Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường

Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường

Luận văn Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường. Tăng huyết áp(THA) là một bệnh lý khá phổ biến, thường gặp nhất trong số các bệnh lý tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân( chiếm khoảng 90%). Tỷ lệ mắc THA có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh chóng và tăng dần theo tuổi, là mối đe dọa đến sức khỏe mỗi người và đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu [1, 15]. Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) ước tính tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4%, tương đương với 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu người. Dự kiến tỷ lệ THA sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025, tương đương với 1,56 tỷ người. Mỗi năm có năm có ít nhất 7,1 triệu người chết do THA. Năm (2009) THA là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong toàn cầu 12,7%, các yếu tố nguy cơ khác: sử dụng thuốc lá 8.7%. tăng đường huyết 5.8%[15, 52]. Điều quan trọng là tỷ lệ THA tăng nhanh ở tất cả các khu vực, không phân biệt châu lục, quốc gia, chủng tộc hay điều kiện kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, các kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ người THA đang gia tăng nhanh chóng. Theo Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ mắc THA ở các tỉnh phía bắc khoảng 1%, đến năm 1992 theo Trần Đỗ Trinh THA ở người lớn trên 18 tuổi là 11,7%. Năm 2002 Trương Việt Dũng và cs tỷ lệ THA người lớn 25 – 64 tuổi là 16,9%, đến năm 2008, theo Phạm Gia Khải và cs thì tỷ lệ THA ở người trên 25 tuổi ở Việt Nam lên tới 25,1% [5, 7, 8, 44].

THA gây tổn thương nhiều cơ quan như: tim, thận, não, mắt, mạch máu, trong đo tim là cơ quan chịu tác động rất sớm liên tục và nặng nề. Những tác động này gây ra các biển đổi ở mức độ tế bào, tái cấu trúc cơ tim, phì đại tế bào cơ tim, phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, suy chức năng tâm trương (CNTTr) và cuối cùng chức năng tâm thu, trong đó thất trái bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất[24].
Có nhiều phương pháp được sử dụng thường quy như điện tâm đồ và siêu âm tim thông thường để phát hiện tổn thương tim do THA[12]. Trong đó siêu âm tim là phương pháp không xâm nhập, dễ thực hiện, rất hữu hiệu để đánh giá những thay đổi về hình thể và chức năng của tim. Siêu âm TM, siêu âm 2D và siêu âm Doppler, có thể đánh giá được hình thái cũng như chức năng tâm trương, chức năng tâm thu thất trái. Tuy nhiên các phương pháp siêu âm trên gặp nhiều khó khăn để phát hiện sớm các tổn thương tim khi chức năng tâm thu thất trái còn bình thường. Phát hiện sớm các tổn thương và chức năng tim có giá trị rất lớn trong tiên lượng và điều trị.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy siêu âm Doppler mô cơ tim có vài trò đánh giá mất đồng bộ trong thất trái rất sớm ở những bệnh nhân suy tim mà chức năng tâm thu thất trái bình thường, giúp chúng ta hiểu sâu hơn cơ chế suy tim có chức năng tâm thu bình thường. Vì vậy đánh giá mất đồng bộ cơ tim cũng có vai trò quan trọng như đánh giá các hình ảnh của tim bằng các phương pháp siêu âm khác [44].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu nghi nhận sự mất động bộ thất trái ở bệnh nhân THA có phì đại thất trái bằng siêu âm Doppler mô cơ tim, gần đây có một số công trình nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ thất trái ở bệnh nhân THA không có triệu chứng cho thấy cũng có nhiều biến đổi. Kỷ thuật siêu âm Doppler mô cơ tim cho phép phát hiện những thay đổi rất sớm của tim ở bệnh nhân THA góp phần dự báo các biến cố tim mạch do THA[39].
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển nhanh chóng về kỷ thuật, các máy siêu âm hiện đại được đưa vào sử dụng đã có một số nghiên cứu về mất đồng bộ cơ tim bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim trong đái tháo đường, suy tim chức năng thất trái nặng. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu sự mất đồng bộ thất trái trong THA. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ trong thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng mất đồng bộ trong cơ tâm thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân THA.
2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mất đồng bộ cơ tâm thất trái ở những bệnh nhân này.
MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề 1
2. Nội dung 3
2.1. Những vấn đề liên quan tới đề tài 3
2.1.1. Đại cương về tăng huyết áp 3
2.1.2. Các tổn thương tim do tăng huyết áp 4
2.1.3. Các phương pháp siêu âm tim 8
2.1.4. Siêu âm Doppler mô 11
2.1.5. Mất đồng bộ và các phương pháp siêu âm đánh gia mất đồng bộ 12
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 22
2.2.1. Cơ sở nghiên cứu mất đồng bộ 22
2.2.2. Các nghiên cứu mất đồng bộ ở bệnh nhân suy tim bằng siêu âm Doppler mô 28
2.2.3. Các nghiên cứu mất đồng bộ ở bệnh nhân THA không triệu chứng.
2.2.4. Các nghiên cứu trong nước 43
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào?” Y học ngày nay, pp.
2. Trịnh Thị An (1996), “Siêu cấu trúc và đặc tính sinh lý cơ tim”, Bài giảng sinh lý học-sau Đại học, tập 1, pp. 108-126.
3. Dương Phạm Tử Dương, Phạm Nguyên Sơn (2006), “Suy tim”, Phạm Tử Dương, Phạm Nguyên Sơn (2006), Suy tim, Nhà xuất bản Y học, pp.
4. Duyên Nguyễn Thị Duyên (2009), “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái giảm nhiều ”, Luận văn Bác sỹ Nội trú, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, pp.
5. Tô Văn Hải và cs (2002), “ Điều tra THA động mạch ở cộng đồng Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH đại hội tim mạch toàn quốc 2002,, pp. 105 -111.
6. Trần Nguyệt Hồng (1993), “Góp phần nghiên cứu những đặc trưng của phì đại thất trái bằng siêu âm, so sánh với điện tâm đồ, X..quang tim ở người có tuổi mắc bệnh tăng huyết áp”, Luận án PTS – Chuyên ngành bệnh học nội khoa,, pp.
7. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2002), “Điều tra dịch tễ THA và các yếu tố nguy cơ tại 12 ph¬ường nội thành Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài NCKH, đại hội tim mạch toàn quốc 2002”, pp. 642 -661.
8. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2003), “Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh miền bắc Việt Nam năm 2001 – 2002”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, pp. 8-34.
9. Đỗ Doãn Lợi (2010), “Kỷ thuật siêu âm tim cơ bản”, Bài giảng siêu âm – Doppler tim, pp. 69- 92.
10. Bùi văn Tân (2010), “Nghiên cứu sự biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler mô cơ tim”, Luận án Tiến sỹ Y hoc, Viên nghiên cứu khoa học Y – Dược lâm sàng 108., pp.
11. Bùi Hữu Minh Trí (2006), “Áp dụng siêu âm tim Doppler mô trong đánh giá chức năng tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Hội thảo khoa học Ứng dụng kỷ thuật mới trong siêu âm tim mạch tại Việt Nam, phân hội siêu âm tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, pp.
12. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước (1999), “Tóm tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Tạp chí tim mạch học Việt nam 6,pp. 28 -31.
13. Lê Cao Vân (1010), “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ co bóp cơ tim bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có hội chứng W-P-V sau điều trị RF”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Y Kkoa Hà Nội, pp.
14. Nguyễn Lân Việt, (2006), Thực hành bệnh tim mạch, pp. 135 – 172.
15. Nguyễn Lân Việt, Đặng Vạn Phước (2008), “Những cập nhật về điều trị tăng huyết áp hiện nay”, Chương trình tim mạch sau đại học lần thứ 26, pp.
16. Phạm Nguyễn Vinh và cs (2006), “Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về ứng dụng lâm sàng siêu âm ”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá 2006 – 2010, pp. 435 -449.
17. Nguyễn Thị Bạch Yến (2004), “Nghiên cứu sự biến đổi của siêu âm Doppler màu TM và Doppler mô cơ tim trong đánh giá chức năng tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viên Quân Y Hà Nội, pp.
18. Nguyễn Thị Khang (2008), “Nghiên cứu một số thông số siêu âm Doppler mô ở người lớn bình thường”, Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành nội Tim Mạch, pp.

Leave a Comment