Nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng ở bệnh nhân xơ gan, trong đó nhiễm trùng dịch cổ trướng (NTDCT) là thường gặp nhất với tỷ lệ dao động từ 20 – 30% [2]. NTDCT thường kéo theo các biến chứng nặng nề khác có thể dẫn đến tử vong như: hội chứng gan thận, não gan [2]… Mặt khác NTDCT còn làm nặng thêm tình trạng suy chức năng gan và thúc đẩy những đợt mất bù của xơ gan. Các biểu hiện lâm sàng của NTDCT rất khác nhau giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác, có thể triệu chứng rất rầm rộ nhưng nhiều khi rất kin đáo làm cho quá trình điều trị bị chậm trễ và làm cho tiên lượng bệnh trở nên nặng nề hơn [1]. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:
1. Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ nhiễm trùng dịch cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan theo các nhóm Child – Pugh.
2. Nghiên cứu sự thay đổi các thông số sinh hoá và đặc điểm dịch cổ trướng của bệnh nhân xơ gan có nhiễm trùng dịch cổ trướng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Là những bệnh nhân xơ gan có NTDCT được điều trị nội trú tại khoa Tiêu hoá – Bệnh viện Bạch Mai.
– Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân xơ gan dựa theo các tiêu chuẩn lâm sàng, sinh hoá máu, siêu âm, nội soi dạ dày. Nếu các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không rõ thì cần sinh thiết gan để xác định xơ gan trên mô bệnh học.
Chẩn đoán NTDCT khi có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn sau [1]:
+ Cấy dịch cổ trướng có vi khuẩn.
+ Xét nghiệm bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch cổ trướng ≥ 250/ml [1].
Loại khỏi đối tượng nghiên cứu:
+ Bệnh nhân đã điều trị kháng sinh, lợi tiểu và chọc dịch cổ trướng trong vòng 1 tháng trước khi nhập viện.
+ DCT có máu.
+ Nghi ngờ có tổn thương lao màng bụng phối hợp hoặc các bệnh lý khác trong ổ bụng
Nhiễm trùng dịch cổ trướng (NTDCT) là biến chứng nặng nề ở bệnh nhân xơ gan, có thể dẫn đến các biến chứng gây tử vong như hội chứng gan thận hoặc não gan. Mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ nhiễm trùng dịch cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan theo các nhóm Child – Pugh và sự thay đổi các thông số sinh hoá, đặc điểm DCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 37 bệnh nhân xơ gan có NTDCT dựa theo các tiêu chuẩn hoặc số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong DCT ≥ 250/mm3 hoặc cấy có vi khuẩn mọc. Nuôi cấy vi khuẩn theo phương pháp thường qui trong môi trường ái khí. Kết quả: 78,4% NTDCT ở bệnh nhân Child – Pugh C, 64,9% bệnh nhân có cổ trướng nhiều, 72,9% ở bệnh nhân có lượng protein trong DCT < 10g/l, tỷ lệ vi khuẩn mọc theo phương pháp nuôi cấy thường qui là rất thấp (5,4%). Triệu chứng nổi bật của NTDCT là đau bụng (67,6%) và ỉa lỏng (73,0%). Kết luận: Cân nhắc điều trị dự phòng NTDCT cho nhữnh bệnh nhân xơ gan nặng, có lượng protein trong DCT thấp và cần triển khai nuôi cấy DCT theo phương pháp cải tiến để tăng độ nhạy phát hiện vi khuẩn
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích