Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối
Thai nghén là giai đoạn sinh lý bình thường của người phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Khi có thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, sinh lý và sinh hóa để đáp ứng với kích thích sinh lý do thai phụ và phần phụ của thai gây ra.
Hệ thống tuần hoàn máu nói chung và hệ thống đông cầm máu nói riêng cũng có những thay đổi để đảm bảo điều hòa và phát triển của người mẹ và thai nhi.
Chảy máu là một biến chứng rất nguy hiểm khi chuyển dạ và sinh đẻ, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời. Tình trạng đông cầm máu của thai phụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khả năng cầm máu của một cuộc sinh nở dù là sinh thường hay sinh mổ. Chính vì vậy, việc sử dụng các xét nghiệm đông cầm máu trước sinh đã được sử dụng cho tất cả các thai phụ nhằm phát hiện nguy cơ chảy máu trong và sau khi sinh.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đông cầm máu và rối loạn đông cầm máu được thực hiện trên những bệnh lý có liên quan như bệnh lý về huyết học [18], tiêu hóa [1], tim mạch, nội tiết [6], [8], [9], [19] .. Nhưng các nghiên cứu về đông cầm máu trên phụ nữ có thai nói chung và phụ nữ có thai 3 tháng cuối còn ít được đề cập.
Vì vậy để góp phần đánh giá tình trạng đông cầm máu ở thai phụ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2 đến tháng 8-2010.
2. Tìm hiểu sự thay đổi một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ tiền sản giật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. SINH LÝ ĐÔNG CẦM MÁU 2
1.1.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu 2
1.1.2. Đông máu huyết tương 7
1.1.3. Tiêu fibrin 11
1.2. ĐÔNG CẦM MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI 13
1.2.1. Tiểu cầu 13
1.2.2. Các yếu tố đông máu 15
1.2.3. Các chất ức chế đông máu 16
1.2.4. Giai đoạn tiêu fibrin 17
1.2.5. Sự thay đổi đông cầm máu hậu sản 18
1.3. ĐÔNG CẦM MÁU VÀ TIỀN SẢN GIẬT 19
1.3.1. Lâm sàng: 20
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật 20
1.3.3. Một số marker đông máu trong thai phụ bị tiền sản giật 22
1.3.4. Hội chứng HELLP (Hemolysis Elevated Liver enzym Low
Plateletes) 23
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở PHỤ NỮ
CÓ THAI 3 THÁNG CUỐI 25
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới 25
1.4.2. Nghiên cứu trong nước 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Nhóm thai phụ 27
2.1.2. Nhóm chứng 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Các biến số nghiên cứu 29
2.2.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 32
2.2.4. Các kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá: 32
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 36
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
3.1.1. Tuổi 38
3.1.2. Nơi cư trú của thai phụ 39
3.1.3. Nghề nghiệp của thai phụ 40
3.1.4. Tuổi thai 40
3.1.5. Số lần sinh 41
3.1.6. Thai nghén bệnh lý 41
3.2. ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ CÓ THAI 3 THÁNG CUỐI 42
3.2.1. Số lượng tiểu cầu 42
3.2.2. Các xét nghiệm đông máu 43
3.2.3. Hoạt tính một số yếu tố đông máu 46
3.3. ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT 49
3.3.1. Xét nghiệm đông cầm máu 49
3.3.2. Mối tương quan giữa huyết áp tối đa, nồng độ protein niệu ở
thai phụ tiền sản giật với kết quả các xét nghiệm đông máu 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53
4.1.1. Tuổi 53
4.1.2. Tuổi thai 54
4.1.3. Số lần sinh 54
4.1.4. Đái tháo đường thai nghén 54
4.1.5. Tiền sản giật 55
4.2. ĐÔNG CẦM MÁU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI 3 THÁNG CUỐI 55
4.2.1. Số lượng tiểu cầu 55
4.2.2. Hệ thống đông máu 57
4.3. ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT 62
4.3.1. Số lượng tiểu cầu 62
4.3.2. Hệ thống đông máu 63
4.3.3. Mối liên quan giữa trị số huyết áp tối đa, nồng độ protein
niệu với kết quả một số xét nghiệm đông cầm máu ở thai phụ tiền sản giật 65
KÉT LUẬN 67
KIÉN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích