Nghiên cứu tình trạng đồng nhiễm HBV, HCV ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế xã hội mang tính toàn cầu. Theo báo cáo của chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) về HIV/AIDS, số người đang sống với HIV trên toàn thế giới, tính đến tháng 12 năm 2009 là 33,4 triệu người và đã có trên 30 triệu người tử vong vì AIDS [38]. Ước tính trên toàn cầu, mỗi ngày có thêm 15000 người nhiễm mới HIV với hơn 95% số nhiễm mới ở các nước nghèo và các nước đang phát triển [34]. Tại Châu Á, một châu lục có số lượng người nhiễm HIV đông thứ 2 trên thế giới, nếu chỉ tính riêng năm 2008 đã có 350.000 người mắc mới [34], [70]. Tại Việt Nam, tình hình nhiễm HIV cũng không khả quan hơn, theo các kết quả điều tra số người nhiễm HIV không chỉ gia tăng, mà còn có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện cả ở nhóm người có nguy cơ thấp như phụ nữ có thai, thanh niên tuổi nghĩa vụ quân sự [1].
Nhiễm HIV không trực tiếp gây tử vong cho người nhiễm, nhưng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan với HIV/AIDS lại là những tác nhân chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhiễm và là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Trong những năm gần đây, nhờ có thuốc kháng HIV cuộc sống của người nhiễm đã được cải thiện rõ rệt [69]. Tuy nhiên, theo các kết quả điều tra, mặc dù không phải là bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhưng các vi rút gây viêm gan, cụ thể là viêm gan vi rút B(HBV) và viêm gan vi rút C (HCV) đang được đánh giá là những nguyên nhân hàng đầu liên quan với tình trạng nhập viện và tử vong ở người nhiễm HIV trong giai đoạn hiện nay [46]. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở những người có tình trạng đồng nhiễm HBV hoặc HCV với HIV thường có tình trạng phá hủy tế bào gan nhanh hơn, bao gồm cả ung thư gan và dẫn đến tử vong nhanh hơn so với người không có tình trạng đồng nhiễm các vi rút viêm gan [50].
Hiện nay theo các kết quả điều tra, trong số người nhiễm HIV có khoảng 2 – 4 triệu người đồng nhiễm HBV, và 4 – 5 triệu người là đồng nhiễm HCV [48], [51]. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm HBV và HCV ở những bệnh nhân HIV không chỉ khác nhau giữa các khu vực địa lý, các quốc gia, mà còn có sự khác nhau giũa các vùng, các địa phương của cùng một quốc gia [45], [49], [62], [67].
Tại Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy 88% các trường hợp nhiễm HIV có liên quan với nghiện chích ma túy (NCMT) [73]. Đây là đường lây nhiễm quan trọng có liên quan với đường lây nhiễm của các HBV và HCVở người nhiễm HIV. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn ít công trình nghiên cứu về tình trạng đồng nhiễm HBV và HCV ở người HIV, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng đồng nhiễm HBV, HCV ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương” với các mục tiêu sau :
1. Tìm hiểu tình trạng đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV.
2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Dịch tễ, tổn thương bệnh học, lâm sàng và điều trị HIV/AIDS 13
1.1.1. Dịch tễ HIV/AIDS 13
1.1.2. Tổn thương bệnh học bệnh HIV/AIDS 15
1.1.3. Lâm sàng và tiến triển bệnh HIV/AIDS 16
1.2. Dịch tễ, bệnh sinh, lâm sàng của HBV/HIV 19
1.2.1. Dịch tễ HBV/HIV 19
1.2.2. Bệnh sinh viêm gan vi rút B 24
1.2.3. Lâm sàng và tiến triển của bệnh HBV/HIV 25
1.3. Dịch tễ, bệnh sinh, lâm sàng của HCV/HIV 28
1.3.1. Dịch tễ HCV/HIV 28
1.3.2. Bệnh sinh viêm gan vi rút C 31
1.3.3. Lâm sàng và tiến triển HCV/HIV 32
1.4. Tình hình nghiên cứu gan B và HCVở bệnh nhân HIV trên thế giới . . 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Phương pháp tiến hành 42
2.3. Các chỉ số nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của HBV, HCV 43
2.3.1. Lâm sàng 43
2.3.2. Xét nghiệm 43
2.4. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu này 44
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV, phân loại giai đoạn lâm sàng và
giai đoạn miễn dịch 44
2.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đồng nhiễm HBV trên HIV 45
2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đồng nhiễm HCV trên HIV 45
2.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đồng nhiễm HGV – HCV trên HIV 45
2.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan giai đoạn cấp 45
2.4.6. Tiêu chuẩn loại trừ 45
2.5. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 45
2.6 Phương pháp xử lý số liệu: 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV 46
3.1.1. Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và HIV 36
3.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân đồng nhiễm HBV, HCV và HIV. …47
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đồng nhiễm HBV, HCV/HIV 49
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đồng nhiễm HBV/HIV. 50
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đồng nhiễm HCV/HIV.. 55
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đồng nhiễm HBV/HCV/HIV… 58
3.3. So sánh biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng đồng nhiễm
các vi rút viêm gan 62
Chương 4: BÀN LUẬN 65
4.1. Tỷ lệ đồng nhiễm các HBV, HCV trên bệnh nhân HIV và một số đặc
điểm dịch tễ 65
4.1.1. Tỷ lệ đồng nhiễm các HBV,HCV và HIV 65
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân đồng nhiễm HBV, HCV và HIV 67
4.2.1. Phân bố theo nhóm tuổi 67
4.2.2. Phân bố theo giới 68
4.2.3. Phân bố theo địa phương 69
4.2.4. Tình trạng hôn nhân 69
4.2.5. Hành vi nguy cơ 70
4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đồng nhiễm HBV, HCV/HIV 71
4.3.1. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HBV/HIV 71
4.3.2. Liên quan giữa HBV và HIV 73
4.3.3. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HCV/HIV 74
4.3.4. Liên quan giữa HCV và HIV 76
4.3.5. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HBV/HCV/HIV 77
4.3.6. Liên quan giữa HBV,HCV và HIV 78
4.4. So sánh biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng đồng nhiễm
các vi rút viêm gan 79
KÉT LUẬN 81
KIÉN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích