Nghiên cứu tình trạng nhiễm vi rút sởi và đặc điểm di truyền của các chủng vi rút sởi lưu hành tại tỉnh Nghệ An năm 2009- 2011

Nghiên cứu tình trạng nhiễm vi rút sởi và đặc điểm di truyền của các chủng vi rút sởi lưu hành tại tỉnh Nghệ An năm 2009- 2011

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đã được phát hiện vào khoảng thế kỷ thứ IX. Bệnh do vi rút sởi gây nên, lây lan rất nhanh theo đường hô hấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ em [1], [31]. Trước khi có vắc xin, bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và thường gây ra những vụ dịch nghiêm trọng ở những nơi mật độ dân số cao và điều kiện kinh tế, xã hội thấp kém. Hậu quả do sởi gây ra thường rất nghiêm trọng vì các biến chứng sau sởi như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, mù lòa, suy dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da nặng [12], [43]. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có hàng triệu trẻ em bị bệnh sởi và khoảng 30 nghìn ca tử vong mỗi năm [43]. Việt Nam thời kỳ trước khi có vắc xin bệnh sởi là bệnh lưu hành địa phương ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ mắc cao: 137,7/100 000 dân năm 1979 [8]. Việc gây miễn dịch bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở Việt Nam từ tháng 10 năm 1985 và liên tục từ năm 1989 đến nay tỷ lệ tiêm vắc xin luôn được duy trì trên 90% và tỷ lệ mắc bệnh sởi cũng đã giảm một cách rõ rệt [16], năm 2001 tỷ lệ mắc sởi: 15,1/ 100.000 dân [14]. Để tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012 và thanh toán bệnh sởi vào năm 2020 Việt Nam đã tiến hành tiêm vắc xin sởi mũi 2 trên phạm vi rộng vào các năm 2002-2003 và năm 2007 cho các đối tượng từ 9 tháng đến 10 tuổi, đồng thời duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 11 tháng tuổi trong chương trình TCMR. Nhờ đó dịch sởi đã bị gián đoạn ở các năm 2004, 2005 và 2007
[24]    , [25]. Tuy nhiên vẫn ghi nhận một số vụ dịch sởi vào các năm 2006, 2008. Năm 2009 dịch sởi đã xảy ra trên phạm vi và quy mô rộng với tốc độ lây lan nhanh, đến tháng 5/ 2009 cả nước có 57 tỉnh/ thành phố với 310 quận
huyện có sởi với gần 5000 ca mắc, không có trường hợp nào tử vong [24],
[25]    . Trong vụ dịch sởi này tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ mắc sởi cao, ca bệnh đầu tiên phát hiện vào đầu tháng 2 năm 2009 rồi nhanh chóng lan ra các xã phường trong tỉnh. Đến tháng 12 năm 2009 có tổng số 400 ca mắc sởi và đến tháng 12 năm 2010 dịch đã xảy ra ở 17/20 huyện thị với tổng số 704 ca mắc, không có trường hợp nào tử vong [24], [25], [65].
Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được 8 nhóm gien của vi rút sởi bao gồm 23 kiểu gien phân bố ở khu vực địa lý khác nhau [36], [42]. Việt Nam trước năm 2003 chủ yếu là nhóm gien H còn từ năm 2003 đến 2009 kiểu gien thuộc nhóm gien H và D [15]. Những thông tin về đặc điểm di truyền này được sử dụng để xác định nguồn gốc của vi rút hoặc sự lưu hành của một số chủng vi rút sởi hoang dại lưu hành tại nước ta [15]. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm di truyền của vi rút sởi đang lưu hành tại Việt Nam, phục vụ cho chiến lược thanh toán bệnh sởi ở nước ta nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng trong những năm tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu tình trạng nhiễm vi rút sởi và đặc điểm di truyền của các chủng vi rút sởi lưu hành tại tỉnh Nghệ An năm 2009- 2011“. Với 2 mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ mắc sởi ở bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi bằng phương pháp huyết thanh học tại tỉnh Nghệ An từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011.
2.    Xác định đặc điểm di truyền phân tử của các chủng vi rút sởi phân lập được tại tỉnh Nghệ An từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    14
1.1.    Lịch sử phát hiện bệnh sởi    14
1.2.    Vi rút sởi     15
1.2.1.    Hình thái, cấu trúc    15
1.2.2.    Sự nhân lên của vi rút sởi    17
1.2.3.    Các kiểu gien vi rút sởi lưu hành trên toàn cầu    19
1.2.4.    Đáp ứng miễn dịch    21
1.2.5.    Bệnh sinh học    22
1.2.6.    Lâm sàng và điều trị bệnh sởi    23
1.3.    Chẩn đoán phòng thí nghiệm    27
1.3.1.    Chẩn đoán huyết thanh học phát hiện kháng thể IgM và IgG    27
1.3.2.    Chẩn    đoán vi rút học    28
1.4.    Điều trị    28
1.5.    Dịch tễ học bệnh sởi    28
1.5.1.    Nguồn truyền nhiễm    28
1.5.2.    Đường truyền nhiễm    29
1.5.3.    Tình hình bệnh sởi trên Thế Giới và ở Việt Nam    29
1.6.    Phòng bệnh sởi    32
1.6.1.    Các biện pháp không đặc hiệu    32
1.6.2.    Biện pháp đặc hiệu    32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33
2.1.    Đối tượng và địa điểm nghiên cứu    33
2.1.1.    Đối tượng    33
2.1.3.    Tiêu chuẩn xác định ca bệnh    33
2.2.    Thời gian nghiên cứu    34
2.3.    Vật liệu nghiên cứu    34
2.3.1.    Bệnh phẩm    34
2.3.2.    Sinh phẩm và hoá chất    34
2.3.3 Tế bào    36
2.3.4.    Trang thiết bị    36
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    37
2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    37
2.4.2.    Cỡ mẫu    37
2.5.    Kỹ thuật thu thập thông tin    38
2.5.1.    Phỏng vấn trực tiếp    38
2.5.2.    Lấy mẫu bệnh phẩm: Theo tiêu chuẩn của TCYTTG    38
2.6.    Phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh sởi    39
2.6.1.    Kỹ thuật ELISA    39
2.6.2    Kỹ thuật phân lập vi rút    41
2.6.3    Kỹ thuật tách chiết ARN và phản ứng RT – PCR/Seq    42
2.6.4    Xác định trình tự đoạn gien N bằng phương pháp sequencing    44
2.7.    Phân tích số liệu    46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    47
3.1.    Tình hình sốt phát ban nghi sởi ở tỉnh Nghệ An từ 1/2009- 6/2011…. 47
3.1.1.    Mùa bị bệnh    48
3.1.2.    Phân bố bệnh nhân theo địa dư    49
3.2.    Kết quả xét nghiệm huyết thanh học và một số yếu tố dịch tễ liên quan… 50
3.2.1.    Kết quả xác định kháng thể IgM kháng vi rút sởi    50
3.2.2 Phân tích đặc điểm dịch tễ học trên nhóm bệnh nhân có kết quả
huyết thanh học dương tính với vi rút sởi    52
3.3.4.    Phân bố theo mùa    56
3.3.    Kết quả phân lập vi rút sởi    57
3.4.    Kết quả khuếch đại chuỗi gien    58
3.5.    Kết quả giải trình tự gien    59
3.5.1.    Kết quả giải trình tự gien và cây di truyền của các chủng vi rút
sởi hoang dại phân lập tại tỉnh Nghệ An năm 2009 – 2010    60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    63
4.1.    Tình hình bệnh sởi ở Nghệ An từ 1/ 2009- 6 /2011    63
4.2.    Diễn biến dịch ở từng địa phương    64
4.3.    Kết quả xét nghiệm huyết thanh học    65
4.4.    Sự phân bố bênh sởi theo giới tính và lứa tuổi    66
4. 5. Tiền sử tiêm vắc xin sởi trên nhóm bệnh nhân có kết quả huyết
thanh học dương tính    67
4.6.    Phân bố bệnh nhân theo vùng địa lý    68
4.7.    Đặc điểm bệnh nhân sởi phân bố theo mùa    69
4. 8. Kết quả nuôi cấy, phân lập vi rút sởi    70
4. 9. Kết quả khuếch đại chuỗi gien bằng phản ứng RT – PCR    71
4. 10. So sánh hai kỹ thuật ELISA và RT – PCR trong chẩn đoán bệnh sởi…. 72
4.11.    Kết quả giải trình tự gien N ở mức độ nucleotid    73
4.12.    Mối liên quan dịch tễ học phân tử của chủng virút sởi phân lập tại
tỉnh Nghệ An năm 2009- 2010 với các chủng vi rút sởi của các tỉnh trong nước một số nước và một số nước trong khu vực    73
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    79
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment