Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ học trong thất trái bằng siêu âm-Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường
Luận án Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ học trong thất trái bằng siêu âm-Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường.Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý khá phổ biến, rất thường gặp trong các bệnh lý tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân (chiếm khoảng 90%). Tỷ lệ mắc THA có xu hướng ngày càng tăng và tăng dần theo tuổi, là mối đe dọa đến sức khỏe mỗi người cũng như toàn thể cộng đồng khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao [1], [24]. Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4%, tương đương với 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu người. Dự kiến tỷ lệ THA sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [16], khoảng 1,56 tỷ người. Mỗi năm có ít nhất 7,1 triệu người chết do THA. Thống kê năm (2009) THA là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong toàn cầu 12,7%, các yếu tố nguy cơ khác: sử dụng thuốc lá 8,7%, tăng đường huyết 5,8% [113]. Điều quan trọng tỷ lệ THA tăng nhanh ở tất cả các khu vực, không phân biệt châu lục, quốc gia, chủng tộc hay điều kiện kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, các kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ người THA đang gia tăng nhanh chóng [13]. Theo Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ mắc THA ở các tỉnh phía bắc khoảng 1% [21], năm 1992 theo Trần Đỗ Trinh THA ở người lớn trên 18 tuổi là 11,7% [21], năm 2002 Trương Việt Dũng và cs tỷ lệ THA người lớn 25 – 64 tuổi là 16,9% [12], đến năm 2008, theo Phạm Gia Khải và cs tỷ lệ THA ở người trên 25 tuổi ở Việt Nam lên tới 25,1% [113].
THA gây tổn thương nhiều cơ quan đích như: tim, thận, não, các mạch máu vv… tiến triển thầm lặng kéo dài không thấy các triệu chứng lâm sàng. Tim là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp của THA rất sớm bao gồm các biển đổi về cấu trúc trong tế bào cơ tim, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim, rối loạn chức năng tim, cuối cùng là suy tim. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim tâm trương do THA [77].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mất đồng bộ (MĐB) xuất hiện rất sớm ngay từ khi mới có các biến đổi cấu trúc tim và làm tăng nhanh tình trạng suy tim. Khi điều trị tái đồng bộ (CRT- Cardiac resynchronization therapy) cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối không đáp ứng điều trị nội khoa, thấy giảm triệu chứng cơ năng, tăng khả năng co bóp và làm đảo ngược tái cấu trúc cơ tim. Như vậy phát hiện sớm MĐB cơ tim sẽ góp phần dự phòng, điều trị hiệu quả và giảm các biến cố tim mạch [69], [74], [147].
Có nhiều phương pháp phát hiện các tổn thương tim do THA như điện tâm đồ (ĐTĐ), siêu âm TM, 2D, Doppler. Trong đó siêu âm tim là phương pháp không xâm nhập, dễ thực hiện, rất hữu hiệu để đánh giá những thay đổi về hình thái và chức năng của tim, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện sớm các tổn thương và MĐB tim. Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá MĐB trong đó siêu âm – Doppler mô cơ tim là phương pháp không những có độ chính xác cao mà còn phát hiện rất sớm MĐB ngay khi chức năng tim chưa thấy biến đổi trên các phương pháp siêu âm tim thường quy [15], [26], [127].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu MĐB ở nhân THA bằng Doppler mô như: suy tim do THA, THA có PĐTT. Gần đây một số nghiên cứu MĐB ở bệnh nhân THA có CNTTh thất trái bình thường, thấy MĐB xuất hiện khá phổ biến [73], [85], [129], [149].
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu MĐB cơ tim bằng siêu âm Doppler mô trên: bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim do đái tháo đường, suy tim có CNTTh thất trái giảm nhiều. Hiện chưa có nghiên cứu nào về MĐB trong thất trái ở bệnh nhân THA. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ học trong thất trái bằng siêu âm-Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát các chỉ số đánh giá mất đồng bộ cơ học và tỷ lệ mất đồng bộ trong thất trái bằng siêu âm – Doppler mô ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có chức năng tâm thu thất trái bình thường.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số mất đồng bộ với một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử bệnh tăng huyết áp 3
1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp 4
1.1.3. Phân độ và phân loại tăng huyết áp 4
1.1.4. Biến chứng tim do tăng huyết áp 7
1.2. MẤT ĐỒNG BỘ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 15
1.2.1. Định nghĩa 16
1.2.2. Dẫn truyền điện sinh lý bình thường 16
1.2.3. Các loại mất đồng bộ 18
1.2.4. Ảnh hưởng của mất đồng bộ lên chức năng tim 21
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MẤT ĐỒNG BỘ 22
1.3.1. Điện tim đồ thường qui 22
1.3.2. Siêu âm Doppler tim 23
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẤT ĐỒNG BỘ THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 39
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 39
1.4.2. Ở Việt Nam 40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.1.1. Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp 42
2.1.2. Nhóm chứng 43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 44
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.3. Các bước tiến hành 44
2.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán 56
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU 63
3.2. ĐẶC ĐIỂM MẤT ĐỒNG BỘ TRONG THẤT CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU TRÊN DOPPLER MÔ CƠ TIM 72
3.2.1. Giá trị tham chiếu chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái ở nhóm chứng 72
3.2.2. Đặc điểm mất đồng bộ thì tâm thu trên Doppler của các nhóm nghiên cứu 75
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC THÔNG SỐ MẤT ĐỒNG BỘ TRONG THẤT TRÁI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÓM BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 86
3.3.1. Mối liên quan giữa mất đồng bộ trong thất trái với phì đại thất trái. 86
3.3.2. Mối liên quan giữa các thông số mất đồng bộ trong thất trái với một số thông số siêu âm 90
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 95
4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 95
4.1.2. Phân độ tăng huyết áp và thời gian bị tăng huyết áp 97
4.1.3. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp 98
4.1.4. Các biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp 101
4.1.5. Kết quả nghiên cứu về kích thước buồng tim và khối lượng cơ thất trái 103
4.1.6. Chức năng tâm thu, tâm trương thất trái 105
4.2. ĐẶC ĐIỂM MẤT ĐỒNG BỘ TIM TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER VÀ DOPPLER MÔ CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 108
4.2.1. Đặc điểm mất đồng bộ cơ tim ở nhóm chứng 108
4.2.2. Đặc điểm mất đồng bộ điện học ở bệnh nhân tăng huyết áp 110
4.2.3. Đặc điểm mất đồng bộ trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp 111
4.2.4. Đặc điểm mất đồng bộ trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa có rối loạn chức năng tâm trương thất trái 122
4.2.5. Đặc điểm mất đồng bộ trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa phì đại thất trái 124
4.2.6. Đặc điểm mất đồng bộ trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp trên những bệnh nhân tăng huyết áp độ I 125
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ MẤT ĐỒNG BỘ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 126
4.3.1. Mối liên quan giữa các chỉ số mất đồng bộ và phì đại thất trái 126
4.3.2. Mối liên quan giữa các chỉ số mất đồng bộ và suy chức năng tâm trương 129
4.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số mất đồng bộ với một số thông số siêu âm 131
KẾT LUẬN 135
KIẾN NGHỊ 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
BSA : Diện tích da theo chiều cao
CNTTh : Chức năng tâm thu
CNTTr : Chức năng tâm trương
Cs : Cộng sự
2D : Two Dimention (Siêu âm hai bình diện)
dFT : Diastolic filling time (Tổng thời gian của sóng E và sóng A)
DI : Dyssynchrony Index (Chỉ số mất đồng bộ)
ĐMC : Động mạch chủ
ĐMP : Động mạch phổi
ĐTĐ : Điện tâm đồ
HA : Huyết áp
HATB : Huyết áp trung bình
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
HoHL : Hở van hai lá
IVMD : Inter Ventricular Motion Delay (Chậm vận động giữa hai thất
LLT : Lưu lượng tim)
LVM : Left Ventricular Mass (Khối lượng cơ thất trái)
LVMI : Left Ventricular Mass index (Chỉ số khối lượng cơ thất trái)
MĐB : Mất động bộ
PĐTT : Phì đại thất trái
PW-TDI : Siêu âm Doppler xung vận tốc mô cơ tim
SPWMD : Septal Posterior Motion Delay (Chậm vận động của thành sau và vách liên thất)
SRI : Strain rate imaging (Siêu âm Doppler đánh giá sức căng cơ tim)
STE : Speckle tracking echocardoigraphy (Siêu âm đánh dấu mô)
TDI : Tissue doppler imagine (Hình ảnh Doppler mô)
THA : Tăng huyết áp
TM : Time Motion (Siêu âm một bình diện)
TSI : Tissue Synchronzation Imaging (Phương pháp tạo hình ảnh
đồng bộ hoá mô cơ tim)
TT : Tissue Tracking (Phương pháp theo dõi vận tốc mô cơ tim)
VLT : Vách liên thất
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003 đối với người > 18 tuổi 5
1.2. Bảng phân độ tăng huyết áp theo JNC VII – 2003 ở người >18 tuổi 6
2.1. Phân độ suy chức năng tâm trương 57
2.2. Các chỉ số đánh giá mất đồng bộ trong thất trên Doppler mô 59
3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi, giới và các chỉ số nhân trắc 63
3.2. Phân độ tăng huyết áp và thời gian phát hiện tăng huyết áp 64
3.3. Một số yếu tố nguy cơ ở nhóm tăng huyết áp 65
3.4. Kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu của hai nhóm 66
3.5. Tình trạng rối loạn lipid máu ở nhóm tăng huyết áp 67
3.6. So sánh kết quả X – Quang và điện tim giữa hai nhóm 68
3.7. So sánh kết quả siêu âm TM, 2D đánh giá hình thái, khối lượng cơ thất trái giữa hai nhóm 69
3.8. So sánh kết quả siêu âm TM, 2D đánh giá chức năng tâm thu thất trái giữa hai nhóm 70
3.9. So sánh kết quả siêu âm Doppler và TDI dòng chảy qua van hai lá và tại vòng van hai lá đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở hai nhóm 71
3.10. Chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái 72
3.11. Sự chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái thì tâm thu, tâm trương theo độ tuổi ở nhóm chứng 73
3.12. Sự chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái thì tâm thu theo giới ở nhóm chứng 74
3.13. So sánh chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái thì tâm thu, tâm trương giữa nhóm tăng huyết áp và nhóm chứng 75
3.14. So sánh chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái thì tâm thu, tâm trương theo độ tuổi ở nhóm tăng huyết áp 76
Bảng Tên bảng Trang
3.15. So sánh chênh lệch thời gian các thành đối diện của thất trái thì tâm thu, tâm trương theo giới ở nhóm tăng huyết áp 77
3.16. Tỷ lệ mất đồng bộ các thành đối diện của thất trái thì tâm thu ở nhóm tăng huyết áp 78
3.17. So sánh Ts-Max, Ts-SD, Te-Max, Te -SD của 12 vùng thất trái giữa nhóm tăng huyết áp và nhóm chứng 78
3.18. So sánh Ts-Max, Ts-SD, Te-Max, Te-SD của 12 vùng thất trái theo mức độ tăng huyết áp 79
3.19. Tỷ lệ mất đồng bộ thì tâm thu, tâm trương 12 vùng thất trái ở nhóm tăng huyết áp 79
3.20. Tỷ lệ mất đồng bộ tâm thu, tâm trương và phối hợp 80
3.21. So sánh chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái giữa nhóm tăng huyết áp không có rối loạn chức năng tâm trương và nhóm chứng 80
3.22. So sánh Ts – Max, Ts – SD, Te – Max, Te – SD và tỷ lệ mất đồng bộ của 12 vùng thất trái giữa nhóm tăng huyết áp không rối loạn chức năng tâm trương và nhóm chứng 81
3.23. So sánh sự chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái giữa nhóm tăng huyết áp chưa có phì đại thất trái và nhóm chứng 82
3.24. So sánh tỷ lệ mất đồng bộ trong thất trái giữa nhóm tăng huyết áp không có phì đại thất trái và nhóm chứng 83
3.25. So sánh sự chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái giữa nhóm tăng huyết áp độ I (140 – 159/90 – 99 mmHg) và nhóm chứng 84
3.26. So sánh Ts – Max, Ts-SD, Te – Max, Te – SD và tỷ lệ mất đồng bộ của 12 vùng thất trái giữa nhóm tăng huyết áp độ I và nhóm chứng 85
3.27. So sánh chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái thì tâm thu, tâm trương giữa hai nhóm tăng huyết áp có phì đại và không phì đại thất trái 86
Bảng Tên bảng Trang
3.28. Tỷ lệ mất đồng bộ tâm thu các thành đối diện thất trái ở hai nhóm tăng huyết áp có phì đại và không phì đại thất trái 87
3.29. So sánh Ts-Max, Ts-SD, Te-Max, Te-SD giữa hai nhóm tăng huyết áp có phì đại và không phì đại thất trái 87
3.30. So sánh Ts – Max, Ts-SD, Te-Max, Te-SD, tỷ lệ mất đồng bộ 12 vùng thất trái giữa hai nhóm tăng huyết áp có phì đại và không phì đại thất trái 88
3.31. So sánh sự chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái giữa nhóm tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương và không rối loạn chức năng tâm trương 89
3.32. So sánh Ts-Max, Ts-SD, Te-Max, Te-SD và tỷ lệ mất đồng bộ trong thất trái giữa nhóm tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương và không rối loạn chức năng tâm trương 90
3.33. Tương quan giữa các thông số mất đồng bộ với E/Em 90
3.34. Tương quan giữa các thông số mất đông bộ với thể tích và chỉ số thể tích nhĩ trái 91
3.35. Tương quan giữa các thông số mất đồng bộ với chỉ số hình cầu thất trái 93
3.36. Tương quan giữa các thông số mất đồng bộ với chỉ số khối cơ thất trái 94
4.1. So sánh một số thông số đánh giá mất đồng bộ ở người bình thường của một số nghiên cứu 110
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Văn Dũng, Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương (2013), “Nghiên cứu tình trang mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng siêu âm Dopper mô”, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), tr. 61-65.
2. Lê Văn Dũng, Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương (2013), “Mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái bằng siêu âm Doppler mô”, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), tr. 29-32.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào?”, Y học ngày nay, tr. 445-451.
2. Trịnh Thị An (1996), “Siêu cấu trúc và đặc tính sinh lý cơ tim”, Bài giảng sinh lý học-sau Đại học, 1, tr. 108-126.
3. Hoàng Thị Phú Bằng (2008), Nghiên cứu chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
4. Tạ Mạnh Cường (2001), Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm- Doppler tim, Luận án TS – Chuyên ngành bệnh học nội khoa, Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
5. Tạ Mạnh Cường (2008), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhĩ trái của người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm – Doppler tim”, Y hoc lâm sàng, 27, tr. 48-55.
6. Tạ Mạnh Cường, Nguyễn Ngọc Tước (2003), “Đánh giá các thông số về tốc độ dòng đổ đầy thất trái và thất phải ở những bệnh nhân tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm tim – Doppler”, Y học Việt Nam, 286 (7), tr. 49 -56.
7. Lê Thu Hà (2007), “Nghiên cứu rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn Lipid máu”, Y dược lâm sàng 108, 2 (số đặc biệt), tr. 5-9.
8. Tô Văn Hải và cs (2002), “Điều tra THA động mạch ở cộng đồng Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH đại hội tim mạch toàn quốc 2002, tr . 105 -111.
9. JNC 1-VI (1997), Phòng ngừa phát hiện đánh giá và điều trị Tăng huyết áp: Báo cáo lần thứ sáu của uỷ ban liên quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp( bản dịch tiếng việt).
10. JNC VII (2003), Phòng ngừa phát hiện đánh giá và điều trị Tăng huyết áp: Báo cáo lần thứ bảy của uỷ ban liên quốc gia về phòng ngừa, kiểm soát, đánh giá và điều trị tăng huyết áp(bản dịch tiếng việt).
11. Phạm Gia Khải, Nguyễn Huy Dung và cs (1999), “ Khuyến cáo của hội Tim mạch Quốc Gia Việt Nam phân giai đoạn tăng huyết áp”, Tim mạch học Việt Nam, 18, tr. 22-26.
12. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2002), “Dịch tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng Duyên Hãi Nghệ An -2002”, Tạp chí Tim mạch Học Việt Nam, 31, tr. 47-56.
13. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2003), “Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh miền bắc Việt Nam năm 2001 – 2002”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 36, tr. 8-34.
14. Nguyễn Thị Khang (2008), Nghiên cứu một số thông số siêu âm Doppler mô ở người lớn bình thường, Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên ngành nội Tim mạch.
15. Đỗ Doãn Lợi (2010), “Kỹ thuật siêu âm tim cơ bản”, Bài giảng siêu âm – Doppler tim, tr. 69- 92.
16. Huỳnh Văn Minh và cs Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn, khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá 2006- 2010, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-51.
17. Phạm Nguyên Sơn, Trần Văn Riệp, Phạm Gia Khải (2001), “Nghiên cứu rối loạn chức năng tâm trương thất trái trong bệnh tăng huyết áp bằng siêu âm – doppler tim”, Tim mạch học Việt Nam, 27, tr. 30 – 38.
18. Bùi văn Tân (2010), Nghiên cứu sự biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler mô cơ tim, Luận án Tiến sỹ Y hoc, Viên nghiên cứu khoa học Y – Dược lâm sàng 108.
19. Tạ Quang Thành (2010), Nghiên cứu vai trò của chỉ số E/Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ Y học , Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
20. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Rối loạn dẫn truyền”, Bệnh học tim mạch, Tập 1, NXB Y học, tr. 170-173.
21. Trần Đỗ Trinh , Nguyễn Ngọc Tước và cs (1999), “Tóm tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Tim mạch học Việt Nam, 18, tr. 28-31.
22. Trinh Trần Đỗ Trinh, Trần văn Đồng (2007), Hướng dẫn đọc điện tim, NXB Y học, Hà nội.
23. Quyền Đăng Tuyên (2011), Nghiên cứu rối loạn đồng bộ tim ở bệnh nhân suy tim mãn tính bằng siêu âm – Doppler và Doppler mô cơ tim, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y – Dược lâm sàng 108.
24. Nguyễn Lân Việt và cs (2003), “Tăng huyết áp”, Thực hành bệnh tim mạch, tr. 112-140.
25. Phạm Nguyễn Vinh (2006), Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 229 – 284.
26. Phạm Nguyễn Vinh và cs (2008), “Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về ứng dụng lâm sàng siêu âm ”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá 2008 – 2010, tr. 435 -449.
27. Nguyễn Thị Bạch Yến (2004), Nghiên cứu biến đổi của siêu âm – Doppler màu TM và Doppler mô cơ tim trong đánh giá chức năng tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn thạc sĩ Y học, học viện Quân Y.
28. Nguyễn Anh Vũ (2010), Siêu âm tim: Cập nhật chẩn đoán.