NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HIV KHÁNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ ARV PHÁC ĐỒ BẬC 1 TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ
Luận án NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HIV KHÁNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ ARV PHÁC ĐỒ BẬC 1 TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ.Càng ngày càng có nhiều bằng chứng về hiệu quả điều trị bằng thuốc ARV ở người nhiễm HIV. Điều trị ARV không chỉ làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV mà còn làm giảm nhiễm HIV mới trong cộng đồng [100]. Trong nỗ lực giảm tác động của dịch HIV, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng chương trình điều trị ARV từ cuối năm 2005 và đặt ra mục tiêu đạt 70% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với điều trị vào năm 2015 (tương đương 105.000 người) và đạt 80% vào năm 2020 (tương đương 150.000 người) [15]. Khi độ bao phủ điều trị ARV tăng lên, sự xuất hiện và lan truyền kháng thuốc của HIV là điều không thể tránh khỏi [87]. HIV kháng thuốc xuất hiện, đồng nghĩa là phác đồ ARV mà bệnh nhân đang điều trị thất bại cần chuyển sang phác đồ ARV khác với chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, việc mở rộng điều trị ARV có thể dẫn đến việc xuất hiện và lan truyền của HIV kháng thuốc do tuân thủ điều trị kém, hay gián đoạn điều trị vì nguồn cung cấp thuốc ARV không liên tục, hoặc do giám sát HIV kháng thuốc không được thực hiện đầy đủ dẫn đến hạn chế hiệu quả của điều trị ARV [82], [26].
Xét nghiệm về HIV kháng thuốc có giá thành cao và không được thực hiện thường quy ở hầu hết các nước có nguồn lực hạn chế, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên việc thu thập các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc thì có chi phí thấp dễ thực hiện, phản ánh được công tác dự phòng HIV kháng thuốc ở cả cấp độ chương trình lẫn cấp độ cơ sở điều trị, đồng thời đưa ra các cảnh báo về nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc. Bên cạnh đó, thực trạng tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang điều trị ARV sẽ cung cấp các bằng chứng cho các can thiệp cần được thực hiện ở cả cấp độ cơ sở điều trị và cấp độ chương trình điều trị nhằm tối đa hiệu quả của điều trị ARV.
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các đánh giá về cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cũng như theo dõi sự xuất hiện của HIV kháng thuốc trên quần thể bệnh nhân điều trị ARV nhằm mục đích giám sát tình trạng HIV kháng thuốc. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào phản ảnh thực trạng các yếu tố cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cũng như chưa có nghiên cứu theo dõi tiến cứu về tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân từ khi bắt đầu điều trị ARV. Việc đánh giá thực trạng HIV kháng thuốc và các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của HIV kháng thuốc là rất quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp nhằm mở rộng chương trình điều trị ARV hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại cơ sở điều trị HIV tại một số tỉnh, thành phố 2010 – 2012.
2. Xác định đặc điểm HIV kháng thuốc và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số cơ sở điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1. l.Tình hình điều trị ARVtrên thế giới 3
1.2. Tổng quan về HIV và HIV kháng thuốc 5
1.2.1. Tổng quan về HIV 5
1.2.2. Tổng quan về thuốc ARV 7
1.2.3. Tổng quan về HIV kháng thuốc 9
1.3. Tình hình dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc trên thế giới 15
1.3.1. Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc (EWI) 15
1.3.2. HIV kháng thuốc mắc phải trên bệnh nhân điều trị ARV. 20
1.3.3. HIV kháng thuốc mắc phải trên người đang điều trị ARV 23
1.4. Tình hình điều trị ARV và HIV kháng thuốc tại Việt Nam 27
1.4.1. Tình hình điều trị ARV. 27
1.4.2. Tổng quan về HIV kháng thuốc tại Việt Nam 29
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Mô tả thực trạng cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại cơ sở điều trị HIV của một số
tỉnh, thành phố 2010 – 2012 33
2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.1.3. Thu thập mẫu: 37
2.1.4. Xử lý số liệu 38
2.2. Xác định đặc điểm HIV kháng thuốc và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân
điều trị ARV phác đồ bậc 1 40
2.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
– Bệnh nhân đã điều trị tại PKNT, sau đó ngừng điều trị, nay điều trị lại 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu 48
2.2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 56
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 57
3.1. Mô tả thực trạng cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại 42 cơ sở điều trị HIV/AIDS 57
3.1.1. Kết quả chung 57
3.1.2. Thực hành kê đơn chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế (EWI1) 58
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trong vòng 12 tháng sau điều trị ARVbậc 1
(EWI2) 59
3.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 tại thời điểm 12 tháng sau điều
trị ARV bậc 1 (EWI3) 60
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn (EWI4) 61
3.1.6. Chỉ số cung ứng thuốc ARVliên tục (EWI5) 62
3.1.7. Tổng hợp các phòng khám có ít nhất một chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng
thuốc không đạt mục tiêu của WHO 62
3.1.5. Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại 4 cơ sở điều trị theo dõi HIV
kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARVphác đồ bậc 1 64
3.2. Xác định đặc điểm HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV 65
3.2.1 Đặc điểm HIVkháng thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV (T1) 65
3.2.2. Đặc tính lâm sàng, miễn dịch tại thời điểm kết thúc nghiên cứu – 12 tháng
sau khi điều trị ARVphác đồ bậc 1 (T2) 70
3.2.3. Đặc điểm HIVkháng thuốc tại thời điểmT1 và T2 75
3.2.4. Yếu tố liên quan đến đột biến HIV kháng thuốc tại thời điểm T1 88
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 92
4.1. Mô tả các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại cơ sở điều trị HIV/AIDS …. 92
4.1.1. Thực hành kê đơn (EWI1) 93
4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trong 12 tháng sau điều trị (EWI2) 94
4.1.3. Tỷ lệ duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng điều trị (EWI3) 97
4.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn (EWI4) 99
4.1.5. Cung ứng thuốc liên tục (EWI5) 102
4.2. Đặc điểm HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV phác đồ bậc 1 104
4.2.1 Tình trạng HIVkháng thuốc trước khi bắt đầu điều trị ARV 104
4.2.2 Tình trạng HIVkháng thuốc tại thời điểm 12 tháng sau điều trị ARVbậc 1109
4.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến xuất hiện của đột biến HIV kháng thuốc tại T2 119
4.2.4. Những hạn chế của nghiên cứu 123
KẾT LUẬN 124
KHUYẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thanh Long, Bùi Đức Dương, Đoàn Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Vân Trang, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Thị Minh Thu, (2012), Kết quả duy trì điều trị bằng thuốc ARV và cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại một số cơ sở điều trị HIV/AIDS, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, Số 6 (133), tr 99-106.
2. Nguyễn Thanh Long, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Vũ Thượng, Trương Thị Xuân Liên, (2013), HIV kháng thuốc trên bệnh nhân người lớn đang điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) phác đồ bậc 1 tại một số cơ sở điều trị HIV/AIDS, Tạp chí Y học Việt Nam 406, Tháng 5, Số 2, tr 42-46. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2014), Báo cáo chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2013.
2. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn xét nghiệm tải lượng HIV 1 trong theo dõi điều trị HIV/AIDS.
3. Bộ Y tế (2011), Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
4. Bộ Y tế (2010), Báo cáo UNGASS về đáp ứng phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
5. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán điều trị HIV/AIDS.
6. Bộ Y tế (2006), Quy trình Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
7. Bộ Y tế (2000), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
8. Bùi Đức Dương và cs (2010), Dự báo nhu cầu và ngân sách sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam (2011-2015).
9. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2014), Báo cáo tổng kết mô hình thí điểm điều trị 2.0.
10. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2013), Kết quả giám sát trọng điểm năm 2013.
11. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2013), Kết quả giám sát trọng điểm và giám sát hành vi 2012.
12. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2012), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012.
13. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2011), Báo cáo tỷ lệ phân bố phác đồ điều trị ARV năm 2010.
14. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2010), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS.
15. Chính phủ (2012), Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
16. Nguyễn Hữu Chí (2007), “Đặc điểm kháng ARV của bệnh nhân AIDS thất bại điều trị với HAART tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Hội nghị khoa học Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp Hồ chí Minh – 2007”.
17. Phạm Song (2006), HIV/AIDS – Tổng hợp, cập nhật & hiện đại.
18. Trần Thị Phương Thúy (2012), Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
19. Trần Thị Phương Thúy, N Đ H, Nguyễn Văn Kính, (2011), Tìm hiểu đặc điểm kháng thuốc kiểu gen của HIV phân lập từ bệnh nhân đang điều trị ARV bậc một. 129
20. Trần Thị Phương Thúy, N Đ H, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Văn Kính, (2011), Tìm hiểu tỷ lệ mới mắc kháng thuốc kiểu gen của HIV phân lập từ bệnh nhân đang điều trị ARV bậc một.
21. Trần Thị Phương Thúy, T T M L, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Văn Kính, (2011), Tìm hiểu thất bại điều trị antiretrovirus và các yếu tố ảnh hưởng tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương.
22. Trương Thị Xuân Liên, H H K T, Lương Thu Trâm, (2010), ” HIV kháng thuốc trên bệnh nhân nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh”, Y học thực hành. 742+743,: p. tr.418-22