Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai

Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh rối loạn về chuyển hoá do sự kháng insulin, giảm tiết insulin, hoặc kết hợp cả hai. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu và rối loạn chuyển hoá các chất carbonhydrat, protid, lipid. Tăng glucose máu lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mắt, thận, thần kinh.
Tần suất bệnh ĐTĐ ngày càng tăng, là một trong ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất (ung thư, tim mạch và ĐTĐ). Theo tổ chức y tế thế giới, đến năm 2025 sẽ có từ 300 đến 330 triệu người – khoảng 5,4% dân số thế giới mắc bệnh ĐTĐ, trong đó trên 90% là ĐTĐ týp 2. Ở Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện nội tiết trung ương năm 2003, tỷ lệ ĐTĐ từ 2,7% đến 3%. Theo ước tính, năm 2005 ở Việt Nam có khoảng 1.295.000 người mắc bệnh ĐTĐ và đến năm 2025 có khoảng 2.555.000 người mắc bệnh ĐTĐ [1]. Sự bùng nổ của bệnh ĐTĐ týp 2 và những biến chứng của bệnh đã làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ, tăng gáng nặng chi phí điều trị đã và đang là thách thức lớn với cộng đồng [1].
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 rất phức tạp nhưng chủ yếu là kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ không khó nhưng do bệnh diễn tiến âm thầm và triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên thường được phát hiện muộn, đặc biệt bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh hoặc do các biến chứng mạn tính của bệnh nên việc điều trị không đạt được kết quả cao [1], [4], [13], [57], [69].
Kháng insulin là đặc điểm nổi bật của ĐTĐ týp 2, kháng insulin là tình trạng suy giảm đáp ứng sinh học đối với insulin, biểu hiện thông thường bằng sự gia tăng nồng độ insulin trong máu. Đề kháng insulin dẫn đến giảm sử dụng glucose ở các mô và tăng sản xuất glucose từ gan. Hậu quả của việc tăng sản xuất glucose từ gan là tăng đường huyết lúc đói, trong khi giảm sử dụng glucose ở các mô dẫn đến tăng đường huyết sau ăn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng kháng insulin thường đi trước sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ týp 2. Khi nồng độ insulin không đủ để vượt qua tình trạng kháng gây tăng glucose máu mạn tính và bệnh ĐTĐ thực sự sẽ xuất hiện. Kháng insulin được xem như một trong những khiếm khuyết tiên phát đặt nền tảng cho sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2. [1], [8], [14], [15], [30].
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, các tác giả cho rằng kháng insulin có liên quan đến béo phì, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid. Tuy nhiên, còn rất ít nghiên cứu về tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng kháng insulin của nhóm nghiên cứu trên.
MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN .. 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình đái tháo đường Việt Nam 4
1.2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 5
1.2.1. Định nghĩa đái tháo đường 5
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 6
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ cao có khả năng phát triển đến bệnh ĐTĐ týp 2 7
1.3. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2..
8
1.3.1. Nghiên cứu về tình trạng kháng insulin 8
1.3.2. Khái niệm, định nghĩa kháng insulin 10
1.3.3. Vị trí kháng insulin 12
1.3.4. Cơ chế bệnh sinh của kháng insulin 15
1.3.5. Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 15
1.3.6. Các phương pháp xác định kháng insulin 16
1.3.7. Một số chỉ số đánh giá kháng insulin 19
1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI KHÁNG INSULIN 21
1.4.1. Kháng insulin liên quan đến rối loạn lipid máu 21
1.4.2. Kháng insulin liên quan đến béo phì và sự tăng lên của vòng eo 23
1.4.3. Kháng insulin liên quan đến tăng huyết áp 25
1.4.4. Giá trị của HbA1c 25
1.4.5. Một số nghiên cứu về chỉ số HOMA 26
1.4.6. Một số nghiên cứu về chỉ số QUICKI 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Nhóm nghiên cứu 29
2.1.2. Nhóm chứng: Theo ý kiến của Hội đồng đề cương 30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 30
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
2.2.1. Hỏi tiền sử và thông tin cá nhân 30
2.2.2. Khám lâm sàng 31
2.2.3. Các xét nghiệm sinh hóa 33
2.2.4. Chỉ số đánh giá kháng insulin 37
2.2.5. Xử lý số liệu 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU. …40
3.1.1. Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu 41
3.1.2. Phân bố BMI của nhóm nghiên cứu 42
3.1.3. Phân bố vòng eo của nhóm nghiên cứu 42
3.1.4. Phân bố số đo huyết áp của nhóm nghiên cứu 43
3.1.5. Rối loạn lipid máu ở ĐTĐ týp 2 44
3.1.6. Nồng độ glucose máu lúc đói của nhóm nghiên cứu 46
3.1.7. Nồng độ insulin máu lúc đói của nhóm nghiên cứu 46
3.2. KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁITHÁO ĐƯỜNG TÝP 2 47
3.3. KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 50
3.3.1. Mối liên hệ giữa kháng insulin với huyết áp tâm thu 50
3.3.2. Mối liên quan của kháng insulin với huyết áp tâm trương 50
3.3.3. Mối liên quan của kháng insulin với BMI 51
3.3.4. Mối liên quan của kháng insulin với vòng eo 51
3.3.5. Mối liên quan của kháng insulin với Cholesterol 52
3.3.6. Mối liên quan của kháng insulin với Triglycerid 52
3.3.7. Mối liên quan của kháng insulin với HDL-C 53
3.3.8. Mối liên quan của kháng insulin với LDL-C 53
3.3.9. Mối liên quan của kháng insulin với HbA1C 54
3.3.10. Mối tương quan của các chỉ số kháng insulin với một số yếu tố sau 55
Chương 4. BÀN LUẬN 58
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 59
4.1.2. Béo phì và sự tăng lên của vòng eo 61
4.1.3. BMI. 62
4.1.4. Tăng huyết áp 64
4.1.5. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 65
4.2. KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2 …74
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 79
4.3.1. Mối liên quan của kháng insulin với THA 79
4.3.2. Mối liên quan của kháng insulin với BMI 80
4.3.3. Mối liên quan của kháng insulin với vòng eo 81
4.3.4. Mối liên quan của kháng insulin với rối loạn lipid máu 82
4.3.5. Mối liên quan của kháng insulin với HbA1C 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment