Nghiên cứu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
Luận văn Nghiên cứu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và ngày càng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. TBMMN có thể gây tử vong nhanh chóng, hoặc nhiều khi để lại di chứng nặng nề, là một gánh nặng cho chính bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội [3], [5]. TBMMN là nguyên nhân thường gặp gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và bệnh tim ở các nước công nghiệp phát triển. Còn ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Y Tế tại 6 bệnh viện lớn ở Hà Nội vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước và cũng theo thống kê của Seamic (2001) cho thấy TBMMN lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu [5]. Theo định nghĩa và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, TBMMN hay đột quỵ não bao gồm : Nhồi máu não, xuất huyết trong não, và xuất huyết dưới nhện [21]. Tổn thương thứ phát có thể biến đột quỵ não nhẹ thành nặng và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh nhân này. Tăng đường máu dù do stress sau tổn thương não cấp tính hay do bệnh lý đái tháo đường có trước đó đã được coi là một trong các rối loạn gây tổn thương thứ phát trong sọ [8].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rối loạn đường máu có liên quan với mức độ nặng nhẹ của đột qụy nói chung và nhồi máu não nói riêng [22], [32], [33]. Theo nghiên cứu của Weir CJ và cộng sự – 1997 trên 645 bệnh nhân bị nhồi máu não có tăng đường huyết mà không có đái tháo đường trước đó, có tiên lượng tồi hơn những bệnh nhân không có tăng đường huyết, do tăng đường huyết làm gia tăng tình trạng phù não và kích thước ổ nhồi máu [36] .Tổn thương não có thể gây tăng đường huyết và ngược lại tăng đường huyết cũng làm cho tổn thương não trầm trọng hơn. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy cả hai dạng thiếu máu cục bộ và lan tỏa ở não khi đường huyết tăng dần làm trầm trọng hơn quá trình tổn thương tiếp theo: nhiễm axit nội bào, tích lũy glutamate ngoại bào, tạo phù não, phá vỡ hàng rào máu não, có xu hướng biến đổi thành dạng xuất huyết [32], [35].
Các bệnh lý phối hợp ở bệnh nhân TBMMN cũng đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự biến động đường huyết ở những bệnh nhân này. Những bệnh lý đi kèm bao gồm:
Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng acid uric máu, bệnh lý hệ thận tiết niệu, các bệnh lý tim mạch… khi phối hợp làm bệnh cảnh lâm sàng của TBMMN trở nên phức tạp và nặng nề hơn, cũng góp phần làm cho tình trạng stress tăng lên dẫn đến tăng đường huyết [5].
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng tăng đường máu trong đột quỵ nhồi máu não [21], [22], [23]. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về tăng đường máu ở các bệnh nhân cấp cứu nội khoa, bệnh nhân chấn thương sọ não, bệnh nhân TBMMN [8], [19]. Và tình trạng tăng đường máu ở các trường hợp bệnh lý cấp tính được coi là phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu. Nghiên cứu về tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp số lượng con hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu tình trạng thay đổi đường máu ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.
2. Nhận xét diễn biến tăng đường huyết với diễn biến lâm sàng của bệnh nhân NMN giai đoạn cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. CHUYỂN HÓA GLUCID TRONG CƠ THỂ 3
1.1.1. Tiêu hóa và hâp thu glucid 3
1.1.2. Sự giáng hóa glugid ở tế bào và mô . 4
1.2. TỔNG HỢP GLUCOSE 6
1.3 SỰ ĐIỀU HÒA NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG MÁU 6
1.3.1. Nồng độ đường máu 6
1.3.2. Điều hòa đường máu: 7
1.4. TÌNH TRẠNG TĂNG ĐƯỜNG MÁU DO STRESS . 8
1.4.1. Phân biệt tăng đường máu do stress và bệnh đái tháo đường 9
1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng đường huyết mới phát hiện.. 10
1.5. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỒI MÁU NÃO. 11
1.5.1. Khái niệm chung. 11
1.5.2. Đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não.. 13
1.5.3. Bệnh sinh của nhồi máu não. 17
.5.4 Triệu chứng lâm sàng. 24
1.5.5.Cận lâm sàng: 26
1.5.6 Độ nặng của TBMMN trên lâm sàng và cận lâm sàng. 32
1.5.7 Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. 40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.1 Tiêu chuẩn chuẩn đoán nhồi máu não giai đoạn cấp 44
2.1.2 Phân biệt tăng đường máu phản ứng do bệnh lý cấp tính và tăng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường 44
2.1.3 Tiêu chuẩn chuẩn đoán tình trạng tăng đường huyết mới phát hiện và bệnh ĐTĐ 45
2.1.4 Tiêu chuẩn phân chia kích thước ổ NMN trên MRI sọ não và CT scanner sọ não: 46
2.1.5 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và nghiên cứu 46
2.1.6 Tiêu chuẩn loại trừ 46
2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 47
2.2.2 Các phương tiện nghiên cứu: 47
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 47
2.4 Các biến số phục vụ nghiên cứu 49
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu. 51
3.2 Sự thay đổi đường máu ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp 53
3.3 Diễn biến tăng đường máu với diễn biến lâm sàng 56
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN 57
4.1. Dự kiến bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: 57
4.2. Bàn luận về sự thay đổi đường máu ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp. 57
4.3. Bàn luận về diễn biến tăng đường máu với diễn biến lâm sàng. 57
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học,1998, tr. 76- 113
2. Frank H.N. (người dịch Nguyễn Quang Quyền) (2008), Các động mạch của não, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 138- 139.
3. Phạm Khuê (1991), Tai biến mạch máu não, Bách khoa thư bệnh học,1991, Nxb Y học, tr.245 – 248.
4. Nguyễn Văn Chương (2008), Thực hành lâm sàng Thần kinh học, Nhà xuất bản y học Hà Nội. tr. 44 – 74.
5. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng, Nhà xuất bản Đại học Y Dược Huế, Tr. 9 – 21.
6. Trường Đại Học Y Hà Nội (2001), Bài giảng thần kinh, Hà Nội, tr.1 – 12, 15 – 37.
7. Adrian j.Goldszmidt (người dịch Nguyễn Đạt Anh), Cẩm nang xử trí tai biến mạch não, Hà Nội 2011, tr. 277 – 278.
8. Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nghiên cứu tình trạng tăng đường máu ở bệnh nhân chấn thương sọ não phải mổ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Hà Nội 2005, tr. 15 – 16.
9. Trường Đại Học Y Hà Nội (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Nghuyễn Nghiêm Luật (2001), Chuyển hóa glucid, Sách giáo khoa hóa sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 273- 317.
11. Nguyễn Anh Trí, Vũ Đức Bình (2001), Sơ bộ đánh giá keeys quả việc áp dụng xét nghiệm HbA1c trong chẩn đoán lâm sàng và theo dõi điều trị bệnh Đái Tháo Đường, Y học thực hành số 7, tr.42 – 44.
12. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não : Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.`
13. Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải, Hoàng Khánh (2004), Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, Tạp Chí Y Học Việt Nam, tập 301, tr. 132 – 136.
14. Nhà xuất bản Y học Hà Nội (2002), Hóa sinh lâm sàng tr.55 – 59.
15. Phạm thị Minh Đức (2001) , Sinh lý nội tiết , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr. 97 – 105.
16. Nguyễn Đạt Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – hóa sinh và hiệu quả điều trị của phác đồ insulin liều chia nhỏ đối với bệnh nhân cấp cứu có tăng đường huyết, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
17. Trần Ngọc Tâm, Văn Công Trọng, Nguyễn Hải Thủy (2000), Tăng đường huyết ở bệnh nhân Tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Y học thực hành, 375, tr. 45 – 48.
18. Nguyễn Thị Hồng Vân (2003), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ở bệnh nhân đái tháo đường bị Tai biến mạch não tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
19. Nguyễn Song Hào (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng đường huyết mới phát hiện, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Thông (1997), Đại cương bệnh mạch máu não và những cơn đột quỵ, Bệnh mạch máu não và các cơn đột quỵ, NXB Y học, Hà Nội. tr. 7 – 32.