Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng hô hấp ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng hô hấp ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử khí độc hại [10]
BPTNMT đã thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hâu quả gây tàn phế [10]. Trong hai thập kỷ qua, tình trạng tử vong và tàn tật do mắc BPTNMT tiếp tục tăng trên toàn thế giới [13]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong thứ 6 và là nguyên nhân gây tàn phế đứng thứ 12 trên toàn thế giới. Dự đoán đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do BPTNMT sẽ tăng lên đứng thứ 3 và là nguyên nhân thứ 5 trong các bệnh gây tàn phế trên toàn thế giới. Trong năm 2000 khoảng 2,7 triệu người chết vì BPTNMT, một nửa trong đó ở Tây Thái Bình Dương mà phần lớn xảy ra ở Trung Quốc. Mỗi năm có khoảng 400.000 người chết vì BPTNMT ở các nước công nghiệp, khoảng 650.000 người chết ở Đông Nam châu Á, phần lớn ở Ân Đô [14]. Bệnh cũng ảnh hưởng đến 5-10% dân số của Bắc Mỹ và châu Âu [18].
Có nhiều yếu tố nguy cơ được cho là làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh đường hô hấp đặc biệt là BPTNMT như hút thuốc lá, không khí bị ô nhiễm nặng, phơi nhiễm nghề nghiệp cao… Trong đó, hút thuốc lá cả chủ đông và thụ đông là yếu tố nguy cơ hàng đầu [15], [16], [17], [33],.. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hút thuốc lá có khả năng chiếm 80¬90% các trường hợp mắc BPTNMT tại đây [31].
Việt Nam được WHO đánh giá là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới. Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 40.000 người tử vong bởi các bệnh lý liên quan đến thuốc lá, gấp 4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông [19].Việt Nam cũng là quốc gia có tần suất người mắc BPTNMT cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Báo cáo của tổ chức WHO về BPTNMT toàn cầu cho thấy Việt Nam là một quốc gia có tần suất người trên 30 tuổi bị BPTNMT cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ 6,7% [20].
Đã có một số nghiên cứu có đề cập đến mối liên quan giữa việc hút thuốc lá và BPTNMT tại Việt Nam như nghiên cứu của Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh và CS năm 2005 [1]; Trần Hoàng Thành và Nguyễn Phương Lan năm 2009 [2] tiến hành theo mô hình tại bệnh viện Bạch Mai hay bệnh nhân tại một địa phương. Tiếp nối những mô hình đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng hô hấp ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá” nhằm bổ sung và cập nhật thêm về mối liên quan giữa việc hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở một nhóm người Việt Nam đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nôi khoảng thời gian từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, tình trạng chức năng hô hấp của người BPTNMT có hút thuốc.
2. Phân tích mối liên quan giữa hút thuốc lá và tình trạng rối loạn chức năng hô hấp ở người BPTNMT.
TIẾNG VIỆT:
1. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh và công sự (2005), Nghiên cứu dịch tễ
học BPTNMT trong dân cư thành phổ Hà nội, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bô, Bô Y tế 2005.
2. Trần Hoàng Thành, Nguyễn Phương Lan. (2009). Tình hình hút thuốc
lá và thuốc lào của bệnh nhân BPTNMT tại Khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Yhọc thực hành, 7, 41- 44.
3. Nguyễn Xuân Tuấn Anh (1998), Đặc điểm lâm sàng 369 trường hợp
BPTNMT điều trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 1997, Luận văn Thạc sỹ Y học – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Quỳnh Loan(2002), Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng BPTNMT tại
phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – Hà Nội, Luân văn Thạc sĩ Y học. Học viện Quân Y Hà Nôi.
5. Dương Thị Hoan (2004), Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí
phổi của các bệnh nhân mắc BPTNMT điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai 2001 – 2002, Nôi khoa số 1, tr. 1-6.
6. Lê Thị Tuyết Lan (1998), Sinh lý học của BPTNMT, Báo cáo chuyên đề
BPTNMT ở Trung tâm Lao – Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch – Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, tr. 21-29.
7. Ngô Quý Châu(2012), BPTNMT, Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi, tr. 42 –
8. Ngô Qúy Châu và công sự (2002), Tình hình chẩn đoán và điều trị
BPTNMT tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996¬2000), Thông tin Y học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 50-57.
9. Nguyễn Văn Thọ và Lê Thị Tuyết Lan (2010), Áp dụng chiến lược tòan
cầu về hen (GINA) và BPTNMT (GOLD) tại tuyến Quận Huyện của TP.HCM, Tạp chí Y học TPHCM, Tập 14-Phụ bản số 1-2010, Trang 539-546.
TIẾNG ANH
10. NHLBI / WHO (2003), Global strategy for diagnosis management and prevention of BPTNMT, NHLBI/WHO workshop report.
11. Fukuchi Y, Takahashi K, Zaher C, (2004), BPTNMT in Japan: the Nippon BPTNMT Epidemilogy study, Respiratory, 9, 458-465..
12. Halbert R.J., Natoli J.L., Gano A., Badamgarav E., Buist A.S. and Mannino D.M. (2006), Global burden of BPTNMT: systematic review and meta – analysis, Eur Respir J, 28, pp. 513 – 532.
13. Murray Loper AD. (CJ., 1997 ), Alternative projections of mortality and disability by cause 1990- 2020: Global Burden of Disease Study, Lancet, 349, pp. 1498- 1504.
14. Lopez A.D., Shibuya K., Rao C., Mathers C.D., Hansell A.L., Held L.S., Schmid.V. and Buist1. S (2006), Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Current Burden and Future Projections, Eur Respir J, 27, pp.397-412.
15. Halbert R.J., Isonaka S., George D., Iqbal A. (2003), Interpreting BPTNMT prevalence estimates. What is the true burden of diseases, Chest, 123, pp. 1684 – 1692.
16. Huchon G.J., Vergnenegre A. et al (2002), Chronic bronchitic among French adults: high prevalence and underdiagnosis, Eur. Respir. J,
20, pp. 806 – 812.
17. Johnson M.K., Stevenson R.D. (2002), Management of an acute exacerbation of BPTNMT: are we ignoring the evidence, Thorax, 57, pp. 15 – 23.
18. Mark D Eisner, John Balmes, Patricia P Katz, Laura Trupi, Edward H Yelin, Paul D Blanc (2005), Lifetime environmental tobacco smoke exposure and the risk of chronic obstructive pulmonary disease, Environmental Health: A Global Access Science Source 2005, 4:7
19. Global Adult Tobacco Survey (GATS) Viet Nam 2010.
20. Wanc. Tan et al (2003), BPTNMT prevalence in 12 Asia- Pacific countries and regions, Respirology, 8 (2), 192- 198.
21. Rijcken B., Britton J. (1998), Epidemilogy of Chromic Obstructive Pulmonary Disease, Eur. Respir. J, 7, pp. 41 – 73.
22. Lungdback B., Gulsvik A., et al (2003), Epidemiological aspects and early detection of BPTNMT in the elderly, Eur. Respit. J, 40, pp. 3 – 9.
23. Anto J.M., Vermeire P., et al (2001), Epidemiology of BPTNMT, Eur. Respir. J, 17, pp. 982 – 994.
24. Bannes R.J., Godfrey S. (1997), Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Thorax, 55, pp. 137-147.
25. Charoenratanykul S. (2002), Impact of BPTNMT in the Asia – Pacific region, Highlighs of a symposium at the 7th APSR congress.
26. Honig E.G., Ingram J. R. (2001), Chronic bronchitis, emphysema and airway obstruction, Harrison’s principles of internal medicine 15th edition.
27. Chapman K.R, Mannino D.M, Soriano J.B, Vermeire P.A, Buist A.S, Thun M.J, Connell C, Jemal A, Lee T.A, Miravitlles M, Aldington S, Beasley R. (2005), Epidemiology and costs of chronic obstructive pulmonary disease. European respiratory journal, 27, 188-207.
28. Zielinski. j., Bednarek. M., Gorecka. D., Viegi. G., Hurd. S., Fukuchi. Y et all (2006), Increasing BPTNMT awareness, Eur Respir Rev, 27, pp. 833 – 852
29. Tan W.C. (2002), Regional BPTNMT consensus statement an advanced dra/t,Highlighs of a symposium at the 7th APSR congress.
30. Ran PX, Liu SM, Zhou YM, Zheng JP, Wang C, Yao WZ, Chen P, Kang J, Huang SG, Chen BY, Wang CZ, Ni DT, Zhong NS (2005), Prevalence of chronic obstructive pulmonary disease in China, 10th Congress of the APSR. P: 28.
31. Yoshida T, Tuder RM. (2007), Pathobiology of Cigarette Smoke- Induced Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Physyol Rev, 87, 1047- 1082.
32. Fishman E.D., Sauders W.B. (1998), BPTNMT: Epidemiology, pathophysiology and pathogenesis pulmonary diseases, Chest, 121, pp. 659 – 681.
33. Mastrangelo G., Tatri M., et al (2003), Ascertaining the risk of BPTNMT in relation to occupation, Occup – Med, 5 (3), pp. 165 – 172.
34. Korakatsani A. (2003), Air polution in relation to manifestation to BPTNMT, Eur. J. Epidemiol, 18 (1), pp. 45 – 53.
35. Beer M.H., Beknow E., et al (1999), Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Merck manual of diagnosis and therapy, pp. 568 – 572.
36. Senior R.M., Shapiero S.D., (1998), BPTNMT: Epidemiology,
pathophysiology, pathogenesis, Pulmonary diseases, pp.659 – 687.
37. Gapo R., Jensen R.L., Hargrave F.E. (2003), Airway inflammation in BPTNMT: physiological outcome measures and induced sputum, Eur Respir J, 61, pp.19-28.
38. Tzanakis N. (2004), Prevdence of BPTNMT Greece, Chest, 125, pp. 892-900.
39. Shayck C.P (2002), Detecting patient an toàn a high risk of developing BPTNMT in general pratice cross sectional case finding study, BMJ, vol 324, pp. 1370 – 1375.
40. Chapman K.R., Tashin D.P. (2001), Gender bias in the diagnosis of BPTNMT, Chest, 119, pp. 1691 – 1695.
41. Stang P., Lydick E. (2000), Using smoking rates to estimate disease frequency in the general population, Chest, 117, pp. 354 – 359.
42. Sobradillo V., Miravitlles M., et al (2000), Geographic variations in prevalence and underdianosis of BPTNMT: Results of the IBERPOC multicentre epidemiological study, Chest, 117, pp. 354-359.
43. Stang P., Lydick E. (2000), Using smoking rates to estimate disease frequency in the general population, Chest, 117, pp.354 – 359.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa – Dịch tễ học BPTNMT 3
1.1.1. Định nghĩa: 3
1.1.2. Dịch tễ học BPTNMT 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ gây BPTNMT 6
1.2.1. Những yếu tố liên quan đến môi trường 6
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa 10
1.3. Cơ chế bệnh sinh và sinh bệnh học của BPTNMT 11
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh 11
1.3.2. Sinh bệnh học 13
1.4. Lâm sàng – Cân lâm sàng – Chẩn đoán – Phân loại BPTNMT 15
1.4.1. Lâm sàng – Cận lâm sàng 15
1.4.2. Chẩn đoán xác định 18
1.4.3. Phân loại BPTNMT 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2. Quy trình nghiên cứu 20
2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 21
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 21
2.5. Phương pháp lấy mẫu 21
2.6. Cỡ mẫu 21
2.7. Phương pháp tiến hành 21
2.7.1. Định nghĩa ca bệnh 21
2.7.2. Đánh giá nguy cơ lâm sàng 21
2.7.3. Đo chức năng hô hấp: 22
2.7.4. Các biến số nghiên cứu 25
2.8. Phương pháp xử lý số liệu 26
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 26
KẾT QUẢ 27
3.1. Đặc điểm củacác đối tượng nghiên cứu: 27
3.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi, tình trạng hút thuốc, tiền sử bệnh lý hô hấp …. 27
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng 31
3.1.3. Đặc điểm chức năng hô hấp của nhóm mắc bệnh 31
3.2. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và tình trạng chức năng hô hấp ở người BPTNMT 31
3.2.1. Liên quan giữa hút thuốc lá và BPTNMT 32
3.2.2. Liên quan giữa hút thuốc lá và mức đô rối loạn chức năng hô hấp ở
người BPTNMT 33
BÀN LUẬN 36
4.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu 36
4.1.1 .Một số yếu tố nguy cơ 36
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT 38
4.1.3. Đặc điểm chức năng hô hấp của người mắc BPTNMT 39
4.2. Liên quan giữa BPTNMT và hút thuốc 39
KẾT LUẬN 43
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu của Mark D Eisner và công sự 8
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu 20
Bảng 2.1: Phân loại rối loạn thông khí tắc nghẽn theo GOLD 2010 24
Bảng 2.2: Các biến số nghiên cứu 25
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân trắc học, tiền sử bệnh lý hô hấp của đối
tượng nghiên cứu (n=299) 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tuổi đến nguy cơ mắc BPTNMT (n=299) 28
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giới đến nguy cơ mắc BPTNMT(n = 299) 29
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tiền sử bệnh lý hô hấp đến nguy cơ mắc BPTNMT
(n=299) 29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của hút thuốc đến nguy cơ mắc BPTNMT (n=299)…. 30 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mức đô hút thuốc đến nguy cơ mắc BPTNMT
(n= 299) 30
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu (n=299) 31
Bảng 3.8. Đặc điểm chức năng hô hấp ở 115 bệnh nhân BPTNMT 31
Bảng 3.9. Mô hình phân tích tương quan đa biến của các yếu tố nguy cơ và
BPTNMT (n=299) 32
Bảng 3.10. Tương quan đa biến giữa mức đô hút thuốc và nguy cơ mắc bệnh
(n = 299) 33
Bảng 3.11. Tương quan tuyến tính giữa hút thuốc và tình trạng chức năng hô
hấp ở 115 người BPTNMT 34
Biểu đồ 3.1. Tương quan tuyến tính giữa hút thuốc lá và FEV1 (%) 35
Sơ đồ 3.2. Tương quan tuyến tính giữa hút thuốc và chỉ số Gaensler 35