Nghiên cứu tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện hữu nghị Việt- Tiệp Hải Phòng

Nghiên cứu tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện hữu nghị Việt- Tiệp Hải Phòng

Nghiên cứu tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng/ Dương Tiến Thịnh. 2013.Xơ gan là bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê ở khoa nội bệnh viện Bạch Mai bệnh xơ gan chiếm hàng đầu (37.8%) trong các bệnh gan mật, chiếm 3,4% các bệnh nội khoa, nam gặp nhiều hơn nữ. Những năm gần đây bệnh xơ gan không giảm mà còn gia tăng một cách đáng kể, cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu [1][15].

Ở các nước nhiệt đới đang phát triển như Đông Nam Á, châu Phi tỷ lệ viêm gan do vi rút cao, đặc biệt là viêm gan do vi rút B,C là nguyên nhân chủ yếu đưa đến xơ gan : 15 % dân số nhiễm VR viêm gan B trong đó 3,75 % tiến triển thành viêm gan mạn, có thể đưa đến xơ gan. Tỷ lệ viêm gan C ở khu vực này cũng rất cao khoảng 5 -12 % dân số bị nhiễm và khoảng 5-10 % đưa đến xơ gan [12].

Xơ gan tiến triển từ từ, giai đoạn sớm (tiềm tàng) triệu chứng nghèo nàn, đến khi có triệu chứng rõ ràng (giai đoạn mất bù) thì bệnh đã nặng. Khoảng 10 năm sau khi được chẩn đoán xơ gan thì tỷ lệ bệnh nhân xơ gan mất bù đã xấp xỉ 60 %, với tỷ lệ sống là 50 % và hầu hết các trường hợp tử vong là do biến chứng [12],[6]. Xơ gan mất bù là xơ gan có dịch cổ chướng, điều trị ít đáp ứng, tái phát nhanh, có nhiều biến chứng có thể xảy ra như : xuất huyết tiêu hóa ( XHTH ) do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (TMTQ), hôn mê gan, suy thận do xơ gan ( Hội chứng gan thận ), ung thư gan.. .tỷ lệ tử vong cao [12].

Ở bệnh nhân xơ gan, tổn thương thận rất đa dạng bao gồm hoại tử ống thận cấp, nhiễm axít ống thận, song biến chứng thường gặp và được quan tâm nhiều hơn cả là hội chứng gan thận đó là hiện tượng suy thận cấp chức năng, là hậu quả của giảm dòng máu qua thận và do co mạch thận [15], [23], [41] dẫn tới giảm mức lọc cầu thận, giảm bài tiết natri, giảm bài tiết nước tiểu. Khi bệnh nhân có hội chứng gan thận thì tương đương với mức độ xơ gan thuộc Child -pugh B hoặc C, lúc này thời gian sống của bệnh nhân trung bình là 1,7 năm [14],[22],[36]. Bệnh nhân xơ gan có cổ trướng nguy cơ xuất hiện hội chứng gan thận là 18 % trong 1 năm đầu [65]

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán, các yếu tố tiên lượng và điều trị bệnh nhân xơ gan có suy thận cho kết quả khả quan.Ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về hội chứng gan thận nhưng vẫn còn chưa nhiều, do đó cần phải có thêm những nghiên cứu về suy thận ở bệnh nhân bị xơ gan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : ” Nghiên cứu tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện hữu nghị Việt- Tiệp Hải Phòng” với mục tiêu :

1.    Nhận xét tỷ lệ suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp theo phân loại của Child – Pugh từ tháng 8/2012 -tháng 7/2013.

2.    Nhận xét đặc điểm của suy thận ở những bệnh nhân xơ gan trên 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện hữu nghị Việt- Tiệp Hải Phòng

TIẾNG VIỆT

1.    Bùi Khắc Hậu ( SKĐS.

2.    Bệnh học Nội khoa Đại học Hải Phòng ( NXB y học – 2011 )

3.    Dương Hồng Thái, Nguyễn Thành Chung ( 2008), đặc điểm huyết học , sinh hóa và siêu âm bệnh nhân xơ gan tại khoa tiêu hóa bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, tạp chí y học Việt Nam tháng 10 – số 2/2008.

4.    Dương Hồng Thái (2006), Xơ gan, Bệnh học nội khoa tập I- 2006 – Bộ môn nội, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên, NXB Y học, Hà Nội, Tr 155-160

5.    Dương Hồng Thái, Đỗ Thị Kim Oanh và CS (2006), Thắt tĩnh mạch qua nội soi trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ búi tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan, Tóm tắt các công trình nghiên cứu thực hiện tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, tháng 9/2006, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, Tr 15-19

6.    Đào Ngọc Bảo ( 1991 ) nhận xét đặc điểm lâm sàng ở 100 bệnh nhân xơ gan ( VQY 103 ),tạp chí y học quân sự số 4, trang 66-80.y học.

7.    Đặng Tiến Hoạt ( 2007 ) xơ gan, gải phẫu bệnh ĐHY Hà Nội tr 7-8.

8.    Đồng Đức Hoàng, Dương Hồng Thái (2007) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ trường ĐHYK Thái Nguyên-12/2007, Tr 15-16; 58-59

9.    Đặng Thị Kim Oanh ( 2002), “ Nghiên cứu hình ảnh nội soi và mô bệnh học của niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân xơ gan “, luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.

10.    Đỗ Duy Long ( 2003), ‘Tình hình bệnh xơ gan do rượu tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện đa khoa Việt -Tiệp Hải Phòng, luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học y Hải Phòng.

11.    Đào Thị Kim Huyền (2008) “ Nhận xét sự thay đổi nồng độ transfer, vitamin B12 huyết thanh và đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân xơ gan ”, tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập III, ( số 13, 2008) tr 56-59.

12.    Hoàng Gia Lợi (1989 ) nhận xét lâm sàng 220 ca xơ gan tại quân y viện 103, tạp chí y học quân sự số 4, trang 18.

13.    Hoàng Trọng Thảng (2002) Xơ gan, Bệnh tiêu hoá gan- mật, NXB Y học Hà Nội, tr 228-243

14.    Hoàng Trọng Thắng, Lê Đình Vĩnh Phúc (2006) “Kỹ thuật đo độ đàn hồi của gan” Một phương pháp mới không xâm nhập định lượng xơ hoá gan, Y học Việt Nam, tập 329, Tr 170-172

15.    Hoàng Gia Lợi và cộng sự ( 2003), “ Bệnh xơ gan”, bệnh học nội tiêu hóa, tập II, sau đại học, HVQY tr 29-38.

16.    Harison tập III ( 2000) , “ Các nguyên lý y học nội khoa “ nhà xuất bản y học

17.    Lê Quang Nghĩa, Lê Quang Nhân( 2005), Hội chứng gan thận, điều trị xơ gan và các biến chứng, NXB y học chi nhánh Hồ Chí Minh tr

85-87.

18.    Mai Hồng Bàng, Vũ Thành Trung (2006). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm màng bụng nhiễm khuẩn tự phát ở bệnh nhân xơ gan, Chuyên đề gan mật Việt Nam, Y học Việt Nam tập: 329, Tr 122-128

19.    Nguyễn Thị Hiền (2006) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và sự biễn đổi men Transaminase và GamaTranspeptidase ở bệnh gan do rượu, Y học Việt Nam tập 329, Tr 160-167 “

20.    Nguyễn Thị Chi ( 2003), “ Nhận xét hội chứng gan thận ở bệnh nhân xơ gan theo phân loại Child -Pugh”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học y Hà Nội.

21.    Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ ( 1999),” Chẩn đoán cổ trướng “, bệnh học nội khoa cơ sở tập II, NXB y học, tr 180-189.

22.    Nguyễn Văn Phúc, Phạm Văn Nhiên ( 2004), “ Đặc điểm lâm sàng bệnh gan do rượu tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện đa khoa Việt – Tiệp Hải

23.    Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Mạnh Trường (2006). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm gan trong bệnh lý xơ gan, Tóm tắt các công trình nghiên cứu thực hiện tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, tháng 9/2006, Tr 19

24.    Nguyễn Hữu Mô “ Sinh lý bệnh gan “ Học viện Quân y

25.    Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy Thắng ( 2010), “ Đặc điểm lâm sàng, nội soi thực quản ở bệnh nhân xơ gan”, tạp chí y dược lâm sàng 108.

26.    Nguyễn Hữu Sơn ( 2009 ) “ Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh mạn tính ”

27.    Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy Thắng ( 2010 ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi thực quản ở bệnh nhân xơ gan, tạp chí y dược lâm sàng tập 5, số 4/ 2010.

28.    Nguyễn Thị Kim Chính ( 2009), “ Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm chức năng gan của bệnh nhân viêm gan mạn và xơ gan mất bù sau viêm gan virút B “ tạp chí chuyên ngành y học, 61 (2)

29.    Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005) Thăm dò chức năng gan với cơ chế đông máu, xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, Tr 678-692

30.    Nguyễn Thị Thu Hà (2000). Những chỉ số của tiểu cầu và mối tương quan, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản số 12, Tr 27¬29

31.    Phạm Kim Liên, Dương Hồng Thái (2002), Nghiên cứu hình ảnh nội soi thực quản và dạ dày trên bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, Tóm tắt các công trình nghiên cứu thực hiện tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, tháng 9/2006, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên, Tr 19. 18. Y học, các Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Tr 151-153

32.    Phạm Văn Nhiên ( 2002), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng- cận lâm sàng bệnh xơ gan do rượu tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện hữu nghị Việt -Tiệp Hải Phòng”, Tạp chí y học tực hành, (425).

33.    Phạm Thị Phương Hạnh ( 2006), “ Tìm hiểu tỷ lệ suy thận và nồng độ Aldosteron huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan cổ trướng nặng”, luận văn thạc sỹ, Đại học y khoa Hà Nội.

34.    Phạm Quang Cử ( 2004 ) nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng hội chứng não gan ở bệnh nhân xơ gan, tạp chí YHTH số 1/2004, tr 15-17

35.    Sinh lý học tập I NXB Y học, Hà Nội (2006) Trường đại học Y Hà Nội, Bộ môn Sinh lý học, Sinh lý máu và các dịch thể, Sinh lý học tập I NXB Y học, Hà Nội, Tr 101-109

36.    Trần Hồng Hà ( 2007) “ Nghiên cứu hàm lượng Anfa-feotoprotein huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan”, luận văn thạc sỹ y học , Đại học y khoa Hà Nội.

37.    Tạ Long( 200), “ Xơ gan “ bài giảng bệnh học tiêu hóa, sau đại học, Bệnh viên TƯQĐ 108.

38.    Trần Văn Hòa ( 2008), nghiên cứu một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, LV tr 86-90.

39.    Trần Văn Huy, Trần Phạm Chí ( 2001), nghiên cữu rối loạn chức năng đông máu ở các bệnh nhân xơ gan. Trường Đại học y khoa Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, YHTH số 3 tr 25 -27.

40.    Thông tin hội nghị gan-mật thế giới (2006), Bệnh xơ gan, Cairo-Ai cập 7/9-11/9/2006

41.    Richard Wright (2002), Các biến chứng của xơ gan, Tạp chí thông tin y dược, Bộ Y tế, Tr 44-54.

42.    Vũ Văn Viễn (2010) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận”, luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện quân y.

43.    Vũ Thu Trang (2010) “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm huyết học và hóa sinh máu ở bệnh nhân xơ gan có lạm dụng rượu tại Bệnh viện hữu nghị Việt -Tiệp Hải Phòng.

44.    Vũ Thị Ngọc (2010), nghiên cứu kết quả búi thắt tĩnh mạch thực quản đang chảy máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.

Leave a Comment