Nghiên cứu tình trạng hở van hai lá sau nong bằng bóng Inoue trên bệnh nhân hẹp hai lá khít
Bệnh tim hẹp lỗ van hai lá (hay gọi tắt là hẹp hai lá – HHL) là một bệnh nặng, có nhiều biến chứng nặng nề. Tỷ lệ bệnh nhân (BN) HHL ở nước ta hiện nay còn cao. Nguyên nhân của tuyệt đại đa số các trường hợp HHL là do thấp tim, gây ra những tổn thương mạn tính ở cơ tim và van tim [2].
Năm 1984, Kanji Inoue (một bác sĩ người Nhật) lần đầu tiên trình bày phương pháp điều trị can thiệp mới: Đó là phương pháp nong van hai lá (NVHL) bằng bóng Inoue [7]. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp can thiệp khác như: Khả năng thành công cao, hiệu quả điều trị tốt, ít xâm lấn [3], áp dụng điều trị được cho BN suy tim nặng, thai phụ, trẻ em [1]… Kết quả của phương pháp này có thể so sánh được với phương pháp mổ tách van tim mở, mổ tách van tim kín [11].
Một trong những biến chứng hay gặp sau NVHL là hở van hai lá (HoHL)- HoHL thường có xu hướng tăng lên so với trước nong. Nếu hở nhẹ hoặc vừa thì kết quả NVHL được coi là thành công [4]. Tuy vậy, ở một số BN sau NVHL, HoHL có thể xảy ra với mức độ nặng làm cho tiên lượng xấu đi nhiều: Đôi khi cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu, về lâu dài có thể phải phẫu thuật thay van. Trên thực tế lâm sàng, có những trường hợp HoHL tăng lên hoặc giảm đi sau NVHL một thời gian. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tình trạng HoHL ngay và sau 3 tháng NVHL bằng bóng Inoue để điều trị HHL khít.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng HoHL sau nong VHL II. TỔNG QUAN
2.1. Tình hình thấp tim và HHL
Năm 1769, Morgagni lần đầu tiên trình bày lâm sàng một trường hợp HHL [5]. Những năm 1960 thấp tim là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu gây bệnh van tim và tử vong ở trẻ em trên thế giới [19]. Hiện nay, khoảng 95% các trường hợp thấp là ở các nước đang phát triển. Ước tính thế giới phải chịu gánh nặng 2,4 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-14 bị biến chứng của thấp [19].
1. 1. Giải phẫu, sinh lý học VHL
VHL nằm giữa tâm nhĩ trái (NT) và tâm thất trái (TT), nó chỉ cho máu đi theo một chiều từ tâm NT xuống tâm TT chứ không cho máu đi “ngược chiều” lên tâm NT. Bao gồm: Lá van, vòng van và tổ chức dưới van (dây chằng, cột cơ).
* Hoạt động chức năng của VHL có tốt hay không là nhờ sự hoàn hảo của mỗi thành phần trong cấu trúc bộ máy van.
2.3. Giải phẫu bệnh HHL
Sau một số đợt thấp tim tái phát, HHL bắt đầu xuất hiện và tiến triển trong nhiều năm cho tới khi xuất hiện triệu chứng. Thương tổn chính là xơ dày lá van và thâm nhiễm tiến triển, tiếp đó xuất hiện vôi hoá lắng đọng trên lá van, sự vôi hoá có thể xảy ra ở trên thân van, ở một hoặc cả 2 mép van. Dính mép van, dây chằng dầy và co rút làm hạn chế sự di động của hai lá van, hạn chế chức năng đóng mở bình thường của VHL từ đó làm diện tích hiệu dụng lỗ VHL lá bị hẹp lại.
HHL do thấp thường đi kèm tổn thương nhiều van khác, trong đó hay gặp là van động mạch chủ (khoảng 40%) [2]. HoHL đi kèm HHL cũng rất hay gặp, mức độ HoHL có thể là nhẹ, vừa hoặc nhiều [16].
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích