Nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
Nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp.Bệnh động mạch ngoại vi đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thực hành lâm sàng do tỷ suất và tỷ lệ mắc cao cũng như hậu quả nặng nề của nó gây ra. Ở Mỹ, theo cuộc điều tra dinh dưỡng và sức khỏe năm 1999- 2000 ở 2174 người trên 40 tuổi, thấy tỷ lệ bệnh động mạch ngoại vi là 4,6% [1]. Ở Tây Ban Nha, theo điều tra dịch tễ học trên 3786 bệnh nhân trên 49 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh động mạch ngoại vi là 7.6% [2]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Nhật Minh (2016) nghiên cứu trên 248 bệnh nhân trên 59 tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội bệnh viện trường đại học Y dược Huế, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới là 16,94 % [3].
Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là loại bệnh lí thường gặp nhất trong nhóm bệnh lí động mạch ngoại vi. Không chỉ đơn độc là bệnh lí xơ vữa tại động mạch chi dưới mà nó còn có ý nghĩa tiên lượng và cảnh báo bởi thường có đi kèm với xơ vữa tại động mạch vành và động mạch não – là nguyên nhân gây tử vong cao. Theo Kallero (1985) tỷ lệ tử vong của BĐMCD là 8.0 % ở nam và 6.0 % ở nữ. Bản thân BĐMCD khi tiến triển nặng cũng đưa lại nguy cơ tàn phế, mất khả năng đi lại, ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Những hậu quả bệnh động mạch chi dưới đưa lại rất trầm trọng nhưng lại tiến triển thầm lặng, bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị bảo tồn, nhiều trường hợp tử vong do biến chứng tắc mạch nơi khác [4, 5]. Do đó, chẩn đoán sớm bệnh động mạch chi dưới là vấn đề quan trọng hàng đầu trong bối cảnh phương tiện điều trị hiện nay không nhiều hiệu quả khi phát hiện muộn.
Các yếu tố nguy cơ của BĐMCD đã được biết rất rõ, có thể kể đến tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Cho nên việc tầm soát BĐMCD cho người có tuổi đặc biệt người có kèm theo các yếu tố nguy cơ trên là rất cần thiết để có kế hoạch chăm sóc, điều trị sớm cho bệnh nhân. Phạm Chí Hiếu (2017) nghiên cứu trên 216 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa An Giang thấy có 26,9% bệnh nhân mắc BĐMCD [6].
Có nhiều phương pháp chẩn đoán BĐMCD như MRI động mạch chi dưới, chụp động mạch xóa nền, siêu âm Doppler mạch chi dưới, sử dụng chỉ số ABI… Tuy nhiên các phương pháp rẻ tiền, dễ tiếp cận, hiệu quả cao vẫn là đo chỉ số ABI và siêu âm Doppler động mạch chi dưới.
Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã khám, theo dõi và điều trị thường xuyên cho hơn 2.000 bệnh nhân đái tháo đường. Việc kiểm soát đường máu và một số chỉ số nguy cơ cũng như đánh giá và kiểm soát các biến chứng mạn tính của những bệnh nhân này tại đây ngày càng tốt. Bên cạnh đó, công cụ để tầm soát BĐMCD là máy đo xơ vữa động mạch VP -1000 plus, máy siêu âm doppler mạch máu được trang bị đầy đủ. Các bác sỹ sử dụng máy và đọc kết quả đều được đào tạo tốt. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về BĐMCD ở bệnh nhân đái tháo đườngtại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Do đó chúng tôi làm đề tài “Nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới thông qua chỉ số ABI ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp.
2. Xác định mối liên quan giữa các chỉ số của ABI với các yếu tố nguy cơ.
3. Xác định mối liên quan giữa các chỉ số siêu âm Doppler động mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm và dịch tễ học 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Dịch tễ học 3
1.2. Sơ lược về cấu trúc thành động mạch và giải phẫu động mạch chi dưới 4
1.2.1. Sơ lược về cấu trúc thành động mạch bình thường 4
1.2.2. Sơ lược về giải phẫu hệ động mạch chi dưới 5
1.3. Tổn thương giải phẫu bệnh và cơ chế bệnh sinh của bệnh động mạch chi dưới 7
1.3.1. Tổn thương giải phẫu bệnh 7
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh 8
1.4. Tiến triển và biến chứng của bệnh động mạch chi dưới 10
1.5. Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ khác của BĐMCD 10
1.5.1. Đái tháo đường 10
1.5.2. Các yếu tố nguy cơ khác 11
1.6. Chẩn đoán 13
1.6.1. Lâm sàng 13
1.6.2. Cận lâm sàng 16
1.7. Điều trị 21
1.7.1. Nguyên tắc chung 21
1.7.2. Điều trị nội khoa 21
1.7.3. Can thiệp động mạch qua da 22
1.7.4. Điều trị ngoại khoa 23
1.7.5. Chỉ định theo dõi và điều trị theo giai đoạn 23
1.8. Các nghiên cứu về tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường 24
1.8.1. Trên thế giới 24
1.8.2. Tại Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Thời gian và địa điểm 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 26
2.2.2. Tiêu chẩn loại trừ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Chọn mẫu 26
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 27
2.3.4. Các biến số nghiên cứu 27
2.4. Xử lí số liệu 29
2.5. Đạo đức nghiên cứu 29
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ 30
3.1. Đặc điểm chung 30
3.2. Đặc điểm về chỉ số ABI 30
3.2.1. Đặc điểm ABI ở nhóm nghiên cứu 30
3.2.2. Mối liên quan giữa ABI và một số nguy cơ bệnh động mạch chi dưới 31
3.3. Đặc điểm siêu âm Doppler động mạch chi dưới 33
3.3.1. Đặc điểm siêu âm Doppler động mạch chi dưới của nhóm nghiên cứu 33
3.3.2. Liên quan giữa tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm Doppler với một số yếu tố nguy cơ 34
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 35
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng câu hỏi của Endinburg chẩn đoán đau cách hồi 14
Bảng 1.2. Phân loại mức độ hẹp theo Jager 19
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 30
Bảng 3.2. So sánh ABI ở bên phải bà bên trái 30
Bảng 3.3. ABI ở hai giới 31
Bảng 3.4. ABI ở các nhóm tuổi 31
Bảng 3.5. Liên quan ABI với tuổi và giới 31
Bảng 3.6. Liên quan ABI với một số yếu tố nguy cơ khác 32
Bảng 3.7. Liên quan ABI với thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường 32
Bảng 3.8. Liên quan ABI với mức độ kiểm soát đường máu 33
Bảng 3.9. Đặc điểm siêu âm Doppler động mạch chi dưới 33
Bảng 3.10. Liên quan giữa tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm và một số yếu tố nguy cơ 34
Nguồn: https://luanvanyhoc.com