Nghiên cứu tình trạng tăng cường Methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa

Nghiên cứu tình trạng tăng cường Methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa

Nghiên cứu tình trạng tăng cường Methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa
Ngô Diệu Hoa, Đặng Thị Ngọc Dung, Hán Minh Thủy, Tạ Thành Văn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày lan tỏa, là một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa thường gặp có tiên lượng còn xấu, khởi phát bệnh sớm, thường phát hiện muộn khi ung thư đã di căn. Gen CDH1 mã hóa protein E-cadherin, đóng vai trò quan trọng trong sự kết dính giữa các tế bào biểu mô, mất biểu hiện protein E-cadherin dẫn đến tăng sự tiến triển và di căn khối u. Đột biến gen CDH1 thường là đột biến điểm và dạng dị hợp tử, vì vậy, muốn biểu hiện bệnh cần có một cơ chế thứ hai, gọi là “second hit”. Tăng cường methyl hóa ở vùng promoter gen CDH1 được coi là cơ chế ‘’second hit” hay gặp nhất cùng với đột biến mầm gây nên ung thư dạ dày lan tỏa. Nghiên cứu xác định tình trạng tăng cường methyl hóa ADN vùng promoter gen CDH1 bằng sử dụng PCR đặc hiệu methyl (MSP) sau khi chuyển bisulfit trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTDD lan tỏa. Tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô ung thư (86,4%) cao hơn so với tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô lành (59,1%), sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê (p=0,034). Những nghiên cứu về methyl hóa giữa vùng mô u và mô lân cận, giữa người bị bệnh ung thư và người bình thường với sự chuẩn hóa về độ nhạy và độ đặc hiệu để tạo ra một chất chỉ thị giúp sàng lọc nguy cơ UTDD lan tỏa, mở ra nhiều hy vọng trong điều trị đích bệnh UTDD lan tỏa.

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trong các loại ung thư. Năm 2018 trên thế giới có khoảng 783.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày, đặc biệt là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở các quốc gia Đông Nam Á.1 Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực có nguy cơ ung thư dạ dày trung bình cao, với tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi là 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ mỗi 100.000 dân.2 Theo phân loại của Lauren (1965) ung thư dạ dày gồm 3 thể: thể ruột, thể lan tỏa và thể hỗn hợp. Ung thư dạ dày lan tỏa  đã được chứng minh có liên quan đến đột biến gen CDH1 lần đầu tiên vào năm 1998 trong 1 gia đình người New Zealand.3 Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tăng cường methyl hóa ở vùng promoter của gen CDH1 là cơ chế phân tử thứ hai kết hợp với đột biến dòng mầm gen CDH1 để hình thành UTDD lan tỏa.4,5Gene CDH1 nằm trên NST số 16q22.1, gồm 16  exon,  mã  hóa  protein  kết  dính  ngoại  bào E-cadherin,  protein  xuyên  màng  này  có  chức năng như 1 chất ức chế ung thư, đóng vai trò quan trọng trong duy trì cấu trúc biểu mô.6 Tăng cường methyl hóa đảo CpG ở vùng promoter của gen CDH1 được coi là cơ chế ngoại sinh phổ biến trong UTDD lan tỏa.Tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng này phân bố khác nhau giữa các chủng tộc, chịu sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Vì vậy,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu:  “Nghiên cứu mức độ methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa ở Việt Nam

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment