NGHIÊN CỨU TÍNH KÍCH ỨNG DA VÀ KHÁNG KHUẨN, CHỐNG VIÊM, GIẢM NGỨA CỦA CHẾ PHẨM TAD TRÊN THỰC NGHIỆM

NGHIÊN CỨU TÍNH KÍCH ỨNG DA VÀ KHÁNG KHUẨN, CHỐNG VIÊM, GIẢM NGỨA CỦA CHẾ PHẨM TAD TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU TÍNH KÍCH ỨNG DA VÀ KHÁNG KHUẨN, CHỐNG VIÊM, GIẢM NGỨA CỦA CHẾ PHẨM TAD TRÊN THỰC NGHIỆM.Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh da mạn tính tái phát, có liên quan đến cơ địa dị ứng. Bệnh sinh bệnh nguyên của VDCĐ là tổng hợp của nhiều yếu tố như di truyền, miễn dịch, nhiễm trùng, hàng rào bảo vệ da [1].
Bệnh gặp ở cả 2 giới, tuy nhiên nữ hay bị hơn (tỉ lệ nữ/nam là 1.3/1,0). Trong những năm gần đây, tỉ lệ viêm da cơ địa tăng, kể cả ở những nước phát triển và các nước đang phát triển [1]. Theo thống kê ở Mỹ và một số nước Tây Âu, có khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn bị bệnh này [2]. Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [3].
Hình ảnh lâm sàng của bệnh VDCĐ thay đổi theo giai đoạn bệnh, theo thời kỳ và theo lứa tuổi [4],[5],[6].
Điều trị VDCĐ chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng corticoid bôi và các chế phẩm ức chế calcineurin tại chỗ, kết hợp giữ ẩm cho da, dùng kháng histamin H1 theo đường uống kết hợp các chất ức chế miễn dịch khác và chống phân bào [1].


Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh thuộc phạm vi chứng thấp chẩn, thấp sang,… Về điều trị có nhiều vị thuốc dưới dạng uống, ngâm rửa, bôi ngoài với các tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận dưỡng bì phu, bình ổn vệ khí, được sử dụng trong cộng đồng, hoặc các cơ sở y tế YHCT, từ đó nâng cao thể trạng, góp phần điều trị theo căn nguyên y học hiện đại của bệnh. Cùng với sự phát triển của YHCT, thuốc dùng ngoài trong da liễu cũng có những tiến bộ không ngừng, thể hiện bằng những nghiên cứu dược lý học và sự tích lũy không ngừng những bài thuốc mới với hiệu quả tốt, độc tính thấp, dễ kết hợp, phát triển nhanh [7].
Khoa Da liễu, bệnh viện YHCT Trung Ương với hơn 10 năm kinh nghiệm sử dụng bài thuốc gồm các vị Đại hoàng, Hoàng bá, Hoàng đằng, Ké đầu ngựa, Lá móng, Khổ sâm dùng làm thuốc ngâm để ngâm cho tổn thương của viêm da cơ địa, chúng tôi đã đạt được những kết quả khả quan nhất định. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá về độc tính, tác dụng dược lý cũng như tác dụng điều trị VDCĐ một cách khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế phẩm TAD với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tính kích ứng da của chế phẩm TAD trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa của chế phẩm TAD trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Cấu trúc, sinh lý của da ………………………………………………………………… 3
1.1.1. Cấu trúc của da……………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Sinh lý da……………………………………………………………………………………. 6
1.2. Viêm da cơ địa theo y học hiện đại………………………………………………… 7
1.2.1. Thuật ngữ …………………………………………………………………………………… 7
1.2.2. Dịch tễ ……………………………………………………………………………………….. 7
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh…………………………………………………………………………. 8
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng của viêm da cơ địa…………………………………………. 10
1.2.5. Cận lâm sàng …………………………………………………………………………….. 12
1.2.6. Chẩn đoán xác định……………………………………………………………………. 12
1.2.7. Biến chứng ……………………………………………………………………………….. 13
1.2.8. Điều trị……………………………………………………………………………………… 14
1.3. Viêm da cơ địa theo y học cổ truyền ……………………………………………. 15
1.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh………………………………………………… 15
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng…………………………………………………………………. 15
1.3.3. Điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ truyền …………………………………. 16
1.4. Tổng quan một số nghiên cứu về điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ
truyền……………………………………………………………………………………………….. 18
1.4.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………… 18
1.4.2. Việt Nam ………………………………………………………………………………….. 19
1.5. Tổng quan về chế phẩm TAD ……………………………………………………… 19
1.5.1. Hoàng bá ………………………………………………………………………………….. 20
1.5.2. Đại hoàng …………………………………………………………………………………. 21
1.5.3. Hoàng đằng ………………………………………………………………………………. 22
1.5.4. Ké đầu ngựa ……………………………………………………………………………… 231.5.5. Khổ sâm……………………………………………………………………………………. 24
1.5.6. Lá móng……………………………………………………………………………………. 25
1.6. Một số mô hình nghiên cứu về tính kích ứng da, kháng khuẩn, chống
viêm, giảm ngứa………………………………………………………………………………… 26
1.5.6. Tính kích ứng da ……………………………………………………………………….. 26
1.5.6. Tính kháng khuẩn………………………………………………………………………. 27
1.5.6. Tính chống viêm, giảm ngứa ………………………………………………………. 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 32
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………… 32
2.1.1. Chế phẩm làm nghiên cứu…………………………………………………………… 32
2.1.2. Thuốc, hóa chất, máy móc phục vụ nghiên cứu …………………………….. 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 34
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu tính kích ứng da ………………………………………… 34
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu tính kháng khuẩn……………………………………….. 34
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu tính chống viêm, giảm ngứa ……………………….. 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 36
2.3.1. Nghiên cứu tính kích ứng da của chế phẩm TAD…………………………… 36
2.3.2. Nghiên cứu tính kháng khuẩn của chế phẩm TAD…………………………. 39
2.3.3. Nghiên cứu tính chống viêm, giảm ngứa của chế phẩm TAD………….. 40
2.4. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………… 43
2.5. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………….. 44
2.6. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu ………………………………………… 44
2.6.1. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu tính kích ứng da của chế phẩm
TAD………………………………………………………………………………………………….. 44
2.6.2. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu tính kháng khuẩn của chế phẩm
TAD………………………………………………………………………………………………….. 44
2.6.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu tính chống viêm, giảm ngứa của
chế phẩm TAD …………………………………………………………………………………… 44
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu……………………………………….. 442.8. Sai số và các khống chế sai số………………………………………………………. 45
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ……………………………………………………………………. 47
3.1. Đánh giá tính kích ứng da của chế phẩm TAD…………………………….. 47
3.2. Đánh giá tính kháng khuẩn của chế phẩm TAD…………………………… 48
3.2.1. Xác định hoạt tính kháng khuẩn in vitro của chế phẩm TAD trên 2
chủng vi khuẩn …………………………………………………………………………………… 48
3.2.2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chế phẩm TAD trên 2
chủng vi khuẩn …………………………………………………………………………………… 52
3.3. Đánh giá tính chống viêm, giảm ngứa của chế phẩm TAD……………. 58
3.3.1. Tác dụng chống viêm tai cấp do dầu croton ………………………………….. 58
3.3.2. Đánh giá tác dụng chống ngứa…………………………………………………….. 60
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 65
4.1. Về tính kích ứng da của chế phẩm TAD………………………………………. 65
4.1.1. Lựa chọn động vật nghiên cứu…………………………………………………….. 65
4.1.2. Chuẩn bị động vật nghiên cứu …………………………………………………….. 66
4.1.3. Kết quả chỉ số kích ứng da………………………………………………………….. 66
4.2. Về tính kháng khuẩn của chế phẩm TAD ……………………………………. 67
4.3. Về tính chống viêm, giảm ngứa của chế phẩm TAD …………………….. 70
4.3.1. Tính chống viêm ……………………………………………………………………….. 70
4.3.2. Tính giảm ngứa …………………………………………………………………………. 72
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 74
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika ……………………………. 12
Bảng 2.1. Bảng thiết bị sử dụng trong nghiên cứu tính kháng khuẩn…………. 33
Bảng 2.2. Bảng dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu tính kháng khuẩn ………. 33
Bảng 2.3. Bảng hóa chất, dung môi ………………………………………………………. 33
Bảng 2.4. Môi trường casein đậu tương lỏng …………………………………………. 34
Bảng 2.5. Môi trường thạch dinh dưỡng………………………………………………… 35
Bảng 2.6. Môi trường Nueller – Hinton …………………………………………………. 35
Bảng 2.7. Bảng đánh giá ban đỏ trên da thỏ …………………………………………… 38
Bảng 2.8. Bảng đánh giá phù nề trên da thỏ …………………………………………… 38
Bảng 2.9.Bảng xếp loại kích ứng da ……………………………………………………… 39
Bảng 2.10. Bảng đánh giá số lần gãi của chuột ………………………………………. 42
Bảng 3.1. Nồng độ kháng khuấn của chế phẩm TAD đối với chủng vi khuẩn
Staphylococus aureus ATCC 6538…………………………………………. 50
Bảng 3.2. Nồng độ kháng khuẩn của chế phẩm TAD đối với chủng vi khuẩn
Streptococcus mantus ATCC 35668……………………………………….. 51
Bảng 3.3. MIC của chế phẩm TAD đối với chủng vi khuẩn Staphylococcus
aureus ATCC 6538 ………………………………………………………………. 54
Bảng 3.4. MIC của chế phẩm TAD đối với chủng vi khuẩn Streptococcus
mantus ATCC 35668 ……………………………………………………………. 57
Bảng 3.5. Độ dày trung bình của tai chuột trước và sau khi bôi dầu croton .. 58
Bảng 3.6. Mức độ ức chế viêm của Chế phẩm TAD sau 6 giờ bôi dầu croton ..59
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm TAD đến số lần gãi ngứa trung bình…. 61
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm TAD đến tổng số lần gãi của chuột nhắt
trong 30 phút ……………………………………………………………………….. 63DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hoàng bá …………………………………………………………………………… 20
Hình 1.2. Đại hoàng …………………………………………………………………………. 21
Hình 1.3. Hoàng đằng ……………………………………………………………………….. 22
Hình 1.4. Ké đầu ngựa ………………………………………………………………………. 23
Hình 1.5. Khổ sâm …………………………………………………………………………… 24
Hình 1.6. Lá móng ……………………………………………………………………………. 25
Hình 2.1. Cạo lông thỏ ……………………………………………………………………….. 36
Hình 2.2. Chọn thỏ có da lành lặn…………………………………………………………. 36
Hình 2.3. Chuẩn bị mẫu thử đặt lên da thỏ …………………………………………….. 37
Hình 2.4. Đặt mẫu thử lên da thỏ………………………………………………………….. 37
Hình 2.5. Đặt mẫu thử…………………………………………………………………………. 37
Hình 2.6. Băng cố định miếng dán………………………………………………………… 37
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu…………………………………………………… 46
Hình 3.1. Da thỏ số 3 sau 1 giờ đặt mẫu thử…………………………………………… 47
Hình 3.2. Da thỏ 2 sau 2 giờ đặt mẫu thử ………………………………………………. 47
Hình 3.3.Da thỏ 5 sau 4 giờ đặt mẫu thử ……………………………………………….. 47
Hình 3.4. Da thỏ 1 sau 6 giờ đặt mẫu thử ………………………………………………. 48
Hình 3.5. Da thỏ 6 sau 24 giờ đặt mẫu thử …………………………………………….. 48
Hình 3.6. Nồng độ pha loãng 1x …………………………………………………………… 49
Hình 3.7. Nồng độ pha loãng 10x …………………………………………………………. 49
Hình 3.8. Nồng độ pha loãng 20x …………………………………………………………. 49
Hình 3.9. Nồng độ pha loãng 50x …………………………………………………………. 49
Hình 3.10. Nồng độ pha loãng 100x ……………………………………………………… 49
Hình 3.11. Nồng độ pha loãng 1x …………………………………………………………. 50
Hình 3.12. Nồng độ pha loãng 10x ……………………………………………………….. 50Hình 3.13. Nồng độ pha loãng 20x ……………………………………………………….. 51
Hình 3.14. Nồng độ pha loãng 50x ……………………………………………………….. 51
Hình 3.15. Nồng độ pha loãng 100x ……………………………………………………… 51
Hình 3.16. Nồng độ cao 1x ủ trong 15 phút và 30 phút……………………………. 52
Hình 3.17. Nồng độ cao 10x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 53
Hình 3.18. Nồng độ cao 20x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 53
Hình 3.19. Nồng độ cao 50x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 53
Hình 3.20. Nồng độ cao 100x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………… 54
Hình 3.21. Nồng độ cao 1x ủ trong 15 phút và 30 phút……………………………. 55
Hình 3.22. Nồng độ cao 10x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 55
Hình 3.23. Nồng độ cao 20x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 56
Hình 3.24. Nồng độ cao 50x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………….. 56
Hình 3.25. Nồng độ cao 100x ủ trong 15 phút và 30 phút………………………… 56
Biểu đồ 1. Sự thay đổi độ dày tai chuột theo thời gian trong 6 giờ ……………. 58
Biểu đồ 2. Thời điểm khởi phát cơn ngứa đầu tiên………………………………….. 60
Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của Chế phẩm TAD đến số lần gãi ngứa của chuột nhắt
tại từng thời điểm nghiên cứu ………………………………………………… 62
Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của Chế phẩm TAD đến tổng số lần gãi của chuột nhắt
trong 30 phút ……………………………………………………………………….. 6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment