Nghiên cứu tổn hại sắc giác trên một số bệnh nhân glôcôm nguyên phát
Luận văn Nghiên cứu tổn hại sắc giác trên một số bệnh nhân glôcôm nguyên phát.Glôcôm là một bệnh phổ biến ở hầu hết các quốc gia, là nguyên nhân thứ 2 gây mù trên thế giới. Những tổn thương do bệnh glôcôm gây ra là vĩnh viễn không có khả năng phục hồi [1]. Vì vậy việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ mù do glôcôm.
Tổn thương đặc trưng của glôcôm là sự chết dần của các tế bào hạch võng mạc từ đó dẫn đến những thay đổi về hình thái học và chức năng thị giác như sự biến đổi của đầu dây thần kinh thị giác, tổn hại về thị trường và những rối loạn về cảm giác màu sắc. Trong đó rối loạn sắc giác thường xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Tổn hại sắc giác trong bệnh glôcôm lần đầu tiên được Bull mô tả vào năm 1883 [2]. Tiếp sau đó đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ bệnh glôcôm gây tổn hại sắc giác và thường được biểu hiện sớm. Có nhiều hình thức tổn hại sắc giác, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng tới các kích thích màu xanh lơ – vàng, đỏ – xanh lục, hoặc phân phối ngẫu nhiên trong thang mầu. Hầu hết các nghiên cứu sau này đều cho thấy tổn hại sắc giác trong bệnh glôcôm chủ yếu biểu hiện tổn thương trên thang màu xanh lơ – vàng [3],[4],[5].
Nghiên cứu của Kim (1993) đã sử dụng khám nghiệm Farnsworth Munsell 100 mầu và Neitz Anomaloscope để khảo sát mối liên quan giữa tổn hại sắc giác với bệnh glôcôm cho thấy tỷ lệ rối loạn sắc giác trên mắt bình thường, mắt có tăng nhãn áp và mắt bị glôcôm tương ứng là 20%, 25% và 78.1%. Trong những mắt có rối loạn sắc giác mức độ rối loạn ở mắt bị glôcôm trầm trọng hơn so với mắt bình thường và mắt có tăng nhãn áp. Tổn hại sắc giác trên mắt glôcôm chủ yếu biểu hiện trên trục mầu xanh lơ – vàng (84%) còn lại là không xác định được trục mầu tổn thương (16%) [6]. Theo nghiên cứu tiến cứu của Papaconstantinou (2009) trên 99 mắt của 56 bệnh nhân bị tăng nhãn áp và glôcôm giai đoạn sớm, sắc giác chủ yếu tổn hại trên trục màu xanh lơ – vàng (71%), chỉ có 5% tổn hại trên trục màu đỏ – xanh lục [7], số còn lại (24%) không có một trục màu nhất định (khuếch tán tổn thương).
Tại Việt Nam, vấn đề sắc giác chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tổn hại sắc giác trong bệnh glôcôm. Với mong muốn đánh giá một cách đầy đủ những rối loạn về sắc giác trên bệnh nhân glôcôm, từ đó có thể ứng dụng một cách rộng rãi khám nghiệm này trong chẩn đoán và phát hiện sớm glôcôm chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổn hại sắc giác trên một số bệnh nhân glôcôm nguyên phát” với 2 mục tiêu:
■ Mô tả đặc điểm tổn hại sắc giác của bệnh nhân glôcôm nguyên phát bằng khám nghiệm Farnsworth – Munsell 100 mầu.
■ Đánh giá mối liên quan giữa mức độ rối loạn sắc giác với một số
yếu tố.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sắc giác 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Các học thuyết về sắc giác 4
1.1.3. Cơ sở phân tử của sự thụ cảm ánh sáng 8
1.2. Bệnh mù mầu 14
1.2.1. Mù mầu bẩm sinh 14
1.2.2. Mù mầu mắc phải 16
1.3. Các phương pháp khám sắc giác 19
1.3.1. Khám nghiệm các tấm mầu 19
1.3.2. Khám nghiệm sắp xếp các ô mầu 21
1.3.3. Phương pháp dùng máy trộn mầu Anomaloscopes 24
1.3.4. Phương pháp chọn mầu 25
1.4. Cơ sở lý sinh ton thương sắc giác trong bệnh glôcôm 26
1.5. Những nghiên cứu về tổn hại sắc giác trong bệnh glôcôm 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu 34
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu 34
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 35
2.2.5. Cách thức tiến hành nghiên cứu 35
2.2.6. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 42
2.2.7. Cách thức thu thập số liệu 46
2.2.8. Xử lý và phân tích số liệu 46
2.2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài 46
Chương 3: KẾT QUẢ 47
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 47
3.2. Đặc điểm ton hại sắc giác 56
3.3. Mối quan hệ giữa rối loạn sắc giác với một số yếu tố liên quan 64
Chương 4: BÀN LUẬN 72
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 72
4.2. Đặc điểm tổn hại sắc giác 77
4.3. Mối liên quan giữa rối loạn sắc giác với một số yếu tố 82
KẾT LUẬN 90
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Lâm Hường, Vũ Thị Thái, Vũ Anh Tuấn, Đỗ Tấn, Bùi Thị Vân Anh, Hoàng Trần Thanh, Phạm Thu Thủy (2011), “Glôcôm”. Nhãn Khoa. Vol. 2. Nhà xuất bản Y học. 234 – 339.
2. Bull, O. (1883), “Bemerkungen uber Farbensinn unter verschiedenen physiologischen und pathologischen verhalt nissen”. Albrecht Von Graefes Arch Ophthalmol. 29: p. 71 – 116.
3. Drance, S. M., Lakowski, R., Schulzer, M., Douglas, G. R. (1981), “Acquired color vision changes in glaucoma. Use of 100-hue test and Pickford anomaloscope as predictors of glaucomatous field change”. Arch Ophthalmol. 99(5): p. 829-31.
4. Sample, P. A., Boynton, R. M., Weinreb, R. N. (1988), “Isolating the color vision loss in primary open-angle glaucoma”. Am J Ophthalmol. 106(6): p. 686-91.
5. Stefan, C., Rusu, D., Nenciu, A., Tebeanu, E. (2005), “Color vision in glaucoma”. Oftalmologia. 49(1): p. 17-21.
6. Kim, K. C., Yun, Y. S., Hong, Y. J. (1993), “Signiíicance of Farnsworth-Munsell 100 Hue Test and Anomaloscope on Acquired Color Vision Deíiciency in Glaucoma Patients”. Journal of the Korean Ophthalmological Society. 34(8): p. 771-776.
7. Papaconstantinou, D., Georgalas, I., Kalantzis, G., Karmiris, E., Koutsandrea, C., Diagourtas, A., Ladas, I., Georgopoulos, G. (2009), “Acquired color vision and visual field defects in patients with ocular hypertension and early glaucoma”. Clin Ophthalmol. 3: p. 251-7.
8. Nguyễn Xuân Nguyên (1996), “Sinh lý thị giác”. Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác. Nhà xuất bản Y học. 185 – 230.