NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO QUẢN VẮC XIN VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VẮC XIN TRONG HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO QUẢN VẮC XIN VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VẮC XIN TRONG HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO QUẢN VẮC XIN VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VẮC XIN TRONG HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021.Trên thế giới, thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX hàng triệu người đã chết vì các bệnh truyền nhiễm, kể từ khi văc xin ra đời loài người đã thực sự có được một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh này. Hiện nay đã có khoảng ba mươi loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin và 11 loại vắc xin chính thức được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và không bị chết hay di chứng do dịch bệnh gây ra. Hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Vắc xin và tiêm chủng làm cho trẻ em khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung… Điều này góp phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người và phát triển nguồn nhận lực cũng như kinh tế của mỗi quốc gia.


Ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (EPI), với sự hỗ trợ của UNICEF, đã thanh toán thành công bệnh Bại liệt, loại trừ Uốn ván trẻ sơ sinh và kiểm soát bệnh Sởi. Trong 25 năm qua, vắc xin đã bảo vệ được 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và Uốn ván [2], [20], [21]. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam khi không còn phải đối mặt với các đợt dịch bệnh chết người.
Những thành tựu trong công tác tiêm chủng tại Việt Nam không thể không kể đến vai trò của việc bảo quản vắc xin. Để có được một mũi tiêm vắc xin an toàn và đạt hiệu quả cao, ngoài việc vắc xin phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng, thực hành tiêm của nhân viên y tế phải an toàn thì việc đảm bảo duy trì chất lượng của vắc xin thông qua việc bảo quản cũng là một yêu cầu tối quan trọng. Vắc xin rất dễ bị biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ và môi trường, do vậy từ giai đoạn tiếp nhận đến bảo quản và sử dụng đều phải tuân thủ khắc khe các quy định [15], [31]. Khi vắc xin không được bảo quản đúng quy định sẽ bị biến đổi dẫn đến mất khả năng tạo miễn dịch thậm chí gây ra những bất lợi. Xuất phát từ thực trạng đó. Chúng tôi tiến hành: Nghiên cứu tình hình thực hiện bảo quản vắc xin và kiến thức, thực hành của người quản lý vắc xin trong hệ thống tiêm chủng mở rộng tại thành phố Cần Thơ năm 2021.
Với 02 mục tiêu cụ thể sau:
1 – Mô tả tình hình thực hiện bảo quản vắc xin trong hệ thống tiêm chủng mở rộng tại thành phố Cần Thơ năm 2021.
2 – Xác định tỷ lệ người quản lý vắc xin có kiến thức, thực hành đúng về bảo quản vắc xin và một số yếu tố liên quan kiến thức, thực hành đúng của người quản lý vắc xin trong hệ thống tiêm chủng mở rộng tại thành phố Cần Thơ năm 2021

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………….. 3
1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………… 3
1.2. Khái quát về dây chuyền cung cấp, bảo quản vắc xin ……………………… 4
1.2.1. Cơ cấu tổ chức kho các tuyến ……………………………………………………. 4
1.2.2. Các qui định chung về bảo quản vắc xin……………………………………. 4
1.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc bảo quản vắc xin ……………………………………. 10
1.3.1. Tiêu chuẩn về nhân lực …………………………………………………………….. 10
1.3.2. Tiêu chuẩn về trang thiết bị……………………………………………………….. 11
1.3.3. Tiêu chuẩn về nhiệt độ bảo quản ……………………………………………….. 12
1.3.4. Tiêu chuẩn bảo quản vắc xin trong tủ lạnh………………………………….. 12
1.3.5. Tiêu chuẩn về thời gian lưu giữ vắc xin trong tiêm chủng mở rộng .. 17
1.4. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………………………….. 17
1.4.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới …………………………………… 17
1.4.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam……………………………………. 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….. 21
2.1. Đối tượng ………………………………………………………………………………….. 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………. 21
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………. 21
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………………… 212.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………… 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 22
2.2.2. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………… 22
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………….. 22
2.2.4. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………… 23
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu …………………………………… 30
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số……………………………………………………. 32
2.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu………………………………………. 32
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………. 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 34
3.2. Tình hình bảo quản vắc xin tại các tuyến ………………………………………. 38
3.3. Kiến thức đúng và thực hành đúng về bảo quản vắc xin………………….. 44
3.4. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thực hành của người quản lý vắc xin
tiêm chủng mở rộng tại các tuyến……………………………………………………….. 49
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 52
4.1.1. Nhóm tuổi……………………………………………………………………………….. 52
4.1.2. Giới tính …………………………………………………………………………………. 53
4.1.3. Trình độ chuyên môn ……………………………………………………………….. 53
4.1.4. Chuyên môn nghiệp vụ …………………………………………………………….. 54
4.1.5. Tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về an toàn tiêm chủng và bảo quản
vắc xin …………………………………………………………………………………………….. 55
4.1.6. Thời gian công tác trong ngành y tế …………………………………………… 55
4.1.7. Thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý vắc xin ……………………….. 56
4.2. Tình hình bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng tại các tuyến…………. 574.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin ……. 57
4.2.2. Bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh 59
4.2.3. Sắp xếp vào tủ lạnh và bảo quản vắc xin tại các tuyến………………….. 60
4.2.4. Theo dõi nhiệt độ, tình trạng đông băng của vắc xin, dung môi …….. 61
4.2.5. Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng tại các xã, phường, thị trấn 62
4.3. Kiến thức đúng về bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng ……………….. 63
4.3.1. Kiến thức về nhiệt độ bảo quản, thời gian lưu giữ vắc xin, nhiệt độ bảo
quản dung môi đóng gói cùng vắc xin, cách sử dụng dung môi………………. 63
4.3.2. Kiến thức về thời gian theo dõi nhiệt độ, thời điểm kiểm tra khu vực an
toàn bảo quản, vị trí đặt vắc xin, thời gian giữ lạnh vắc xin……………………. 65
4.3.3. Kiến thức chung đúng về bảo quản vắc xin…………………………………. 65
4.4. Thực hành đúng về bảo quản vắc xin ……………………………………………. 66
4.4.1. Thực hành về tiếp nhận vắc xin tiêm chủng mở rộng tại các tuyến … 66
4.4.2. Thực hành về cấp phát vắc xin tại tuyến thành phố và quận, huyện .. 67
4.4.3. Thực hành chung đúng về tiếp nhận, cấp phát vắc xin………………….. 68
4.5. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thực hành của người quản lý vắc xin
tiêm chủng mở rộng tại các tuyến……………………………………………………….. 69
4.5.1. Mối liên quan giữa đào tạo và kiến thức chung……………………………. 69
4.5.2. Mối liên quan giữa đào tạo và thực hành chung…………………………… 69
4.5.3. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và kiến thức chung ………… 70
4.5.4. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và thực hành chung ……….. 70
4.5.5. Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung………………. 71
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 72
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Quy định tiếp nhận vắc xin……………………………………………………… 7
Bảng 1.2. Cấp phát vắc xin ……………………………………………………………………. 8
Bảng 1.3. Quy định nhiệt độ bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh……….12
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………34
Bảng 3.2. Thông tin về thời gian công tác trong y tế và quản lý vắc xin …….36
Bảng 3.3. Thiết bị dây chuyền lạnh tại các tuyến …………………………………….38
Bảng 3.4. Bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị bảo quản vắc xin trong DCL…………..39
Bảng 3.5. Sắp xếp vắc xin, dung môi trong tủ lạnh………………………………….40
Bảng 3.6. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh……………………………………………….41
Bảng 3.7. Theo dõi nhiệt độ, tình trạng đông băngcủa vắc xin, dung môi…..42
Bảng 3.8. Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng………………………………….43
Bảng 3.9 . Kiến thức về nhiệt độ bảo quản, thời gian lưu giữ vắc xin, nhiệt độ
bảo quản dung môi đóng gói cùng vắc xin, cách sử dụng dung môi …44
Bảng 3.10. Kiến thức về thời gian theo dõi nhiệt độ, thời điểm kiểm tra khu
vực an toàn bảo quản vắc xin, vị trí đặt vắc xin, thời gian giữ lạnh…..45
Bảng 3.11. Thực hành về tiếp nhận vắc xin…………………………………………….46
Bảng 3.12. Thực hành về cấp phát vắc xin ……………………………………………..47
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đào tạo và kiến thức chung ………………………49
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đào tạo và thực hành chung ……………………..50
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và kiến thức chung……50
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và thực hành chung…..50
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung …………51DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức kho các tuyến ………………………………………..4
Hình 1.1. Tủ lạnh bảo quản vắc xin cửa trên …………………………………………..13
Hình 1.2. Tủ lạnh bảo quản vắc xin cửa trước…………………………………………14
Hình 1.3. VVM trên nhãn lọ vắc xin………………………………………………………14
Hình 1.4. Nhiệt kế trong tủ lạnh…………………………………………………………….15
Biểu đồ 3.3. Kiến thức chung đúng về bảo quản vắc xin ………………………….46
Biểu đồ 3.4. Thực hành chung đúng về tiếp nhận, cấp phát vắc xin …………..4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment