Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương

Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối vớ i sức kh ỏe con người, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tu ổi. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) [47].
Nhằm đảm bảo quá trình phát triển thể ch ất và trí tuệ cho trẻ nhỏ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là vấn đề của sức khỏe cộng đồng luôn được các quốc gia quan tâm. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là nguyên nhân dẫn đến một phần ba số ca tử vong ở trẻ em (khoảng 3,9 triệu trẻ em mỗi năm). Hàng năm, trên thế giới có khoảng 10,9 triệu trẻ em sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai, 17,1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi thấp),
11,    5 triệu trẻ em bị gầy còm nặng (cân nặng theo tu ổi thấp) [54], [69].
Ở Việt Nam tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhiều, năm 1985 là 52,5%; năm 2005 là 25,2%; năm 2008 là 19,9%; tỷ lệ SDD chung năm 2009 là 18,9% trong đó SDD thể thấp còi là 31,9% và SDD thể nhẹ cân là 18,9%. Năm 2010 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (ch ỉ tiêu cân nặng/tu ổi (CN/T)) là 17,5% (trong đó SDD nhẹ (độ I) là 15,4%, SDD vừa (độ II) là 1,8% và SDD nặng (độ III) là 0,3%), SDD thể thấp còi (ch ỉ tiêu chiều cao/tuổi (CC/T)) là 29,3% và thể gày còm (ch ỉ tiêu cân nặng/ chiều cao (CN/CC)) là 7,1%. Năm 2010 trên toàn quốc có 20/63 tỉnh thành có tỷ lệ SDD trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của TCYTTG). Xét theo phân loại của TCYTTG có 31 tỉnh có tỷ lệ SDD trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao) [37].
Năm 2010 nước ta có gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD th ể nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD th ấp còi và khoảng 520.000 trẻ em SDD thể gầy còm. Mức giảm trung bình SDD thể thấp còi trong 15 năm qua (1995¬2010) là 1,3% [35].
Bệnh viện Nhi Trung ương là một Bệnh viện khám và điều trị cho bệnh nhi của các tỉnh trên toàn quốc. Hàng năm Bệnh viện Nhi Trung ương đón tiếp một số lượng lớn trẻ đến khám và tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám Dinh dưỡng. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện năm 2009 có 6.764 trẻ đến khám và năm 2010 là 10.771 trẻ. Số lượng trẻ đến khám không ngừng tăng lên. Vấn đề gì ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng trẻ? Nguyên nhân của SDD được xác định có còn như trước đây không? Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển thể ch ất của trẻ? Đó là các câu hỏi hàng ngày đặt ra cho các bác sĩ lâm sàng. Để góp phần điều trị tốt và có những lời khuyên về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cho các bà mẹ để phòng suy dinh dưỡng cho trẻ, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu:
1.    Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại phòng khám Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011.
2.    Tìm hiểu một so yếu tế liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ    1
TỔNG QUAN     13
1.1.    Những hiểu biết về SDD     13
1.1.1.    Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng protein- năng lượng    13
1.1.2.    Tình hình suy dinh dưỡng protein năng lượng trên thế giới và ở
Việt Nam    14
1.1.3.    Một số khái niệm     18
1.1.4.    Nguyên nhân SDD    18
1.1.5.    Hậu quả của SDD    21
1.1.6.    Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em    22
1.2.    Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em    26
1.2.1.    Chăm sóc bà mẹ khi có thai và cho con bú    26
1.2.2.    Thực hành nuôi dưỡng trẻ    27
1.2.3.    Một số yếu tố khác    30
1.2.4.    Phòng chống SDD trẻ em    31
1.3.    Vài nét về địa điểm nghiên cứu    31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU     32
2.1.    Địa điểm và thờ i gian nghiên cứu    32
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    32
2.2.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    32
2.2.2    Tiêu chuẩn loại trừ    33
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    33
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    33
2.3.2    Cỡ mẫu nghiên cứu    33
2.3.3.    Phương pháp chọn mẫu    34
2.3.4 Các biến số và ch ỉ số nghiên cứu    35
2.3.5.    Phương pháp thu thập số liệu    36
2.3.6.    Nhận định kết quả    37
2.4.    Sai số và biện pháp khống chế sai số    40
2.4.1.    Sai số    40
2.4.2.    Cách khống chế sai số    41
2.5.    Xử lý và phân tích số liệu    41
2.6.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    41
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu    42
3.1.    Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5    tuổi ở nhóm SDD    42
3.2    Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở    nhóm nghiên
cứu    46
Chương 4: BÀN LUẬN     61
4.1.    Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám Dinh
dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương    61
4.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SDD    64
KẾT LUẬN    67
KHUYẾN NGHỊ    68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment