Nghiên cứu tình hình, yếu tố liên quan và kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019

Nghiên cứu tình hình, yếu tố liên quan và kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019

Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu tình hình, yếu tố liên quan và kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019.Đái tháo đường là một bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến, ngày càng có khuynh hướng gia tăng trên khắp thế giới cũng như ở nước ta và đang trở thành một thách thức chính trong thế kỷ XXI [14], [55]. Biến chứng mạch máu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
Đái tháo đường làm gia tăng kết dính ở thành mạch máu, các tiểu cầu dễ bị tích tụ lại ở vùng mạch máu đã bị tổn thương, các sợi fibrin cũng tồn tại lâu hơn do đó người đái tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch nhiều hơn người không bị đái tháo đường. Các thử nghiệm lâm sàng đều ghi nhận tăng bề dày lớp nội trung mạch động mạch cảnh ngoài sọ trung bình từ 0,10- 0,21mm/năm liên quan chặt chẽ với biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong tim mạch. Tổn thương động mạch cảnh gây tăng nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 2-4 lần ở người đái tháo đường so với người không bị đái tháo đường [18].


Nghiên cứu IVADE, nhận thấy bề dày lớp nội trung mạc gia tăng 0,011±0,004mm/năm ở người không đái tháo đường, thấp hơn ở bệnh nhân đái tháo đường 0,018±0,002mm/năm [53]. Tuy nhiên, các tổn thương động mạch cảnh thường không có triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng mới được chẩn đoán. Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng là nguyên nhân chiếm 9-18% đột quỵ. Do đó việc phát hiện sớm để có biện pháp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch cảnh là hết sức quan trọng, đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao như đái tháo đường. Theo nghiên cứu tác giả Lê Tấn Hoàng, tỷ lệ dày nội mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân đái tháo đường là 80% và có liên quan với các yếu tố nguy cơ: tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và sau 6 tháng điều trị bề dày nội mạc động mạch cảnh giảm có ý nghĩa. Nghiên cứu ở Nhật cho thấy tỷ lệ tăng nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 0,04mm và cải thiện sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: đường huyết, lipid máu trong thời gian 6 tháng [31]. Tác giả Yu D và cộng sự cũng cho thấy atorvastatin giảm bề dày nội trung mạc động mạch cảnh 0,17mm có ý nghĩa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [58].
Hiện nay có nhiều phương pháp để đánh giá mức độ xơ vữa động mạch cảnh, siêu âm động mạch cảnh là phương pháp không xâm nhập dễ thực hiện, chi phí thấp và có giá trị chẩn đoán cao. Việc nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh trên siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhằm phát hiện sớm và điều trị thích hợp nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ não là một vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện “Nghiên cứu tình hình, yếu tố liên quan và kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019”. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu cụ thể:
1.    Xác định tỷ lệ tăng và mức độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
2.    Tìm hiểu một số yếu tổ liên quan với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
3.    Đánh giá kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm sau 6 tháng điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tổng quan về đái tháo đường týp 2    3
1.2.    Đặc điểm tổn thương bề dày nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2    8
1.3.    Một số yếu tố liên quan đến với bề dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh ngoài sọ qua siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2    17
1.4.    Thay đổi bề dày nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm sau
điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2    19
1.5.    Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước    21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.    Y đức trong nghiên cứu    35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    36
3.2.    Tỷ lệ tăng và mức độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2    39
3.3.    Một số yếu tố liên quan với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2    41
3.4.    Kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau
điều trị    55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    58
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    58
4.2.    Tỷ lệ tăng và mức độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2    64
4.3.    Một số yếu tố liên quan với dày nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ
ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2    66
4.4.    Kết quả thay đổi bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ sau
điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2    74
KẾT LUẬN    77
KIẾN NGHỊ    79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân nhóm CRP theo nguy cơ tim mạch    27
Bảng 2.2. Đánh giá theo khuyến cáo ESC-EASD 2017    29
Bảng 3.1. Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.2. Đặc điểm nơi cư trú, nghề nghiệp    37
Bảng 3.3. Trung bình các yếu tố nguy cơ    37
Bảng 3.4. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ    38
Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng nội trung mạc động mạch cảnh    39
Bảng 3.6. Tỷ lệ tăng IMTc trái và phải theo một số yếu tố nguy cơ    39
Bảng 3.7. Giá trị trung bình IMT động mạch cảnh    40
Bảng 3.8. Tỷ lệ mức độ dày trung bình nội trung mạc động mạch cảnh ngoài sọ phải và trái    40
Bảng 3.9. Liên quan trung bình IMT phải và nhóm tuổi    41
Bảng 3.10. Liên quan tần số IMT phải và nhóm tuổi    41
Bảng 3.11. Liên quan trung bình IMT trái và nhóm tuổi    42
Bảng 3.12. Liên quan tần số IMT trái và nhóm tuổi    42
Bảng 3.13. Liên quan trung bình IMT phải và giới    43
Bảng 3.14. Liên quan trung bình IMT trái và giới    43
Bảng 3.15. Liên quan trung bình IMT phải và thời gian mắc bệnh ĐTĐ    43
Bảng 3.16. Liên quan tần số IMT phải và thời gian mắc bệnh ĐTĐ    44
Bảng 3.17. Liên quan trung bình IMT trái và thời gian mắc bệnh ĐTĐ    44
Bảng 3.18. Liên quan tần số IMT trái và thời gian mắc bệnh ĐTĐ    45
Bảng 3.19. Liên quan trung bình IMT phải và BMI    45
Bảng 3.20. Liên quan trung bình IMT trái và BMI    46
Bảng 3.21. Liên quan trung bình IMT phải và huyết áp    46
Bảng 3.22.    Liên quan tần số IMT phải và huyết áp    47
Bảng 3.23.    Liên quan trung bình IMT trái và huyết    áp    47
Bảng 3.24.    Liên quan tần số IMT trái và huyết áp    48
Bảng 3.25.    Liên quan trung    bình IMT    phải và HbA1C    48
Bảng 3.26.    Liên quan trung    bình IMT    trái và HbA1C    49
Bảng 3.27.    Liên quan trung    bình IMT    phải và CRP    49
Bảng 3.28.    Liên quan trung    bình IMT    trái và CRP    49
Bảng 3.29.    Liên quan trung    bình IMT    phải và Cholesterol    50
Bảng 3.30.    Liên quan trung    bình IMT    trái và Cholesterol    50
Bảng 3.31.    Liên quan trung    bình IMT    phải và HDL    51
Bảng 3.32.    Liên quan trung    bình IMT    trái và HDL    51
Bảng 3.33.    Liên quan trung    bình IMT    phải và Triglycerid    51
Bảng 3.34.    Liên quan trung    bình IMT    trái và Triglycerid    52
Bảng 3.35.    Liên quan trung    bình IMT    phải và LDL    52
Bảng 3.36.    Liên quan trung    bình IMT    trái và LDL    52
Bảng 3.37.    Liên quan trung    bình IMT    phải và độ lọc cầu thận    53
Bảng 3.38.    Liên quan trung    bình IMT    trái và độ lọc cầu thận    53
Bảng 3.39.    Liên quan trung    bình IMT    phải và thuốc lá    54
Bảng 3.40.    Liên quan trung    bình IMT    trái và thuốc lá    54
Bảng 3.41.    Thay đổi trung bình IMT phải sau 6 tháng điều    trị    55
Bảng 3.42.    Tỷ lệ thay đổi IMT phải sau 6 tháng điều trị    56
Bảng 3.43.    Thay đổi trung bình IMT trái sau 6 tháng điều    trị    56
Bảng 3.44.    Tỷ lệ thay đổi IMT trái sau 6 tháng điều trị    57

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment