Nghiên cứu tổn thương phần mềm trên nạn nhân tai nạn giao thông
Luận văn Phân tích đặc điểm hình thái học tổn thương phần mềm đối với các nạn nhân bị tai nạn giao thông.Nước ta là một nước đang phát triển,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển các phương tiện giao thông cũng tăng cả về số lượng và chủng loại. Mặc dù, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển khá mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa theo kịp và đáp ứng được với nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông. Mặt khác, do ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn ở mức kém, hiểu biết chungvề luật an toàn giao thông còn mù mờ và rất nhiều nguyên nhân khác… Vì vậy trong những năm gần đây, tai nạn giao thông ngày càng tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Trên thế giới, trung bình hàng năm có hơn 1 triệu người chết vì tai nạn giao thông, thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông khoảng 518 tỷ đôla Mỹ. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia(UBATGTQG), trong năm 2014, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.996 người, bị thương 6.265 người gây tổn thất kinh tế rất nặng nề [1].
Sự gia tăng về số vụ tai nạn, số lượng người chết, bị thương và tổn thất nặng nề về kinh tế đã trở thành vấn đề thực sự cấp bách cho cả xã hội. Đảng và nhà nước đã để ra những chủ trương, chính sách mới nhằm giải quyết, giảm bớt số lượng vụ tai nạn giao thông như thành lập UBATGTQG và các địa phương trên toàn quốc, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông tại các trường học, truyền hình, báo chí.
Cùng với sự gia tăng về số lượng vụ tại nạn giao thông thì mức độ tổn thương về con người trong các vụ việc cũng ngày càng phức tạp hơn. Các tổn thương đa số là nặng ,nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể thành bệnh cảnh đa chấn thương dẫn đến nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, để lại những di chứng nặng nề, phức tạp ảnh hưởng chức năng,khả năng lao động, chất lượng cuộc sống và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu tổn thương phần mềm trên nạn nhân tai nạn giao thông” với mục tiêu:
Phân tích đặc điểm hình thái học tổn thương phần mềm đối với các nạn nhân bị tai nạn giao thông.
KẾT LUẬN Nghiên cứu tổn thương phần mềm trên nạn nhân tai nạn giao thông
Qua nghiên cứu 80 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông được giám định tạikhoa giải phẫu bệnh và pháp y bệnh viện Việt Đức trong năm 2014 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tổn thương phần mềm ở những nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau trong đó:
– Các vết sây sát da, bầm tụ máu, rách da là những tổn thương phần mềm chính hay gặp trong tai nạn giao thông. Trong đó sây sát da, bầm tụ máu xuất hiện hầu hết các nạn nhân.(Số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi là: sây sát da 100%, bầm tụ máu 78.75%, rách da 67.50%).
– Vị trí loại tổn thương sây sát da, bầm tụ máu hay xuất hiện ở các chi, sau đó là khu vực đầu – mặt – cổ.
2. Chấn thương sọ não là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với các nạn nhân bị tai nan giao thông (số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi làm 42.50%)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ủy Ban an toàn giao thông quốc gia (2015), “ Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam”, Hà Nội.
2. Ủy Ban an toàn giao thông quốc gia (2000), “ Hội thảo về tình tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam” Hà Nội.
3. WHO Mortality Database (2002), “ WHO mortality statistics.” Geneva, World health Organization.
4. Penden M, McGee K, Sharma G (2002), “ The injury chart book : a grapphical overview of the global burden of injuries.” Geneva, World Health Organization.
5. Jacobs G, Aeron – thomas A, Astrop A (2000), “ Estingmating global road fatalities.” Crow thorne, Transport Reseacarch Laboratory.
6. Tranffic safety facts (2004), “ A compilation of motor vehiele crash data from the fatality analysis reporting system and the genneral estimates system.” Washington, DC, Nationnal highway traffic safety administration, National center for statistics and analysis.
7. Kopits E, Cropper M (2003), “ Traffic fatalities and economic growth”. Washington, DC, The World Bank.
8. Siefel John (2004), “ Motor vehicle crash injury research” UMDNJ Rescarch,5-2.
9. Linh C. Le, Cuong V. Pham, Michael J.Linna et al (2002), “ VietNam profile on traffic relate injury: Facts and figures frome recent studies and their implications fod road trafiic injury policy” presented ad road traffic injuries and health equity conference – Cambridge, Massachusettes, USA, April 10 -12.
10. Nguyễn Phúc Cương (2000), Bài giảng y pháp tai nạn giao giao thông, Đại học Y Hà Nội.
11. Đinh Gia Đức (1986), Tai nạn giao thông, Luận án tiến sỹ pháp y, Praha.
12. Trần Văn Liễu (1991), Bài giảng Y pháp – NXB Y học – Hà Nội.
13. Cam F.E (1956) , “ Injuries sustained by motorcyclists “ practical Forensic medicine, Hutchinson’s medical publication Ltd, pp 239 – 348.
14. Eckert. W. G (1985), Crash injuries on the road “ Medicolegal investigation of Death, Springfield III, Charles. H. Thomas Publisher, 1995, pp 853 – 63.
15. Phùng Ngọc Hòa, Bài giảng ngoại khoa tập II, Đại học Y Hà Nội.
16. Lưu Sỹ Hùng, Bài giảng Y pháp , Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Chỉnh (1995) “ Một số nhận xét về đặc điểm dịch tễ trong tai nạn giao thông đường bộ ở Hải Phòng trên 440 nạn nhân” Tạp chí Y học Việt Nam sô 10 (197) tr 36 – 40.
18. Đinh Gia Đức (1999), Bài giảng Y pháp tai nạn giao thông, Đại học Y Hà Nội.
19. Kiều Đình Hưng (1990), Nhận xét lâm sàng và giải phẫu bệnh chấn thương sọ não do tai nạn giao thông ở bệnh viện Việt Đức trong 3 năm 1996 – 1998, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội tru bệnh viện khóa 14, Đại học Y Hà Nội.
20. Nguyễn Thế Hào (1992), Góp phần chẩn đoán xử trí sớm máu tụ dưới màng cứng do chấn thương sọ não, Luận án thạc sĩ Y khoa khóa I – Đại học Y Hà Nội.
21. Dương Chạm Uyên (1998) – Đồng Văn Hệ – Nguyễn Đức Hiệp (1998), “ Nghiên cứu dịch tễ học CTSN do TNGT đường bô ở khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức Hà Nội” Hội thảo các tỉnh phía Bắc về phòng chống TNGT đường bộ 1998 – Hà Nội, tr 19 – 25.
22. Dương Chạm Uyên (1991), Góp phân chẩn đoán và xử lý sơm tụ máu ngoài màng cứng do CTSN kin. Luận án tương đương Phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Ủy ban an toàn giao thông quốc (2000), “ Hội thảo về tình hình tai nạn giao thông do mô tô – xe máy ở Việt Nam” , Hà Nội.
24. Chao Tzee Cheng (1995) “ An overview of the year 1995” Annual report, institute of science and forensic medicine – Singapore.
25. McCoy G.F, Johnstone R.A, Neslson I.A et al (1989) A review of fatal road traffic accidents in Oxfordshire over a 2 year period. Injury 20, pp 65 – 71.
26. Silva J.F (1975), “Review of patients with multiple injuries treated at university hospital,Kuala Lumpur” The Journal of Trauma, 24(6) pp 526 – 530.
27. Anderson I.D, Woodford M, De Dombal T et al (1988) “ An restrospective study of 1000 deaths from injury in England and wales” . Med, J.296, 1035.
28. Evans . L (1995) “ traffic safety and theo driver” . The 14th World congressof the international assciation for accident and traffic medicine, Singapore.
29. Graeme J. (1996), “ The role of the coroner in injury control” , Forensic – sci – int 1996, Melbourne, pp 9 – 12.
30. Wang – Cs.Chou – p (1997), “An analycis of unnatural dealths between 1990 – 1994 in A – Lein, Taiwan” Injury 1996, apr, 28(3), pp 203 – 208.
31. Honkanen R and Smith G (1991) “ Impact of acute alcohol intoxication on pattern of non – fatal trauma : Cause – specific analysis of head injury effect” , Injury 22(3) pp 225 – 229.
32. Luna G.K , Maier R.V et al (1984), “ The influence of ethanol intoxication on outcome of injured motorcyclists” Journal of Trauma 24, pp 695 – 700.
33. Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự (1998), “ Góp phần nghiện cứu tai nạn giao thông ở người sử dụng xe máy” Tạp chí y học thực hành số 10 / 1999 tr 27 – 34 NXB Y học – Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Thái và cộng sự (1992), “ nhận xét về tai nạn giao thông tại bệnh viện trung ương Huế năm 1992” tập san Ngoại khoa 4 (23) tr 22 – 25 – Tổng hội Y dược học Việt Nam.
35. Fierro M.F, Ongley J.P (1990) , “ Blunt force injuries”, Hand book of forensic pathology, college of Americanpathology, 21,pp 172 – 179.
36. Spitz W.U (1990), “ The traffic accident vitim”, Hand book of Forensic pathology,23,pp 192 – 196.
37. Sadler D.W (1999), “ Would and Trauma”, LLB Forensic Medical course, University of Dundes pp 5 – 21.
38. Nguyễn Sỹ Lánh (2000), Nghiên cứu đặc điểm những dấu vết tổn thương do bánh xe lăn qua cơ thế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
39. Trần Văn Liễu (1991), Bài giảng y pháp – NXB Y học – Hà Nội.
40. McSwain N.E (1997), “Medical consequeces of motocycle Helmet nousage” The Journal of Trauma 24(3) pp 233 – 236.
41. Walker W,S, Byrnes D.P, Alastair C.J er al (2001), “ Text book of sugical emergancies” Blackwell science Ltd, New York – USA.
42. Lưu Sỹ Hùng (2001), “ Nghiên cứu tổn thương và một số nguyên nhân của 206 trường hợp tử vong do tai nạn xe máy trong giám định y pháp”
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và Việt Nam 3
1.2 Các yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông 5
1.3 Cơ chế hình thành thương tích 6
1.4 Bản chất mô bị tổn thương 7
1.5 Định nghĩa vết thương phần mềm 8
1.6 Phân loại vết thương phần mềm 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tương nghiên cứu: 14
2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng: 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1. Phân bố về tuôi và giới của nạn nhân 16
3.2. Thời gian xảy ra tai nạn theo giờ 17
3.3. Thời gian xảy ra tai nạn theo tháng 18
3.4. Khu vực xảy ra tai nạn 18
3.5. Các loại hình tai nạn 19
3.6. Tổn thương phần mềm 20
3.7. Nguyên nhân tử vong 23
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 28
4.1 Phân bố về tuôi và giới của nạn nhân: 28
4.2 Thời gian xảy ra tai nạn giao thông 29
4.3 Nơi xảy ra tai nạn
4.4 Loại hình tai nạn 32
4.5 Tổn thương phần mềm 33
4.6. Nguyên nhân tử vong: 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCS : Chấn thương cột sống
CTSN : Chấn thương sọ não
TH : Trường hợp
TNGT :Tai nạn giao thông
TNOT-OT : Tai nạn ôtô – ôtô
TNOT-XM : Tai nạn ôtô – xe máy
TNXMTG : Tai nạn xe máy tự gây
TNXM-XM : Tai nạn xe máy- xe máy
UBATGTQG : Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các loại hình tai nạn 19
Bảng 3.2: Thương tích 20
Bảng 3.3.Tổn thương phần mềm và loại hình tai nạn 21
Bảng 3.4: Phân bố tổn thương phần mềm của các nạn nhân 22
Bảng 3.5: Nguyên nhân tử vong 23
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 : phân bố về tuổi và giới các nạn nhân 16
Biểu đồ 3.2: Thời gian xảy ra tai nạn theo giờ 17
Biểu đồ 3.3: Thời gian xảy ra tai nạn theo tháng 18
Biểu đồ 3.4. Khu vực xảy ra tai nạn 18
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1: Vết sây sát da vùng gối và mặt trước cẳng chân trái 24
Ảnh 3.2: Vết sây sát da bầm tụ máu vùng cổ 24
Ảnh 3.3 : Vết bầm tụ máu vùng thắt lưng trái 25
Ảnh 3.4 : Vết rách da vùng trán 25
Ảnh 3.5 : Vết lóc da vùng trán – thái dương 26
Ảnh 3.6 : Hình ảnh dập nát , biến dạng cẳng chân trái 26
Ảnh 3.7 : Vết vân lốp vùng bụng 27