NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THÍNH LỰC CỦA BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THÍNH LỰC CỦA BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP
Hoàng Tuấn Anh1, Đào Trọng Tuấn1, Hoàng Thu Hà1, Hồ Chí Thanh1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng thính lực của bộ đội tăng thiết giáp. Nghiên cứu được thực hiện trên 315 chiến sỹ tăng thiết giáp. Kết quả cho thấy, trong số 315 quân nhân được kiểm tra sức nghe có 17,7% nghe kém một tai, 45,08% nghe kém hai tai. Phần lớn quân nhân nghe kém một tai là nghe kém ở mức độ nhẹ (92,8%). Trong số quân nhân nghe kém hai tai có 90,8% nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ; 9,2% nghe kém mức độ trung bình, nặng và sâu có hình thái tổn thương ở tần số cao điển hình của giảm thính lực do tiếng ồn sau tiếp xúc nhiều năm. Kết quả cho thấy có khá nhiều đối tượng nghiên cứu đang cần có sự can thiệp giảm tiếp xúc tiếng ổn để phòng tránh di chứng nghe kém nặng vĩnh viễn do tiếng ồn.
Binh chủng Tăng thiết giáp (TTG) là nơi bộ đội thường phải làm việc, vận hành các xe chạy bằng xích sắt và động cơ lớn không có giảm âm phát sinh tiếng ồn có cường độ lớn và huấn luyện với các vũ khí nổ có thể gây tổn thương thính giác. Báo cáo kết quả đo kiểm tra môi trường lao động ở Bộ Tư lệnh TTG năm 2012 tại Xưởng 32 cho thấy mức âm rất lớn từ 88,8-112,8dB và Trường Trung cấp kỹthuật là 87,5-117,3 dB tùy từng vị trí. Binh chủng TTG đã triển khai áp dụng một số các biện pháp phòng chống tiếng ồn cho bộ đội như đầu tư mua sắm các loại xe tăng thế hệ mới với nhiều cải tiến về công nghệ giảm thiểu được tiếng ồn, bố trí thời gian huấn luyện hợp lý có nhiều thời gian nghỉ để phục hồi chức năng thính giác, trang bị mũ và nút tai chống ồn khi hoạt động trên xe TTG. Năm 2003 Hồ Xuân An đã có báo cáo tiếng ồn do xe TTG phát ra từ 90-115 dB gây tỷ lệ GTL cho bộ đội là 12,5% [2]. Trên thực tế, các quân nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên thì việc kiểm tra sức nghe khi tuyển quân cũng như kiểm tra định kỳ hàng năm ở các đơn vị này chưa được chú trọng. Khi khám giám định thương tật cho bộ đội xuất ngũ cho thấy một số lượng đáng kể quân nhân nghe kém. Xuất phát từ đó và với các trang thiết bị mới hiện đại về thính học hiện nay, nghiên cứu này được tiến hành nhằm “Đánh giá tình trạng thính lực của bộ đội tăng thiết giáp”
Nguồn: https://luanvanyhoc.com