Hinh (2011), “10 yếu tố nguy cơ tăng huyết áp”, Truy cập vào ngày 20/09/2014, có sẳn trên wed: http://www.impe-qn.org.vn/impe qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1133&ID=4945.
10. Nguyễn Thái Hoàng (2010), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. Nguyễn Thái Hoàng, Trần Thái Thanh Tâm & Nguyễn Thị Lệ (2012), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ “, Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, trang 154-160.
12. Phạm Mạnh Hùng & và cộng sự (2010), “Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp, Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam.
13. Trần Phi Hùng (2012), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25-64 tuồi tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
14. Lê Thị Song Hương (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA của người dân từ 40 tuổi trở lên tại một số xã phường Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5-số 1- 2013- tập 406, trang 96.
15. Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Đức Minh & Tạ Văn Trầm (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011”, Tạp chí Y hoch thành phố Hồ Chí Minh, tập 16(số 4).
16. Bùi Quang Kinh (2011), “Bệnh tăng huyết áp”, Nhà xuất bản Nghệ An, thành phố Vinh.
17. Đại Minh (2014), “Bệnh tăng huyết áp: Ăn uống và điều trị, Tủ sách Y học phổ thông: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
18. Lê Triều Minh (2012), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Vĩnh Long”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
19. Trần Hữu Nghĩa (2012), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại phường Long Tuyền-Bình Thủy- Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
20. Hoàng Văn Ngoạn (2009), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 52, trang 89.
21. Trương Bá Nhẫn (2013), “Dịch tễ học bệnh tim mạch”, Giáo trình Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm (2013), Khoa Y Tế Công Cộng: Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
22. Đặng Oanh và cộng sự (2009), “Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan”, Tạp trí Y tế công cộng, số 14(14), trang 36-42.
23. Phân Hội Tăng uyết áp Việt Nam (2014), “Một số định nghĩa tăng huyết áp”, Truy cập ngày 22/10/2014, có sẳn trên wed:  http://tanghuyetap.vn/tai-lieu/phan-loai-tang-huyet-ap
24. Trần Kim Phụng (2010), “Tình hình bệnh tăng huyết áp tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Y tế công cộng, số 16 (16).
25. Nguyễn Y Phương (2013), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
26. Trần Văn Sang (2013), “Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện An Phú, tỉnh An Giang”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
27. Văn Hữu Tài (2014), “Tỉ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Đái tháo đường type điều trị ngoại trú”, Truy cập ngày 22/10/2014, có sẳn trên wed: http://tanghuyetap.vn/tai-lieu/ti-le-tang-huyet-ap-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-benh-nhan-dai-thao-duong-type-2-dieu-tri#sthash.nfjbzgv2.dpuf
28. Phạm Thị Tâm & và cộng sự (2012), “Nghiên cứu tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ 20-39 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2011”, Tập san nghiên cứu khoa học, số 5(4/2012), trang 53-57.
29. Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu & và cộng sự (2011), “Khảo sát tần suất hút thuốc lá và kiến thức thái độ phòng, chống hút thuốc lá ở nam giới thành phố Cần Thơ năm 2011”, Tập san nghiên cứu khoa học, Số 3(8/2011), trang 176-177.
30. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt & Lê Minh Hữu (2014), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở ngưởi từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”, Y học thực hành, số 944-2014, trang 312-314.
31. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp và một số rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
32. Mai Long Thủy (2014), “Tăng huyết áp, Giáo trình các bênh cấp cứu thông thường và các bệnh thường gặp tại cộng đồng: Bộ môn nội, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
33. Trung tâm dân số kế hoach hóa gia đình huyện Phong Điền. (2014). Danh sách cá nhân dân số thị trấn Phong Điền.
34. Nguyễn Thanh Tùng (2010), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở tuổi lao động và yếu tố liên quan ở tuổi lao động Hậu Giang”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
35. Viện Tim mạch Việt Nam (2009), “Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Thực hành-Bộ Y tế.
36. Nguyễn Lân Việt (2012), “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
37. Nguyễn Lân Việt (2012), “Tăng huyết áp- vấn đề cần được quan tâm”, Retrieved Truy cập ngày 20/7/2014, có sẳn trên wed: http://laodong.com.vn/sci-tech/tang-huyet-ap-van-de-can-duoc-quan-tam-hon-96720.bld
38. Nguyễn Thị Kim Yến, Phạm Thị Tâm, Phan Thị Trung Ngọc & Trương Thành Nam (2013), “Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mãn tính, Dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
39. As per the World Health Statistics (2012), “Epidemiology of Hypertension”, Global11,12, of the estimated 57, SUPPLEMENT TO JAPI, FEBRUARY 2013, VOL. 61.
40. Cressionl Mabel, Gorina Yelena, Bilheimer Linda & Richard, G. (2010), “Trends in Health Status and Health care Use Among Older Men”, National Health Statistics Report, page 5.
41. Hypertension Canada (2014), “Misson and vison”, Retrieved access on 24/1/2015, from https://www.hypertension.ca/en/mission-and-vision
42. PDA Office of  Wonmen’s Health (2007), “High Blood Pressur”, Health information Center, page 1.
43. U.S Department of health and human sevices (2003), “Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of  High Blood Pressure”, The seventh Report of the Joint National Committee on, page 3.
44. World Health Organization, “Raised blood pressure”, 
Retrieved accessed on  20/9/2014, from http://www.who.int/gho/ncd/risk_factors/blood_pressure_prevalence_text/en/

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment