Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ vận động cơ thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W trước và sau điều trị RF

Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ vận động cơ thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W trước và sau điều trị RF

Đề Cương Luận văn Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ vận động cơ thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W  trước và sau điều trị RF. Rối loạn nhịp tim (RLNT) rất thường gặp và là một trong những vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong bệnh lý tim mạch, nhất là trong cấp cứu tim mạch.

RLNT  là một trong những lý do khiến bệnh nhân phải nhập viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Trong vài thập kỷ qua đã có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị RLNT, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch nói chung và RLNT nói riêng.
Hội chứng W-P-W là thể thường gặp nhất của hội chứng tiền kích thích. Điều quan trọng nhất của hội chứng này là các RLNT nhất là các cơn nhịp nhanh kịch phát. Vào khoảng 2/3 bệnh nhân có hội chứng W-P-W có xảy ra RLNT. Những bệnh nhân có hội chứng này thường có các cơn  nhịp tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất với tần số tim thường rất nhanh, có thể dẫn đến suy tim nếu nhịp tim nhanh kéo dài và nhiều khi điều trị bằng phương pháp nội khoa thất bại.
Hội chứng này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu xuất hiện rung nhĩ, cuồng nhĩ trên nền tảng W-P-W  vì các xung động này dần truyền dễ dàng xuống thấp qua đường dẫn truyền bất thường (ĐDTBT) với tần số rất cao sẽ dẫn đến rối loạn huyết  động như trụy mạch và nhất là có thể chuyển thành rung thất gây tử vong. Chính vì vậy đã có nhiều công  trình nghiên cứu điện sinh lý, cơ chế RLNT để tìm kiếm các phương thức điều trị hợp lý hữu hiệu. Ngày nay triệt bỏ  ĐDTBT bằng năng lượng sóng  có tần số  rađio trở thành một phương pháp lựa chọn hàng đầu để điều trị các RLNT ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W 
Sù  mất đồng bộ điện học ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W đã rõ ràng nhưng còn sự mất đồng bộ cơ học thì sao?. Từ khi siêu âm doppler ra đời trên thế giới đã có vài nghiên cứu về tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W  và cũng góp phần vào việc xác định vị trí ĐDTBT trong hội chứng này góp phần làm giảm thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia X…
Siêu âm doppler mô cơ tim (Tissue Doppler Imaging- TDI) là một kỹ thuật siêu âm cũng dựa vào nguyên lý gần giống với nguyên lý của siêu âm Doppler thông thường nhưng cho phép thu được vận tốc thấp của mô cơ tim.
Tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về việc mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu  đề tài: “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ vận động cơ thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W  trước và sau điều trị RF ”. Với mục tiêu:
1. Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ co bóp cơ tim bằng siêu âm doppler mô cơ tim ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W. 
2. Nghiên cứu tình trạng tái đồng bộ cơ tim sau điều trị RF ở các bệnh nhân này.
Đặt vấn đề1
Chương 1: Tổng  quan  tài  liệu3
1.1. Tình hình nghiên cứu hội chứng W-P-W trên thế giới và Việt Nam3
1.1.1. Trên thế giới3
1.1.2.  Tại Việt Nam :5
1.1.3. Cấu tạo, đặc tính điện sinh lý học cơ tim và hệ thống dẫn truyền tim5
1.2.  Hội chứng Wolff – parkinson – White(W-P-W)9
1.2.1.  Những dấu hiệu điện tâm đồ của hội chứng W-P-W9
1.2.2. Những RLNT thường gặp ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W.10
1.2.3. Điều trị RLNT ở bệnh nhân W-P-W11
1.2.4. Triệt bỏ ĐDTBT bằng năng lượng sóng có tần số radio12
1.3. Tình tạng mất đồng bộ ở bệnh nhân có hội chứng  W-P-W và phương pháp đánh giá tình trạng mất đồng bộ14
1.3.1. Tình trạng mất đồng bộ ở bệnh nhân có hội chứng W-P-W14
1.4. Các kiểu MĐB cơ tim và ảnh hưởng của MĐB lên kích thước và chức năng tim.17
1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng mất đồng bộ cơ tim.18
1.5.1. Phương pháp điện tâm đồ:18
1.5.2. Bản đồ giải phẫu điện sinh lý học cơ tim.18
1.5.3 Phương pháp SA Doppler tim19
1.6.  Đánh giá MĐB cơ tim bằng siêu âm Doppler mô cơ tim22
1.6.1 Vài nét về lịch sử phát triển và nghiên cứu siêu âm Doppler mô cơ tim22
1.6.2. Nguyên lý của siêu âm doppler mô cơ tim.24
1.6.3. Siêu âm Doppler mô xung (Pulse wave-TDI)25
1.6.4.  Siêu âm doppler mô màu 27
1.6.5. Siêu âm đánh giá sức căng cơ tim 28
1.6.6 Phương pháp theo dõi vận tốc mô cơ tim29
1.6.7 Phương pháp mã hoá màu mô cơ tim theo thời gian đạt vận tốc tối đa (Tissue – synchronization imaging TSI)30
1.7. Ảnh hưởng của MĐB lên chức năng tim.31

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.32
2.1.2. Tiờu chuẩn loại trừ.32
2.2. Phương pháp nghiên cứu32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.32
2.2.2. Các bước tiến hành.33
2.2.3. Phương pháp thu nhập số liệu.33
2.2.4 Kỷ thuật thăm dò điện sinh lý và phương pháp triệt đốt ĐDTBT41
2.2.5.  Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu45
2.3 Xử lý số liệu thống kê.46
Chương 3: Dự kiến kết quả nghiên cứu47
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu.47
3.1.1 Đặc điểm lâm sàng.47
3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng51
3.2. Đặc điểm mất đồng bộ cơ tim trên  SA doppler mô của nhóm nghiên cứu53
3.2.1. Tình trạng MĐB trên SA doppler mô của nhóm nghiên cứu.53
3.2.2 Sự liên quan giữa SA doppler mô với QRS và MĐB trên SA doppler tim thường qui.54
3.2.3 Sự liên quan giữa MĐB trên SA Doppler mô với chức năng thất trái.58
3.3 Đánh giá sự cải thiện tình trạng MĐB cơ tim bằng SA doppler mô ở bệnh nhân sau điều trị RF.60
3.3.1 Sự cải thiện tình trạng MĐB cơ tim trên SA Doppler mô.60
3.3.2 Sự cải thiện kích thước thất trái60
3.3.3 Sự cải thiện chức năng thất trái.61
3.4 Vai trò cuả siêu âm doppler mô trong việc định hướng đường dẫn truyền bất thường.61
Chương 4: Dự kiến bàn luận63
Dự kiến kết luận63
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment