Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em
Rối loạn điện giải là một rối loạn hay gặp trong nhiễm, trùng thần kinh. Qua nghiên cứu 146 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh câp cố rối loạn điện giải chúng tôi rút ra một số nhân xét sau: Rối loạn điện giải gặp ở các nhốm bệnh nhân viêm não(29,3%), viêm màng mủ(27,6%), sau mổ dẫn lưu não thất, gặp trong bệnh nhân hôn mê (66%), co giât (60,3%), nôn (52,7%), gặp chủ yếu khi bệnh nhân vào viện. Hạ natri máu chiếm 91%, trong đố tỷ lệ SIADH là 7,5%.
Nhiễm trùng thần kinh (NTTK) là một bênh nhiễm trùng do nhiều căn nguyên, diễn biến phức tạp đặc biệt là trẻ em. Tại Mỹ chỉ tính riêng viêm não tỷ lê mắc là 10,9/100 000 dân(3), tại Pháp là 7,4 /100 000 dân(4). Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hằng năm có khoảng 600-700 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương được tiếp nhận điều trị. Mặc dù có những tiến bộ về điều trị nhưng tỷ lệ di chứng và tử vong của bệnh còn cao. Trong viêm não, tỷ lệ tử vong 8,8%(3), viêm màng não mủ tuỳ theo căn nguyên tỷ lệ tử vong là 10% đối với Hi; 26,3% đối với S.pneumoniae. (9)
Tỷ lệ tử vong, di chứng thường cao, cao hơn ở những bệnh nhân có rối loạn điện giải. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng rối loạn điện giải có ý nghĩa quan trọng đối với tiên lượng & tỷ lệ tử vong trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em.
Trong các bệnh thần kinh trung ương tình trạng hạ natri máu (Hyponatremia) là hay gặp. Theo một số tác giả(7), (8), tỷ lệ này chiếm khoảng 30 %. Hạ Natri máu làm tăng tổn thương thần kinh trung ương bằng việc làm giảm ngưỡng của co giật hoặc tăng áp lực nội sọ, tăng phù não.
Do đó, nhằm góp phần đánh giá đầy đủ về tình trạng rối loạn điện giải trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em để chẩn đoán, điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng, chúng tôi tiến hành đề tài này với 3 mục tiêu cụ thể sau :
1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm các tình trạng rối loạn điện giải trong nhiễm khuẩn thần kinh trẻ em;
2. Tìm hiểu các nguyên nhân & các yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải trong nhiễm khuẩn thần kinh trẻ em;
3. Xác đinh tỷ lệ SIADH trong các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh trẻ em
Qua đó giúp các bác sỹ lâm sàng có bước tiếp tiếp cận và điều trị trước một bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh có rối loạn điện giải đổ.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
1. Đối tượng
Gổm các bệnh nhi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 9 năm 2007 được chẩn đoán là viêm não, viêm màng não mủ, lao màng não.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân vào nhóm nghiên cứu
Về lâm sàng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
■ Hội chứng não, màng não
■ Có các triệu chứng nhiễm khuẩn trên lâm sàng.
■ Có các triệu chứng về rối loạn điện giải Về xét nghiệm dịch não tuỷ
■ Xét nghiệm vi sinh: Soi tươi hoặc nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn gây bệnh trong DNT.
■ Viêm màng não do virus được xác định bằng căn nguyên gây VMNVR: viêm não Nhật Bản bằng kỹ thuật MAC-ELISA; Enterovirus, Herpes bằng kỹ thuật PCR.
■ Viêm màng não do lao xác định được sự có mặt của vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR
■ Kết quả phân tích DNT có thay đổi về sinh hoá và tế bào Xét nghiệm điện giải có rối loạn:
■ Na tăng khi Na > 145 Mmol/L
■ Na giảm khi Na < 135 Mmol/L
1.2. Tiêu chuẩn xác đinh SIADH
Lâm sàng: thiểu niêu tương đối, tăng cân nhưng không phù, không có dấu hiệu giảm thể tích máu.
■ Giảm Na máu <135mmol/l và giảm áp lực thẩm thấu máu <280m0sm/kg
■ áp lực thẩm thấu niệu >100m0sm/kg
■ Na niệu > 20mmol/l
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh nhưng có suy tim ứ huyết, suy gan, xơ gan, bệnh Addison, giảm chức năng tuyến giáp, dùng nhiều thuốc lợi tiểu (Nhóm thiazide), nhiều dịch nhược trương trước đó, bệnh nhân tăng triglyceride, đường máu.
2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả – tiến cứu.
Nghiên cứu sinh & nhóm nghiên cứu được tập huấn thống nhất để thu thập các dữ liệu: lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích