Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có QRS hẹp bằng siêu âm Doppler mô cơ tim

Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có QRS hẹp bằng siêu âm Doppler mô cơ tim

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành (ĐMV) gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được tưới máu bởi nhánh động mạch vành đó [7, 16].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong vài thập kỷ qua, song nhồi máu cơ tim cấp ngày càng có xu hướng gia tăng ở các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp, tỷ lệ tử vong cao tại viện cũng như sau 1 tháng và sau 1 năm, đồng thời gây tốn kém do mất khả năng lao động hoặc tàn phế [ 30]. Tại Việt Nam, số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cũng tăng nhanh. Nếu những năm 50, nhồi máu cơ tim là bệnh hiếm gặp thì hiện nay hầu như ngày nào cũng gặp bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện tại Viện Tim Mạch Việt Nam [16]. Theo thống kê của vụ kế hoạch bộ Y tế: Trong năm 2000 nhồi máu cơ tim xếp thứ 3 trong 5 nguyên nhân chính gây chết của bệnh lý tim mạch và đứng thứ 4 trong số bệnh nhân vào bệnh viện vì bệnh lý tim mạch.
Ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim, thường có rối loạn vận động vùng thành tim, làm rối loạn chức năng tâm thu và tâm trương thất trái [4,18]. Từ trước đến nay, việc đánh giá chức năng tâm thu thất trái chủ yếu là đánh giá mức độ rối loạn vận động vùng trên siêu âm 2D: khảo sát độ dày lên và biên độ di động vào bên trong của nội mạc thất trái [4]. Siêu âm Doppler mô cơ tim đã được nhiều nghiên cứu cho thấy là phương pháp hữu ích để đánh giá chức năng co bóp của từng vùng thất trái và đánh giá mất đồng bộ thất trái ở các bệnh nhân suy tim, bệnh cơ tim phì đại và các bệnh nhân nhồi máu cơ tim [3,5,37].
Mất đồng bộ thất là một yếu tố làm rối loạn chức năng thất trái nặng nề thêm và là một yếu tố dự báo tái cấu trúc thất trái và suy tim tiến triển theo thời gian. [37,39].
Trước đây, các phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá mất đồng bộ thất như: cộng hưởng từ hạt nhân, xạ hình cơ tim, điện tim đồ…Trong đó phức bộ QRS giãn rộng > 120 ms trên điện tim đồ (thường gặp trong bloc nhánh trái) là dấu hiệu để ta nhận biết bệnh nhân có mất đồng bộ thất và thường được sử dụng trên lâm sàng. Sự ra đời của siêu âm Doppler mô cơ tim đã giúp khảo sát vận động từng vùng cơ tim và đánh giá tình trạng mất đồng bộ trong thất [28,42].
Vậy vấn đề đặt ra là ở các bệnh nhân NMCT có phức bộ QRS hẹp tình trạng mất đồng bộ thất xảy ra hay không, và nếu có, mối liên quan giữa mức độ mất đồng bộ với vị trí phạm vi vận động vùng và với chức năng thất trái như thế nào? Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có QRS hẹp bằng siêu âm Doppler mô cơ tim” với 2 mục tiêu sau:
1.    Đánh giá tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có QRS hẹp bằng siêu âm Doppler mô cơ tim.
2.    Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ mất đồng bộ cơ tim với vị trí nhồi máu cơ tim, phạm vi rối loại vận động vùng và với các thông số chức năng thất trái ở bệnh nhân NMCT cấp có QRS hẹp
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    14
Chương 1: TỔNG QUAN    16
1.1.    Tình hình bệnh nhồi máu cơ tim và rối loạn chức năng thất trái sau
nhồi máu cơ tim    16
1.1.1.    Tình hình bệnh nhồi máu cơ tim    16
1.1.2.    Rối loạn chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim    17
1.2.    Cơ chế mất đồng bộ trong NMCT    19
1.2.1.    Dẫn truyền điện sinh lý bình thường    19
1.2.2.    Mất đồng bộ điện học trong NMCT cấp    22
1.2.3 .Mất đồng bộ cơ học trong NMCT cấp    24
1.2.4.    Các kiểu MĐB cơ tim và ảnh hưởng của MĐB lên kích thước và
chức năng tim    25
1.3.    Các phương pháp đánh giá MĐB cơ tim trong NMCT    27
1.3.1.    Các phương pháp đánh giá mất đồng bộ điện học    27
1.3.2.    Các phương pháp đánh giá mất đồng bộ cơ học    28
1.4.    Đánh giá MĐB cơ tim bằng siêu âm Doppler và Doppler mô cơ tim . 29
1.4.1.    Đánh giá MĐB nhĩ thất bằng siêu âm Doppler tim    29
1.4.2.    Đánh giá MĐB giữa hai thất bằng siêu âm Doppler tim    30
1.4.3.    Đánh giá MĐB trong thất bằng siêu âm Doppler tim    30
1.5.    Tình hình nghiên cứu về mất đồng bộ    39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:    42
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    45
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    45
2.2.2.    Các bước tiến hành nghiên cứu    45
2.2.3.    Quy trình làm siêu âm Doppler tim    45
2.3.    Quy trình chụp động mạch vánh    52
2.3.1.    Phương tiện    52
2.3.2.    Quy trình chụp, can thiệp động mạch vánh qua da    53
2.4.    Sơ đồ nghiên cứu    54
2.5.    Xử lý số liệu thống kê    55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    56
3.1.    Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu    56
3.1.1.    Đặc điểm về giới tính và tuổi của nhóm bệnh nhân NMCT    56
3.1.2.    Đặc điểm lâm sáng của các đối tượng nghiên cứu    57
3.1.3.    Đặc điểm về vị trí vùng NMCT trên ĐTĐ    57
3.1.4.    Đặc điểm vị trí động mạch vành thủ phạm    58
3.1.5.    Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ tim mạch của các    bệnh nhân
NMCT    58
3.1.6.    Đặc điểm suy tim trên lâm sàng theo phân độ Killip    59
3.1.7.    Đặc điểm cận lâm sàng    60
3.2.    Đặc điểm về các thông số siêu âm Doppler tim thường quy    61
3.2.1.    Kết quả về hình thái và chức năng thất trái ở các đối tượng nghiên
cứu trên siêu âm tim:    61
3.2.2.    Phân bố mức độ EF trên siêu âm tim    62
3.2.3.    Phân bố mức độ hở hai lá trên siêu âm Doppler tim    63
3.3.    Đánh giá mức độ MĐB cơ tim ở các bệnh nhân NMCT    63
3.3.1.    Tỷ lệ MĐB ở bệnh nhân NMCT cấp có QRS hẹp    63
3.3.2.    Tỷ lệ MĐB nhĩ thất, hai thất và trong thất trên siêu âm Doppler
tim    64
3.3.3.     Tỷ lệ MĐB cơ tim trên siêu âm Doppler mô cơ tim    64
3.3.4.    Kết quả về tỷ lệ MĐB ở các bệnh nhân nhập viện trước 12h và ở các bệnh nhân nhập viện sau 12h tính từ khi bắt đầu đau ngực. … 65
3.4.    Kết quả về mức độ MĐB trên siêu âm Doppler mô cơ tim của các đối
tượng nghiên cứu theo các vị trí NMCT    66
3.5.    Tỷ lệ vùng co bóp muộn nhất trên siêu âm Doppler mô cơ tim ở các
bệnh nhân nhồi máu cơ tim    67
3.6.    Kết quả về mối tương quan giữa mức độ MĐB với phạm vi rối loạn
vận động vùng và với các thông số chức năng thất trái ở bệnh nhân NMCT cấp    68
3.6.1.    Mối    tương quan giữa Ts – SD và chỉ số vận động vùng thành tim 68
3.6.2.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với đường kính thất
trái cuối tâm trương    68
3.6.3.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với đường kính tâm
thu thất trái    69
3.6.4.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với thể tích cuối tâm
trương và tâm thu thất trái    70
3.6.5.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với phân số tống máu    71
3.6.6.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với thông số Sa    71
3.6.7.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với thông số Ea    72
3.6.8.    Mối tương quan giữa MĐB tâm thu thất trái với khối lượng cơ thất trái .72
3.6.9.    Mối liên quan giữa tỷ lệ MĐB với mức độ hở hai lá trên siêu âm
Doppler tim    73
Chương 4: BÀN LUẬN    74
4.1.    Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên    cứu    74
4.1.1.    Đặc điểm về điện tâm đồ    74
4.1.2.    Kết quả chụp ĐMV    75
4.1.3.    Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu    75
4.1.4.    Đặc điểm lâm sàng    76
4.1.5.    Kết quả siêu âm Doppler tim    76
4.1.6.    Đặc điểm trên siêu âm Doppler tim thường quy và Doppler mô. . 77
4.2.    Đánh giá mức độ MĐB cơ tim trên siêu âm Doppler tim ở các bệnh
nhân NMCT cấp có QRS hẹp    79
4.2.1.    Tỷ lệ MĐB cơ tim ở các bệnh nhân NMCT cấp trên siêu âm Doppler
tim    80
4.2.2.    Mức độ MĐB cơ tim ở các bệnh nhân NMCT cấp trên siêu âm Doppler
tim    81
4.2.3.    Bàn luận về vị trí vùng cơ tim co bóp muộn nhất ở các bệnh nhân
nhồi máu cơ tim    82
4.3.    Mối liên quan giữa mức độ MĐB trên siêu âm Doppler mô với vị trí
NMCT    83
4.4.    Bàn luận về mối tương quan giữa mức độ MĐB với phạm vi rối loạn
vận động vùng và với các thông số chức năng thất trái ở bệnh nhân NMCT cấp    84
KẾT LUẬN    87
KIẾN NGHỊ    89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment