Nghiên cứu tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào học cổ tử cung
Luận văn thạc sỹ y học Nghiên cứu tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào học cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung hiện nay là bệnh lý ác tính đứng thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú. Theo số liệu thống kê năm 2012 trên thế giới có khoảng 528,000 ca mắc mới và gây tử vong 266,000 người. Mặc dù tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung có xu hướng giảm dần ở các nước phát triển nhưng hơn 80% số người mắc thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình [1], [2]. Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 5.146 ca mắc mới phụ nữ gây tử vong 2.423 người [3]. Tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung dao động trong khoảng 6,8/10.000 – 26/100.000 phụ nữ với tỉ lệ mặc cao hơn ở các tỉnh thành phố khu vực phía nam [4], [5]. Mặc dù tỉ lệ chuẩn hóa theo tuổi ở nước ta thấp hơn so với trong khu vực (ASR 16,3/ 100.000) nhưng nó có chiều hướng gia tăng ở một số tỉnh thành phố [6]. Mặc dù bệnh lý này có tỉ lệ mắc và tử vong cao, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư bằng các chương trình sàng lọc đều đặn với các xét nghiệm HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung.
HPV (Human Papilloma Virus) là tác nhân lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và trên các trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus này đến hơn 90% .Nhiều công trình khoa học đã khẳng định HPV là thủ phạm chính trong sự gây ra các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung [7]. Nghiên cứu của Lê Trung Thọ và cs thực hiện năm 2009 trên cộng đồng phụ nữ sống tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV là 5,13% [8]. Khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vinh, Phạm Thị Thanh Yên và cộng sự trong năm 2016 đã cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV tăng lên 19,55% gấp gần 4 lần so với nghiên cứu trước [9]. Kết quả từ những nghiên cứu trên cho thấy xu hướng tăng nhanh tỉ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, sau khi nhiễm vào đường sinh dục, HPV sẽ có xu hướng thải trừ trong vòng 2 năm đầu, khoảng 10% tồn tại kéo dài và hình thành tổn thương nội biểu mô [10]. Đặc biệt, sự gây tổn thương xảy ra nhanh hơn ở những phụ nữ nhiễm HPV type 16 và HPV type 18 [11]. Ở Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu theo dõi sự thay đổi về tình trạng nhiễm HPV để đánh giá những phụ nữ mang virus nhưng chưa gây tổn thương trên tế bào học.
Do đó, để xác định sự ảnh hưởng của nhiễm HPV nguy cơ cao với các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung cũng như sự biến đổi sau nhiễm HPV về cả xét nghiệm HPV- DNA cũng như tế bào học cổ tử cung, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào học cổ tử cung” với hai mục tiêu sau:
1.Nhận xét tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng và kết quả phiến đồ PAP.
Xác định tỉ lệ thoái triển và/ hoặc nhiễm typ HPV mới ở nhóm phụ nữ đã nhiễm HPV và có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. HPV và cơ chế bệnh sinh của HPV trong ung thư 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu HPV 3
1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của HPV 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của HPV trong ung thư 5
1.2. Tình trạng nhiễm HPV 8
1.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 9
1.3. Một số kỹ thuật sinh học phân tử trong định týp HPV 10
1.3.1. Kỹ thuật lai trên màng 10
1.3.2 Kỹ thuật giải trình tự trực tiếp 12
1.4. Chẩn đoán tế bào học theo Bethesda 2014 14
1.4.1. Lịch sử phát triển 14
1.4.2. Hệ thống Bethesda tế bào học cổ tử cung 2014 17
1.5. Sàng lọc ung thư cổ tử cung 18
1.5.1. Hướng dẫn sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Mỹ 18
1.5.2. Các phác đồ sàng lọc ung thư tại Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Đối tượng 23
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.3.2. Cỡ mẫu 24
2.3.3. Qui trình khám và làm xét nghiệm 24
2.3.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 28
2.4. Vật liệu nghiên cứu: 28
2.4.1. Dụng cụ nghiên cứu 28
2.4.2. Vật liệu nghiên cứu 28
2.5. Xử lý số liệu 29
2.6. Những sai số có thể gặp và cách khắc phục 29
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29
2.8. Sơ đồ nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Kết quả xét nghiệm HPV và phiến đồ PAP 32
3.2.1. Tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao 32
3.2.2. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung 33
3.2.3. Kết quả xét nghiệm HPV, phiến đồ PAP và một số mối liên quan 34
3.3. Kết quả xét nghiệm HPV sau 2 lần ở nhóm bệnh nhân theo dõi 43
3.3.1. Kết quả xét nghiệm HPV lần 2 43
3.3.2. Tỉ lệ thải trừ theo phân typ HPV 44
3.3.3. Kết quả xét nghiệm tế bào học lần 2 ở nhóm bệnh nhân theo dõi 45
3.3.4. Mối liên quan giữa tuổi và mức độ thải trừ HPV 46
3.3.5. Mối liên quan giữa các typ nguy cơ cao với thải trừ HPV 47
3.3.6. Mối liên quan giữa đơn nhiễm và đa nhiễm với mức độ thải trừ HPV 48
3.3.7. Đánh giá mối liên quan giữa không thải trừ HPV và tổn thương tế bào cổ tử cung 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Tình trạng nhiễm HPV và phiến đồ PAP 52
4.1.1 Tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao 52
4.1.2. Kết quả xét nghiệm tế bào học cổ tử cung 54
4.1.3. Kết quả xét nghiệm HPV, phiến đồ PAP và một số mối liên quan 56
4.2. Thải trừ HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào cổ tử cung 62
4.2.1. Tỉ lệ thải trừ HPV nguy cơ cao và một số yếu tố liên quan 62
4.2.2. Tỉ lệ nhiễm mới HPV nguy cơ cao 68
4.2.3. Nhiễm HPV dai dẳng và mối liên quan với tổn thương tế bào học cổ tử cung 69
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADC Adenocarcinoma: ung thư biểu mô tuyến
AGUS Atypical glandular cells of undetermined significance
(Tế bào tuyến bất điển hình ý nghĩa chưa xác định)
AIS Adenocarcinoma in situ
( Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ)
ARN Acid Ribonucleic
ASC – US Atypical squamous cells of undetermined significance
(Tế bào lát không điển hình có ý nghĩa không xác định)
ASC-H (Tế bào lát không điển hình có ý nghĩa không xác định chưa loại trừ HSIL)
CIN Cervical Intraepithelial Neoplasia
(Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung).
CIS Carcinoma in situ (Ung thư biểu mô vảy tại chỗ)
CTC Cổ tử cung
DNA Acid Deoxyribonucleotid
HPV Human Papillomavirus: vi rút gây u nhú ở người
HR-HPV High Rich Human Papillomavirus
(vi rút gây u nhú ở người nguy cơ cao)
HSIL High-grade squamous intraepithelial lesion
(Tổn thương biểu mô vảy độ cao)
LSIL Low-grade squamous intraepithelial lesion
(Tổn thương biểu mô vảy độ thấp)
PAP Papanicolaou
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao ở một số quốc gia trên thế giới 9
Bảng 2.1. Phiên giải kết quả xét nghiệm HPV – Cobas 26
Bảng 2.2. Đánh giá tổn thương tế bào học cổ tử cung theo Bethesda 2014 27
Bảng 3.1: Nhóm tuổi của phụ nữ khám sàng lọc 31
Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung 33
Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ tổn thương tế bào học theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.4. Phân bố các typ HPV theo kết quả tế bào học 36
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao và bất thường tế bào học 37
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào vảy 39
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa nhiễm HR- HPV và ung thư tế bào vảy cổ tử cung 40
Bảng 3.8. Mối liên quan giữ nhiễm HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào tuyến cổ tử cung 42
Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm HPV lần 2 của nhóm phụ nữ theo dõi 43
Bảng 3.10. Tỉ lệ thải trừ HPV nguy cơ cao theo nhóm tuổi 46
Bảng 3.11. Tỉ lệ thải trừ HPV nguy cơ cao theo phân typ 47
Bảng 3.12. Tỉ lệ thải trừ ở nhóm đơn nhiễm và đa nhiễm HPV nguy cơ cao 48
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thải trừ HPV và tổn thương tế bào học cổ tử cung 49
Bảng 3.14. Mối liên quan giữ đơn và đa nhiễm và tổn thương tế bào học 50
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thải trừ HPV nguy cơ cao và tổn thương tế bào học cổ tử cung 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ HPV nguy cơ cao 32
Biểu đồ 3.2. Phân bố HPV nguy cơ cao theo nhóm tuổi 34
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ thải trừ theo phân typ HPV 44
Biểu đồ 3.4. Kết quả tế bào học cổ tử cung ở nhóm phụ nữ theo dõi 45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình thế và genome của Human papilloma viurus 4
Hình 2.1 : Quy trình xử lý mẫu ThinPrep 25
Hình 2.2: Máy xét nghiệm sinh học phân tử Cobas®4800 27
Hình 3.1.Tổn thương nội biểu mô độ cao 37
Hình 3.2. Tổn thương nội biểu mô độ thấp 38
Hình 3.3: Ung thư biểu mô vảy/ Nhiễm HPV typ 16 41
Hình 3.4: Tổn thương tuyến cổ trong 43
Hình 3.5: Tế bào vảy không điển hình ý nghĩa chưa xác định 50
Nguồn: https://luanvanyhoc.com