Nghiên cứu tình trạng nhiễm Ureaplasma và Mycoplasma trong tinh dịch và mối liên quan với chất lượng tinh trùng

Nghiên cứu tình trạng nhiễm Ureaplasma và Mycoplasma trong tinh dịch và mối liên quan với chất lượng tinh trùng

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tình trạng nhiễm Ureaplasma và Mycoplasma trong tinh dịch và mối liên quan với chất lượng tinh trùng. Vô sinh là tình trạng không có con sau 12 tháng ở một cặp vợ chồng sống chung với nhau không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào [52]. Trên thế giới, tỉ lệ vô sinh dao động khoảng 8 – 15% các cặp vợ chồng và vô sinh do yếu tố nam chiếm khoảng 40% [2], [27], [38]. Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh nam, trong đó viêm nhiễm đường sinh dục chiếm 11,6% [37]. Mycoplasma hominis (M. hominis), Mycoplasma genitalium (M. genitalium) và Ureaplasma parvum (U. parvum), Ureaplasma urealyticum (U. urealyticum) được cho là có liên quan đến nhiễm trùng bộ phận sinh dục, là cư dân tự nhiên của niệu đạo nam, gây nhiễm tinh dịch trong quá trình xuất tinh [28].


Mycoplasma và Ureaplasma thuộc họ Mycoplasmataceae, lớp Mollicutes và được phân bố rộng rãi ở người, động vật có vú, chim, bò sát, cá và các loài động vật có xương sống khác cũng như trong thực vật. Mycoplasma genitalium cùng với Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum và Ureaplasma parvum là bốn loài Mycoplasma tìm thấy trong hệ thống sinh dục với tiềm năng gây bệnh. Nó được phân lập lần đầu vào năm 1980 ở hai bệnh nhân viêm niệu đạo không do lậu [20], [70]. Ở nam giới, Ureaplasma và Mycoplasma được coi là tác nhân gây bệnh viêm tiết niệu không do lậu, không do Chlamydia – NGU (nonchlamydia nongonococcal urethritis). Một số báo cáo cho rằng Ureaplasma hoặc M. hominis là nguyên nhân gây viêm mào tinh. Mô hình thí nghiệm cho thấy Ureaplasma và M. genitalium có thể bám vào tinh trùng [3].
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng để xác định những sinh vật này là nguyên nhân gây vô sinh. Một số nghiên cứu cho rằng Ureaplasma spp có liên quan đến vô sinh nam, U. urealyticum ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm pH tinh dịch, giảm mật độ và số lượng tinh trùng [60], [69]. Một số các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng U. urealyticum và M. hominis đóng một vai trò sinh bệnh học trong vô sinh nam, nó làm thay đổi các thông số về tinh dịch như mật độ tinh trùng và vận động của tinh trùng [40], [70]. Nghiên cứu của Chuan Huang và cộng sự năm 2015 đã cho rằng U. urealyticum và M.hominis là nguyên nhân của vô sinh nam, còn U. parvum và M. genitalium không phải là nguyên nhân vô sinh nam [33]. Một nghiên cứu khác của Chuan Huang và cộng sự cũng chỉ ra rằng U. urealyticum ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng, nó làm giảm vận động của tinh trùng và hình thái tinh trùng bình thường còn M. hominis thì không [32]. Nghiên cứu của Gdoura R và cộng sự cho thấy không có mối liên quan giữa các thông số của tinh dịch đồ với tình trạng nhiễm U. urealyticum. Mật độ tinh trùng của nam ở cặp vợ chồng vô sinh nhiễm M. genitalium thấp hơn nam không nhiễm M. genitalium [28].
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiễm Ureaplasma và Mycoplasma với chất lượng tinh trùng nhưng kết quả cuả các nghiên cứu còn chưa thống nhất. Hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan này được công bố. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng nhiễm Ureaplasma và Mycoplasma trong tinh dịch và mối liên quan với chất lượng tinh trùng” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu tình trạng nhiễm Ureaplasma urealyticum và Mycoplasma genitalium trong tinh dịch ở bệnh nhân vô sinh đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Khảo sát một số đặc điểm liên quan chung và với tình trạng nhiễm Ureaplasma urealyticum và Mycoplasma genitalium với chất lượng tinh trùng

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Sơ lược về giải phẫu cơ quan sinh sản nam……………………………………….. 3
1.2. Nội tiết sinh sản nam………………………………………………………………………. 5
1.3. Sự sinh tinh……………………………………………………………………………………. 7
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh ……………………………………. 9
1.5. Tinh dịch đồ ………………………………………………………………………………… 12
1.6. Mycoplasma và Ureaplasma ………………………………………………………….. 13
1.7. Các nghiên cứu về nhiễm Mycoplasma và Ureaplasma ………………………….. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 24
2.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 32
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 34
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ……………………………………………… 34
3.2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả tinh dịch đồ ……………………………………… 37
3.3. Tình trạng nhiễm U. urealyticum và M. genitalium ………………………….. 39
3.4. Mối liên quan giữa kết quả tinh dịch đồ và một số yếu tố………………….. 44
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 50
4.1. Đặc điểm chung và yếu tố nguy cơ…………………………………………………. 50
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng…………………………………………………… 58
4.3. Kết quả tinh dịch đồ ……………………………………………………………………… 61
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢo

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment