NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở TRẺ THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định tần suất các mức độ tổn thương thận cấp (TTTC) theo pRIFLE và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân nặng thở máy tại khoa HSCC. Phương pháp nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên 184 bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) bệnh viện Nhi Trung ương từ 4/2010 đến 10/2010 kết quả tần suất tổn thương thận cấp chiếm 53%, nhóm dưới 12 tháng tuổi chiếm 73,3%, Phân loại TTTC theo pRIFLE mức R 27,8%, mức I chiếm 43,3) và mức F chiếm 28,9%.thời gian TTTC thường từ 1 đến 3 ngày (85,7%), theo mức độ TTTC thì mức R chủ yếu trong 1 ngày (81,5%) mức I từ 1 đến 3 ngày (88,1%) và mức F thường trên 3 ngày (82,1%). Một số yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, tim bẩm sinh, suy tuần hoàn, suy gan, rối loạn đông máu. Các yếu tố :mức độ hôn mê, nhiễm khuẩn bệnh viện và việc sử dụng kháng sinh nhóm aminoglucozid chưa thấy có nguy cơ gây TTTC. Từ đó có thể kết luận, cần theo dõi creatinin máu ở bệnh nhân nặng tại HSCC để chẩn đoán sớm TTTC.
Tổn thương thận cấp (TTTC) hay suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách đột ngột và nhất thời do tổn thương thận làm mất khả năng điều hòa số lượng và thành phần nước tiểu để duy trì tình trạng nội môi dẫn đến tăng creatinin và ure máu. TTTC là tình trạng lâm sàng thường gặp trong các khoa HSCC chiếm từ 30,6 – 82% [3, 6, 8]. Từ năm 2004, Bellomo đã giới thiệu và áp dụng phân loại mức độ TTTC theo bảng RIFLE [4]. Đến năm 2007, Akcan-AriKan đã cải tiến để áp dụng chẩn đoán bệnh cho trẻ em [3].
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về TTTC (AKI) ở trẻ em theo pRIFLE, những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa HSCC thường phải thở máy. Vì v ậy nhằm góp phần chẩn đoán và điều trị sớm để giảm tỷ lệ tử vong, đề tài được thực hiện với mục tiêu:
1. Xác định tần suất các mức độ tổn thương thận cấp theo phân loại pRIFLE ở trẻ thở máy điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương.
thương thận cấp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Các bệnh nhân nặng thở máy điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 04 đến 10/2010, tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Loại trừ các bệnh nhân không phải thở máy (bóp bóng; CPAP) và những bệnh thận từ trước như: viêm cầu thận mạn, đái tháo đường biến chứng thận và những bệnh nhân vào HSCC trong tình trạng ngừng tuần hoàn, chết não hoặc tử vong < 24 giờ.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích