Nghiên cứu tính nhậy cảm với kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenzae đã phân lập được ờ trẻ viêm phổi
Căn nguyên gây viêm phế quản phổi ở trẻ em rất đa dạng bao gồm: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Vi khuẩn Haemophilus influenzae (HI) là một trong các nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy HI còn nhậy cảm với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên thực tế lâm sàng gần đây cho thấy nhiều loại kháng sinh không còn hiệu quả điều trị viêm phổi do HI. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính nhậy cảm với kháng sinh của HI. Nghiên cứu 54 trường hợp viêm phổi do HI. Kết quả cho thấy, lứa tuổi mắc viêm phổi do HI nhiều nhất là nhóm trẻ dưới 1 tuổi 66,7%. Tỷ lệ nam trên nữ là 2,6/1. Thời gian bị bệnh trung bình trước vào viện: 4,3 ± 2,3 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị kháng sinh trước nhập viện là 72%. 68,5% trẻ (CRP > 6mg/l và bạch cầu >10.000 g/l). Kháng sinh còn nhậy cảm cảm tốt điều trị HI là Imipenem (100%), Meropenem (100%), Ciprofloxacin (96,3%), Azithromycin (92,6%). Kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Cotrimoxazol (96,3%), Cefepim (70,4%), Ceftazidim (59,3%).
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp ở trẻ em. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (2004), hàng năm tỷ lệ trẻ tử vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ tử vong trên toàn thế giới, ở Châu Âu tỷ lệ viêm phổi chiếm từ 30 – 40 trường hợp/1.000 trẻ/năm.
Tại Việt Nam, theo thống kê của chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trung bình mỗi năm một trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3 – 5 lần. Theo báo cáo tình hình bệnh tật trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương (1995 – 2004), tỷ lệ bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 24% tổng số bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ tử vong do viêm phế quản phổi đứng đầu trong các bệnh về hô hấp (75%), chiếm 21% so với tổng số tử vong chung ở trẻ em.
Căn nguyên gây viêm phế quản phổi ở trẻ trùng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ở các nước phát triển căn nguyên gây bệnh viêm phế quản phổi chủ yếu là do virus (virus cúm, á cúm, hợp bào hô hấp, rhinovirus, sởi, enterovirus, adenovirus.v.v.), chiếm 80 – 90%. Ngược lại tại các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, chiếm 75% .
Vi khuẩn Haemophilus influenzae (HI) là một trong các nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em đặc biệt là ở trẻ nhỏ [3, 6, 7]. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị viêm phế quản phổi do vi khuẩn HI ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy HI còn nhậy cảm với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên thực tế lâm sàng gần đây cho thấy nhiều loại kháng sinh không còn hiệu quả điều trị viêm phổi do HI. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nào cho phép gợi ý chẩn đoán viêm phổi do HI và mức độ nhậy cảm với kháng sinh của HI gây
viêm phổi ở trẻ em trong giai đoạn hiện nay như thế nào vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp đầy đủ.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ nhạy cảm kháng sinh và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ em do HI với mục tiêu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị viêm phế quản phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae.
Nghiên cứu tính nhậy cảm với kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenzae đã phân lập được ờ trẻ viêm phổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán viêm phế quản phổi do vi khuẩn Haemophilus influeza nhập viện điều trị tại khoa Tự nguyện A, bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 01/9/2010 đến ngày 30/6/2011.
– Bệnh nhi viêm phế quản phổi: Được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
– Căn nguyên vi sinh: Phân lập được vi khuẩn Haemophilus influenzae trong dịch nội khí quản hoặc tị hầu.
– Phương pháp lấy dịch tỵ hầu: Dùng ống thông plastic nhỏ mềm đưa sâu qua lỗ mũi một khoảng cách bằng 1/2 khoảng cách từ đỉnh mũi đến ống tai ngoài của bệnh nhân để hút dịch.
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ca bệnh.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích