Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tốc độ phát triển nhanh cùng với mức độ nguy hiểm của nó nên bệnh ĐTĐ đang được xem là đại dịch. Năm 2010 theo báo cáo của hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) toàn thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự báo trong 20 năm tới con số này sẽ lên đến 438 triệu người và mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc ĐTĐ [52]. Song song với tỷ lệ gia tăng nhanh chóng của bệnh là sự gia tăng các biến chứng do ĐTĐ gây ra, nó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, một số các biến chứng mạn tính nguy hiểm thường gặp như: Bệnh mắt ĐTĐ, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch máu ngoại vi…, việc phát hiện các biến chứng này thường muộn nên để lại các di chứng nặng nề [2]. Bên cạnh đó thì có những biến chứng mạn tính tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây ra ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý cũng như chất lượng sống và hạnh phúc gia đình của người bệnh. Một trong những biến chứng thường gặp đó là rối loạn cương
(RLC) ở nam giới mắc ĐTĐ [13]. Từ khi RLC được đề cập trong y văn (thế kỷ thứ IX) [35], cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu có giá trị giúp cho chẩn đoán cũng như điều trị bệnh, nhưng các nhà lâm sàng lại đang phải đối mặt với một thách thức mới đó là sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ RLC ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là trong nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ typ2. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thì có hơn 6% dân số nước Mỹ mắc bệnh ĐTĐ, trong số này có xấp xỉ 8 triệu người có suy giảm chức năng cương [30]. Tỷ lệ thống kê cũng cho thấy RLC thường gặp khoảng 32% trong nhóm người bệnh ĐTĐ typ1 và 46% đối với nhóm ĐTĐ typ2 [89] và sau thời điểm chẩn đoán ĐTĐ thì có khoảng 12% bệnh nhân có biểu hiện của RLC. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ tuổi từ 30 đến 34 thì tỷ lệ RLC là 15%, con số này tăng lên 55% ở độ tuổi 60 [82]. Theo Massachusetts Male Aging Study, tỷ lệ mắc RLC ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có thể cao hơn gấp 3 lần so với nhóm không mắc ĐTĐ [43]. Hiện nay tỷ lệ của bệnh cũng đang gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới, theo nghiên cứu của Fedele.D và cộng sự, tỷ lệ mắc RLC ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ ở khu vực châu Âu là 35,8% [40]. Khu vực châu Á tỷ lệ này từ 63% đến 90% [6] [30] [79] [81]. Tại Việt Nam, RLC vẫn chưa được quan tâm đúng mức so với tỷ lệ hiện mắc đang có xu hướng gia tăng, một phần bởi các nhà lâm sàng, nhà tâm lý học cũng như tâm lý né tránh của chính người bệnh và hiện ở Việt Nam chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về RLC ở bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là trên bệnh nhân ĐTĐ typ2. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai
” nhằm mục đích:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan tới rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 (Tuổi, thời gian phát hiện bệnh, BMI, HbA1C, Hạ HA tư thế, RL lipid máu).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số nét về bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường 4
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường 5
1.1.4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường 5
1.3. Sơ lược giải phẫu học của dương vật 6
1.3.1. Lớp da bao phủ : 6
1.3.2. Bộ phận cương : 7
1.3.3. Hệ thống mạch máu của dương vật : 7
1.3.4. Hệ thần kinh : 9
1.3.5. Trung tâm não bộ : 9
1.4. Sinh lý học cương dương 10
1.5. Cơ chế gây rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường 14
1.5.1. Do tổn thương thần kinh 14
1.5.2. Rối loạn chức năng nội mạc 16
1.5.3. Rối loạn chức năng của cơ trơn vật hang 16
1.5.4. Thay đổi của hormone 17
1.5.5. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý 18
1.6. Chẩn đoán rối loạn cương 19
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 19
1.6.2. Cận lâm sàng : 20
1.6.3. Đánh giá chức năng cương dương qua chỉ số IIEF-5 : 22
1.7. Tình hình nghiên cứu rối loạn cương trong nước và trên thế giới 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ĐTĐ 27
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cương 28
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29
2.2.2. Cỡ mẫu 29
2.3. Tiến hành nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp, kỹ thuật thu thập số liệu 29
2.3.2. Các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá 31
2.3.3. Tổ chức thu thập và xử lý số liệu 35
2.4. Đạo đức nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 37
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 37
3.1.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh 38
3.1.3. Đặc điểm đường huyết lúc đói 38
3.1.4. Đặc điểm nồng độ HbA1C 39
3.1.5. Đặc điểm rối loạn lipid máu 40
3.1.6. Đặc điểm về HA 40
3.1.7. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI) 41
3.1.8. Đặc điểm HHATT 42
3.2. Đặc điểm của rối loạn cương và các yếu tố liên quan: 42
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn cương và các mức độ rối loạn cương 42
3.2.2. Liên quan giữa RLC và tuổi 43
3.2.3. Liên quan giữa RLC với thời gian phát hiện bệnh 45
3.2.4. Liên quan giữa RLC và HbA1C 48
3.2.5. Liên quan giữa RLC và chỉ số khối cơ thể (BMI) 51
3.2.6. Liên quan giữa RLC và rối loạn Lipid máu 53
3.2.7. Liên quan giữa RLC và HHATT 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 56
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 56
4.1.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh 56
4.1.3. Đặc điểm về nồng độ HbA1C 57
4.1.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) 57
4.1.5. Đặc điểm về rối loạn Lipid máu 58
4.1.6. Đặc điểm về HHATT 58
4.2. Đặc điểm của RLC và các yếu tố liên quan 59
4.2.1. Tỷ lệ của các mức độ RLC 59
4.2.2. Liên quan giữa RLC và tuổi 60
4.2.3. Liên quan giữa RLC và thời gian phát hiện bệnh 62
4.2.4. Liên quan giữa RLC và HbA1C 65
4.2.5. Liên quan giữa RLC và chỉ số khối cơ thể (BMI) 68
4.2.6. Liên quan giữa RLC và rối loạn lipid máu 71
4.2.7. Liên quan giữa RLC và HHATT 74
KẾT LUẬN 76
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích